Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi nhánh Tân Bình (Trang 71 - 77)

•Hoạt động huy động vốn của VAB – Chi nhánh Tân Bình trong thời gian vừa qua chủ yếu nhắm vào việc cạnh tranh lãi suất, đối phó theo tình hình thị trường.

Vì vậy, LS huy động của VAB – Chi nhánh Tân Bình luôn ở mức cao so với các NH khác. Duy trì chính sách lãi suất như vậy có lợi ích là giúp VAB – Chi nhánh Tân Bình cạnh tranh được với các NH khác, thu hút được nhiều vốn, tuy nhiên, mặt trái của chính sách lãi suất là làm cho chi phí lãi của VAB – Chi nhánh Tân Bình tương đối khá cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH.

•Mạng lưới phòng giao dịch của VAB - Chi nhánh Tân Bình chưa rộng khắp trong khu vực và các vùng lân cận. Hiện nay, số lượng phòng giao dịch của NH là 5 điểm giao dịch. Tuy nhiên, các phòng giao dịch của NH chỉ tập trung chủ yếu ở những khu vực gần quận Tân Bình, các quận khác rất ít và hầu như không có phòng giao dịch của VAB – Chi nhánh Tân Bình nhất là những khu vực quận 1, quận 4, khu dân cư Phú Mỹ Hưng đời sống dân cư sung túc hơn. Mặt khác, hiện nay đã có rất nhiều NH đã nhảy vào chiếm lĩnh thị phần béo bở này.

•VAB – Chi nhánh Tân Bình quá chú trọng việc mở rộng các đối tượng cho vay, đơn giản hóa các thủ tục cho vay, quy trình giải quyết các thủ tục, chấm điểm xét duyệt cho khoản vay khá đơn giản và chỉ sau hai ngày làm việc, tuy ưu việt đối với khách hàng nhưng mặt trái là làm cho đầu ra của nguồn vốn huy động không chất lượng, tỷ lệ nợ xấu trong năm 2008 tăng lên cao, với tỷ lệ là 1.80%, tuy năm 2009 tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn còn cao 1.31%.

•Nếu xét trên thị trường tài chính ở địa bàn quận Tân Bình và các vùng lân cận thì thương hiệu VAB nói chung và VAB – Chi nhánh Tân Bình nói riêng chưa thực sự quen thuộc với mọi người. Khi gửi tiền vào NH, bên cạnh việc xem xét lãi suất của các NH thì khách hàng sẽ quan tâm đến những NH quen thuộc, lâu năm, có uy tín trên thị trường để đảm bảo đồng vốn của mình. Mặc dù những năm qua, VAB nói chung và Chi nhánh Tân Bình nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt nhưng thương hiệu của VAB nói chung và Chi nhánh Tân Bình nói riêng vẫn chưa thực sự trở thành thương hiệu quen thuộc, gần

gũi với thị trường như các thương hiệu: Vietcombank, Sacombank, Đông Á.

•Các sản phẩm huy động vốn của NH dành cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp chưa đa dạng, phong phú như các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân, vì thế trong lĩnh vực huy động vốn, VAB – Chi nhánh Tân Bình chưa khai thác tốt đối tượng khách hàng doanh nghiệp để mang lại nhiều nguồn thu nhập cho NH, điển hình là tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCKT trong tổng nguồn vốn huy động không cao, luôn thấp hơn tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư, mà theo kinh nghiệm các nước, nguồn vốn huy động từ các TCKT là nguồn vốn tối ưu nhất so với các nguồn vốn khác trong NH. Ngoài ra, VAB - Chi nhánh Tân Bình phải chịu sự điều hòa của Ngân hàng TMCP Việt Á. Các hình thức huy động vốn của Chi nhánh còn bị hạn chế dẫn đến khó đáp ứng nhu cầu đầu tư cho vay.

•Công tác về nguồn nhân lực của VAB – Chi nhánh Tân Bình chưa được chú trọng đúng mức:

ÜChính sách đãi ngộ cho nhân viên chưa thỏa mãn, lương thưởng chưa cạnh tranh.

ÜMôi trường làm việc chưa tốt gây chán nản cho nhân viên làm cho các nhân viên trong CN Tân Bình cứ thay phiên nhau thay đổi chi nhánh, phòng giao dịch làm việc hoặc chuyển sang NH khác ảnh hưởng đến năng suất làm việc.

ÜSự bất hợp lý trong phân phối nhân sự: có phòng hành chính chỉ có một vài nhân viên làm việc. Nhân viên phải làm quá nhiều công việc gây mệt mỏi, chán nản,...

ÜViệc đào tạo nhân viên còn mang tính hình thức.

•Mặc dù là một trong những NH đi đầu trong công nghệ thông tin nhưng cơ sở vật chất để phục vụ hệ thống còn cũ kỹ. Hệ thống thông tin hay rơi vào tình trạng nghẽn mạch do số lượng truy cập khá lớn hoặc trục trặc kỹ thuật khiến giao dịch trễ, gây phiền hà cho khách.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương này đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạn hoạt động huy động vốn tại VAB - Chi nhánh Tân Bình thông qua hệ thống các chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu, chi phí lãi, lãi suất và rủi ro liên quan đến việc huy động vốn.

Qua quá trình phân tích, ta thấy, đặt trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế với nhiều tác động bất lợi do ảnh hưởng hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sự tăng trưởng của VAB - Chi nhánh Tân Bình là một thành tựu đáng kể mà không phải chi nhánh nào nói riêng cũng như NH nào nói chung cũng làm được. VAB - Chi nhánh Tân Bình đã không ngừng gia tăng nguồn vốn huy động qua các năm, đảm bảo cho các hoạt động sử dụng vốn của NH, từ đó duy trì tốc độ tăng lợi nhuận ngày càng cao. Đó là kết quả của quá trình không ngừng hoàn thiện bộ máy, năng lực quản trị rủi ro và chính sách kinh doanh nhằm củng cố năng lực vượt qua hậu quả khủng hoảng.

Tuy nhiên, VAB - Chi nhánh Tân Bình vẫn còn mắc phải một số hạn chế như nguồn vốn huy động đa phần có kỳ hạn ngắn, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm nhạy cảm với lãi suất trong tổng nguồn vốn huy động cao, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCKT thấp,... đẩy chi phí huy động vốn của VAB - Chi nhánh Tân Bình tăng khá cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận, gây áp lực tìm kiếm đầu ra cho nguồn vốn huy động.

Những tồn tại này xuất phát nhiều từ nguyên nhân khách quan của nền kinh tế và trong nội tại NH như: LS huy động khá cao, thương hiệu NH chưa mạnh, vấn đề nhân sự chưa được chú trọng đúng mức, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu,... Do đó, VAB - Chi nhánh Tân Bình cần tiếp tục khắc phục, cải thiện những thiếu sót để việc huy động vốn đạt được hiệu quả tốt hơn, nhất là trong môi trường hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP VAØ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HAØNG TMCP VIỆT Á - CHI NHÁNH TÂN BÌNH 4.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA VAB - CHI NHÁNH TÂN BÌNH ĐẾN NĂM 2012

Mục tiêu phát triển của VAB – Chi nhánh Tân Bình năm 2010 thể hiện qua các tiêu chí tài chính sau:

•Tổng tài sản đến cuối năm 2010 dự kiến đạt 1,160,000 triệu đồng, tăng 15.16% so với năm 2009.

•Tổng nguồn vốn huy động dự kiến đạt 1,079,770 triệu đồng, tăng 22% so với năm 2009.

•Tổng dư nợ tín dụng đến cuối năm 2010 dự kiến đạt 1,068,970 triệu đồng, tăng 9% so với năm 2009. Trong đó, dư nợ tín dụng không vượt quá 2.5%.

•Duy trì mức lợi nhuận trước thuế năm 2010 là 21,600 triệu đồng, tăng 34% so với năm 2009.

•Tiếp tục gia tăng quy mô vốn và các quỹ dự kiến đến năm 2010 đạt 21,600 triệu đồng, tăng 34% so với năm 2009.

•Duy trì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – Tỷ lệ ROE năm 2010 đạt 15%.

•Duy trì lợi nhuận trên tổng tài sản – Tỷ lệ ROA đến năm 2010 là 1.86%.

•Tiếp tục mở rộng mạng lưới phòng giao dịch hoạt động phủ đầy các nơi trên thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến mở thêm 6 phòng giao dịch, số lượng cán bộ nhân viên gia tăng dự kiến là 252.

•Ứng dụng công nghệ hiện đại hóa NH: triển khai và khai thác thêm hiệu quả các hệ thống T-risk (Hỗ trợ công tác kiểm soát rủi ro NH), ARC-CRM (Hỗ trợ việc thu hút khách hàng mới, duy trì khách hàng hiện tại), hệ thống hỗ trợ bảo mật an ninh theo ISO 27001, kiểm toán hàng đầu thế giới Ernst & Young.

Kế hoạch kinh doanh năm 2010 với các định hướng ưu tiên là: Củng cố hệ thống, nâng cao hệ thống giám sát và quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành trên chi nhánh đảm bảo tăng trưởng an toàn, bền vững. Tạo đột phá trong chiến lược NH bán lẻ một cách đồng bộ trên địa bàn trọng điểm đã lựa chọn. Thúc đẩy quá trình cá biệt hóa trong xây dựng các chính sách kinh doanh, chính sách khách hàng với ba nhóm phân khúc khách hàng doanh nghiệp cụ thể (Nhóm khách doanh nghiệp lớn, nhóm các khách hàng doanh nghiệp trung bình, nhóm các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể) được triển khai với các chương trình cụ thể cùng với các kế hoạch đầu tư và nhân sự chi tiết là một bước quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược 5 năm của VAB – Chi nhánh Tân Bình. Đặc biệt, việc mở rộng cơ sở khách hàng thông qua các chương trình marketing, xúc tiến khách hàng,... tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh hơn nữa chiến lược phát triển trong các năm tiếp theo, tạo ra hiệu quả hoạt động kinh doanh cho NH và giá trị các cổ đông trong tương lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010 sẽ là năm trọng điểm, đẩy nhanh các chương trình hoàn thiện bộ máy, năng lực quản trị rủi ro và chính sách kinh doanh nhằm củng cố năng lực vượt qua mọi hậu quả khủng hoảng, tiếp tục duy trì sự phát triển bền vững, tiến tới hoàn thành xuất sắc kế hoạch 05 năm 2006 – 2010.

Việc thực hiện các mục tiêu đặt ra của năm 2010 sẽ là một bước tiến quan trọng của VAB - Chi nhánh Tân Bình tiến đến hoàn thiện kế hoạch 05 năm 2006 – 2010 và khẳng định vị trí dẫn đầu của ngân hàng trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Á trong chiến lược dài hạn đến năm 2012.

Như vậy, với việc thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh 2010 theo các chiến lược định hướng dài hạn đã đề ra, VAB - Chi nhánh Tân Bình sẽ đạt tới:

•Một NH với hình ảnh an toàn, thuận tiện và thân thiện với khách hàng.

gói tại các địa điểm lớn trên thành phố Hồ Chí Minh.

•Một ngân hàng với chính sách khách hàng riêng biệt và có những sản phẩm dịch vụ chủ đạo nổi bật, dẫn đầu trong từng phân khúc khách hàng: nhóm phân khúc khách hàng cá nhân, nhóm phân khúc khách hàng doanh nghiệp.

•Một ngân hàng với hình ảnh vững chắc và tiềm năng với nhà đầu tư.

•Hình ảnh một ngân hàng chuyên nghiệp và thách thức đối với người lao động chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi nhánh Tân Bình (Trang 71 - 77)