Phân tích chi phí bình quân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi nhánh Tân Bình (Trang 60 - 62)

Bảng 3.6: CHI PHÍ BÌNH QUÂN CỦA VAB – CHI NHÁNH TÂN BÌNH TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2009

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu / Năm 2007 2008 2009

Nguồn vốn huy động 166,137 537,574 885,057

Chi phí lãi huy động 17,778 59,868 59,248

Chi phí phi lãi 5,674 19,655 27,739

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, VAB – Chi nhánh Tân Bình

Từ bảng 3.6 cho thấy cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động qua các năm, chi phí lãi và chi phí phi lãi liên tục có xu hướng tăng lên. Để xác định chi phí huy động vốn có tăng trưởng phù hợp với sự biến động của lãi suất huy động hay không, ta tiến hành xác định chi phí huy động bình quân như sau:

Chi phí lãi bình quân năm 2007 = Tổng chi phí lãi / Tổng nguồn vốn huy động = 17,778 / 166,137 = 0.1070 = 10.70%

Chi phí huy động bình quân năm 2007 = Tổng chi phí lãi và chi phí phi lãi / Tổng nguồn vốn huy động = (17,778 + 5,674) / 166,137 = 0.1412 = 14.12%

ư Như vậy, trong năm 2007 để mua một đồng tiền gửi bình quân, NH phải bán 0.1412 đồng chi phí, trong đó chi phí lãi bình quân là 0.1070 đồng và chi phí phi lãi bình quân là 0.0342 đồng.

Chi phí lãi bình quân năm 2008 = Tổng chi phí lãi / Tổng nguồn vốn huy động = 59,868 / 537,574 = 0.1114 = 11.14%

Chi phí huy động bình quân năm 2008 = Tổng chi phí lãi và chi phí phi lãi / Tổng nguồn vốn huy động = (59,868 + 19,655) / 537,574 = 0.1479 = 14.79%

ư Trong năm 2008, để huy động được một đồng vốn, NH phải mất 0.1479 đồng chi phí, với chi phí lãi bình quân là 0.1114 đồng và chi phí phi lãi bình quân là 0.0365 đồng. Như vậy, so với năm 2007, để huy động thêm một đồng vốn NH phải mất thêm 0.0067 đồng, tăng 4.75% so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến chi phí huy động tăng vì nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007, làm tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn huy động tăng lên đáng kể, mà chi phí bỏ ra để thu hút nguồn vốn từ dân cư cao hơn so với các nguồn khác, vì thế chi phí để huy động một nguồn vốn năm 2008 tăng so với năm 2007, một nguyên nhân nữa là lãi suất năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007 do cuộc chạy đua lãi suất giữa các NH vào nửa đầu năm 2008 nâng lãi suất huy động lên đỉnh điểm là 15%.

Chi phí lãi bình quân năm 2009 = Tổng chi phí lãi / Tổng vốn huy động = 59,248 / 885,057 = 0.0669 = 6.69%

Chi phí huy động bình quân năm 2009 = Tổng chi phí lãi và chi phí phi lãi / Tổng nguồn vốn huy động = (59,248 + 27,739) / 885,057 = 0.0983 = 9.83%

ư Trong năm 2009, để huy động được một đồng vốn, NH phải mất 0.0983 đồng chi phí bao gồm: 0.0669 đồng chi phí lãi bình quân và 0.0314 đồng chi phí phi lãi bình quân. Như vậy, so với năm 2008 thì chi phí lãi năm 2009 giảm 0.0496 đồng, giảm 33.54% so với năm 2008. Nguyên nhân là do trong năm 2009 nguồn vốn huy động từ các TCKT tăng mạnh mà tiền gửi của các TCKT chủ yếu là tiền gửi thanh toán nên lãi suất huy động thấp, trong khi đó tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư lại giảm đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động góp phần làm cho chi

phí lãi để huy động vốn giảm. Một nguyên nhân khác đó là do sự biến động lãi suất năm 2009 so với năm 2008 nên lãi suất huy động bình quân của năm 2009 giảm so với năm 2008 do đó làm cho chi phí lãi huy động ở cả kỳ hạn ngắn và dài đều giảm.

Như vậy, chi phí huy động một đồng vốn tiền gửi trong từng năm đều tương đối phù hợp với mức biến động lãi suất và cơ cấu nguồn vốn huy động trong năm đó. Bên cạnh đó, chi phí lãi bình quân của VAB – Chi nhánh Tân Bình luôn nhỏ hơn chi phí huy động bình quân là hoàn toàn phù hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi nhánh Tân Bình (Trang 60 - 62)