Giải pháp giảm thiểu rủi ro thanh khoản trong huy động vốn vào thời kỳ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi nhánh Tân Bình (Trang 82 - 83)

còn ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế

Những dấu hiệu khó khăn năm 2008 dẫn đến tình trạng căng thẳng về mặt thanh khoản của các NHTM nói chung và VAB – Chi nhánh Tân Bình cũng ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh các NH trong nước khan hiếm vốn thì các chi nhánh NH nước ngoài vẫn có vốn để đáp ứng nhu cầu sử dụng, thậm chí còn có vốn để cho vay trên thi trường liên NH với LS cao.

Ta sẽ phân tích sự khác biệt này để học hỏi kinh nghiệm của các NH nước ngoài từ đó áp dụng phù hợp với VAB – Chi nhánh Tân Bình. Thực vậy, sự khác biệt là các NH nước ngoài ưu tiên hàng đầu của họ là phát triển nguồn vốn bền vững thay vì tín dụng như các NH trong nước. Để có nguồn vốn bền vững thì NH trước hết phải dựa vào nguồn vốn huy động từ dân cư và các TCKT, đặc biệt là khách hàng có dòng lưu chuyển tiền lớn như xăng, dầu, điện, thương mại,... thay vì dựa vào nguồn vốn thị trường liên NH.

Các NH nước ngoài luôn huy động được một lượng vốn nhàn rỗi rất lớn với chi phí thấp từ khách hàng của họ. Điều này giúp cho họ có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu giải ngân cho chính khách hàng của họ. Ngoài ra, điều này cũng giúp họ có vốn để cung cấp cho thị trường liên NH với lãi suất rất cao trong thời gian qua. Chính sách này có thể không mang lại lợi nhuận lớn như các NHTMCP, nhưng nó luôn đảm bảo sự phát triển ổn định và thỏa mãn được nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Để có nguồn vốn ổn định, các NH nước ngoài đã xây dựng cho mình một chính sách phát triển hợp lý trên cơ sở cân đối giữa dư nợ và nguồn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, họ xây dựng một đội ngũ nhân viên giỏi về hoạt động marketing và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Những nhân viên này luôn

chủ động để biết được kế hoạch kinh doanh sắp tới của khách hàng như kế hoạch vay vốn, trả nợ, thanh toán tiền hàng, mua bán ngoại tệ. Điều này giúp NH chủ động về mặt nguồn vốn trước khi giao dịch xảy ra, tánh được tình trạng khi xuất hiện nhu cầu vốn cho khách hàng vay mới lo đi tìm nguồn vốn, phải vay trên thị trường liên NH với chi phí cao. Các nhân viên này cũng được tiếp cận nhiều thông tin, giúp họ có khả năng dự báo được xu hướng thị trường.

Một yếu tố nữa giúp các NH nước ngoài giảm được rủi ro thanh khoản là nợ quá hạn, nợ xấu của họ thường rất thấp so với các NHTMCP Việt Nam, các khoản nợ thường được thanh toán đúng hạn. Có được điều đó là do khoản vay của họ thường được lựa chọn kỹ, được quyết định trên cơ sở các tiêu chí của thị trường, và ít khi bị chi phối bởi yếu tố chủ quan của cán bộ tín dụng.

Trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì những kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản của các NH nước ngoài trên đây có thể là một kinh nghiệm mà VAB – Chi nhánh Tân Bình nên xem xét và áp dụng phù hợp với mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi nhánh Tân Bình (Trang 82 - 83)