Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi nhánh Tân Bình (Trang 69 - 71)

•Tác động của khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 và ảnh hưởng hậu quả từ khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Theo số liệu cuối tháng 08/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê Việt Nam có khoảng 350,000 doanh nghiệp trong đó, 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Con số doanh nghiệp trên bờ vực phá sản theo Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ là khoảng hơn 60,000, khoảng một nửa đã thực sự ngừng hoạt động hoặc chuyển hướng, 30,000 doanh nghiệp còn lại đang ở trong tình trạng đầy khó khăn chịu tác động lạm phát; và năm 2009 lạm phát tiếp tục tăng cao cùng những yếu tố khác dẫn đến nền kinh tế Việt Nam ngày càng khó khăn hơn khiến cho không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào tình trạng khó khăn nay càng khó khăn trầm trọng hơn nữa. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng mục tiêu chính trong chiến lược huy động vốn của VAB – Chi nhánh Tân Bình. Điều này một phần giải thích vì sao nguồn vốn huy động từ các TCKT năm 2008 của VAB – Chi nhánh Tân Bình hầu như không gia tăng so với năm 2007 và nguồn vốn huy động này chỉ cải thiện tương đối vào năm 2009. Mặc khác, doanh nghiệp vừa và nhỏ là thành phần kinh tế tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội, nếu hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp này đi xuống làm nhiều lao động bị thất nghiệp, ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn từ dân cư của các NH nói chung và VAB – Chi nhánh Tân Bình nói riêng.

•Do việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam đôi khi mang tính tình thế, thụ động khiến các NHTM liên tục bị động. Từ tháng 1 đến khoảng tháng 03/2008, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, LS cơ bản tăng lên, NHNN phát hành 20,300 tỷ động tín phiếu bắt buộc,... để rút bớt tiền từ lưu thông về. Một số NH rơi vào

tình trạng mất tính thanh khoản bởi trước đó đã cho vay vượt 200% vốn huy động. Để huy động vốn, các NH đã tăng mạnh LS huy động dẫn đến một cuộc đua lãi suất giữa các NH; LS cho vay giữa các NH với nhau cũng tăng cao. Đến đầu quý 3, cuộc đua LS chựng lại sau một loạt quyết định của NHNN. Từ tháng 11, NHNN liên tục cắt giảm LS cơ bản cùng các loại LS khác, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc,... LS suất cho vay từ 21%/năm đã giảm xuống còn 15%/năm, mức thấp nhất là 10%/năm. Đến năm 2009, thực hiện chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, NHNN tiếp tục chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng dẫn đến lãi suất cơ bản tiếp tục tăng, và gây ra nhiều khó khăn mới cho thị trường. Việc điều hành chính sách tiền tệ này đã khiến các NHTM muốn giảm LS cho vay cũng khó bởi nguồn vốn huy động với LS cao vẫn còn; doanh nghiệp khó vay vốn bởi LS cho vay hiện vẫn cao hơn so với tỷ suất sinh lời mà họ đạt được; niềm tin giữa các NH với nhau cũng giảm dần; nợ xấu và rủi ro tiềm ẩn tăng lên. Luồng tiền di chuyển trong nền kinh tế hiện nay chậm lại, vốn khả dụng của các NH rất dồi dào nhưng tốc độ nhưng tốc độ cho vay còn thấp so với nhu cầu xã hội.

•Việt Nam gia nhập WTO đã tác động mạnh mẽ đến hệ thống NH nói chung và NHTM nói riêng. Sự kiện này đã mở cửa dịch vụ NH có nghĩa là các NH bước vào một “Sân chơi” hoàn toàn mới. Đến năm 2010, Việt Nam thực hiện mở cửa hoàn toàn thị trường NH, các NH trong nước và nước ngoài sẽ được đối xử công bằng, các sản phẩm dịch vụ huy động vốn trước đây đã bị cạnh tranh gay gắt giữa các NH nội địa thì nay trở nên gay gắt hơn. Như vậy, VAB – Chi nhánh Tân Bình vừa phải cạnh tranh gay gắt với các NH trong nước nay lại phải đối mặt với các NH nước ngoài với trình độ và bề dày kinh nghiệm mang tầm quốc tế.

•Tỷ lệ lạm phát tăng cao và những diễn biến phức tạp có thể gây ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, làm giảm tỷ lệ tiết kiệm gây khó khăn cho

việc huy động vốn của NH. Yếu tố giá cả trong những năm gần đây gây ra tâm lý e ngại gửi tiền dài hạn vào hệ thống NH. Thời gian gửi tiền càng dài thì khách hàng càng có tâm lý không an tâm trước những biến động của nền kinh tế.

•Bên cạnh đó, sự xuất hiện và những tác động bất lợi của dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, bão lụt,... Tác động không nhỏ đến thu nhập, chất lượng cuộc sống người dân làm giảm lượng tiền gửi, nhất là thị phần của VAB – Chi nhánh Tân Bình.

•Sự cạnh tranh giữa nhiều kênh đầu tư thu hút dân chúng: Trong điều kiện hiện nay, người dân ngày càng có nhiều sự chủ động và linh hoạt lựa chọn các kênh đầu tư khác nhau để đầu tư vốn của mình chứ không phải hầu hết đều gửi vào NH để lấy lãi.

•Thu nhập và trình độ dân trí còn thấp: thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Theo tổng thống kê công bố vào đầu năm 2009, thu nhập bình quân mỗi người dân Việt Nam là 1,024 USD/năm, như vậy thu nhập trung bình một tháng của người dân chưa được 2,000,000 VNĐ, số tiền này chỉ vừa đủ chi tiêu hàng tháng, còn việc tiết kiệm gửi NH là rất khó khăn. Ngoài ra, trình độ dân trí của người dân Việt Nam còn thấp, khả năng tiếp cận với các dịch vụ NH còn thấp nên việc triển khai cung cấp các dịch vụ NH cá nhân còn khó khăn.

•Nhiều tổ chức có số thu chi bằng tiền mặt lớn, nhưng vẫn chưa thực hiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, chưa thật sự tạo điều kiện cần thiết cho các dịch vụ thanh toán qua tài khoản cá nhân mở tại NH, một phần nguyên nhân là nhiều tổ chức không muốn lộ thông tin nội bộ, không muốn chịu sự kiểm soát nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi nhánh Tân Bình (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)