ĐTMSHGĐ năm

Một phần của tài liệu Công bằng y tế ở Việt Nam phân tích thực trạng và tập trung vào tử vong bà mẹ và trẻ em potx (Trang 42 - 43)

Ước tính mức độ bất bình đẳng

ĐTMSHGĐ năm 2006 thu thập số liệu về từng thành viên hộ gia đình về các ốm đau, thương tích, tiêu chảy, ho, sốt bất kỳ trong 4 tuần trước và ốm đau bất kỳ trong 12 tháng trước. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy (5,9%) hay ho và sốt (18,1%) tương đương với các tỉ lệ xác định được trong ĐTYTVN năm 2001-02, được coi là một khảo sát đáng tin cậy vì có nhật ký về tất cả các loại ốm đau trong thời gian 4 tuần. Tuy nhiên, ốm đau, thương tích nói chung không được khai báo trong 4 tuần trước và nhất là 12 tháng trước, khi người ta thường ít nhớ hơn, chiếm một tỉ lệ đáng kể (khoảng 33,4% trẻ dưới 5 tuổi được biết là có ốm đau, thương tích nói chung trong 4 tuần trước trong ĐTMSHGĐ năm 2006, so với 52,4% trong ĐTYTVN năm 2001/02 có sử dụng nhật ký để ghi chép tỉ lệ bệnh tật trong 4 tuần trước).

Biểu đồ 16 trình bày đường cong bất bình đẳng (sử dụng chỉ số giàu nghèo làm LSM) của tỉ lệ mắc tiêu chảy và ho kèm sốt được ghi nhận ở trẻ dưới 5 tuổi

4. B B A ÁT B ÌN H Đ A ÚN G TR O N G C A ÙC C H Ỉ SO ÁS Ư ÙC KH O E ÛT H IE ÁT Y E ÁU Source:2006 VHLSS

Figure 16. Concentration curves (LSM=wealth index) for four indicators of morbidity among children under 5, 2006 VHLSS

lệ mắc tiêu chảy bất lợi cho người nghèo (tức là tỷ lệ này cao hơn ở người nghèo). Trình độ học vấn của người lớn trong hộ gia đình tác động nhiều nhất đến CI, tiếp đến là các hiệu ứng cố định ở tuyến xã. Những yếu tố này bị bù trừ phần nào bởi học vấn của bà mẹ (được thay thế bằng học vấn trung vị của phụ nữ trong độ tuổi 15-49 trong hộ gia đình đã từng kết hôn), người Kinh hay Hoa, các yếu tố làm giảm mức độ gây bất lợi cho người nghèo của tỉ lệ mắc tiêu chảy. LMS (chỉ số giàu nghèo) có ít ảnh hưởng đến CI.

Ngược lại, tỷ lệ mắc bệnh ho kèm theo sốt và ốm đau/thương tích nói chung được ghi nhận trong 4 tuần trước diễn biến bất lợi cho nhóm có thu nhập trung bình hoặc cao, mặc dù mức độ bất bình đẳng không nhiều. Chỉ số giàu nghèo và học vấn của bà mẹ chiếm vai trò phần lớn trong CI đối với bệnh ho kèm sốt và ốm đau/thương tích nói chung được biết trong 4 tuần trước, và được bù trừ đôi chút bởi học vấn trung vị của người lớn trong hộ gia đình và dân tộc, có xu hướng đẩy khoảng tin cậy lại gần mức bình đẳng hơn. Vai trò của các hiệu ứng cố định ở tuyến xã không lớn lắm đối với bất kỳ chỉ số bệnh tật nào.

Số liệu tuyến tỉnh

Ước tính mức độ bất bình đẳng

Không có số liệu tuyến tỉnh về tỉ lệ bệnh tật nói chung ở trẻ dưới 5 tuổi, trừ số liệu thu thập được trong các điều tra hộ gia đình. Tuy nhiên, Hệ thống Thông tin Y tế của BYT có cho biết tỉ lệ mắc sốt rét và lao của toàn bộ dân số nói chung. Do tầm quan trọng của sốt rét đối với tỉ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em nên phân tích này sẽ tập trung vào tỉ lệ bệnh tật sốt rét được ghi nhận. Biểu đồ 18 trình bày đường cong bất bình đẳng về số ca sốt rét ở 64 tỉnh thành trong năm 2005, sử dụng thu nhập đầu người hàng tháng hộ gia đình làm LSM. Kết quả cho thấy người dân ở các tỉnh nghèo bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sốt rét (CI = -0,468).

Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy tuyến tỉnh về số lượng ca sốt rét trên 100.000 dân hàng năm cho thấy tỷ lệ mắc sốt rét có liên hệ đáng kể đến thu nhập (âm), tỷ lệ người dân là người dân tộc thiểu số (dương), tỷ lệ dân số thành thị (dương). Mối liên hệ dương giữa tỷ lệ mắc sốt rét với đô thị hoá khá phức tạp vì thông thường phòng chống sốt

Một phần của tài liệu Công bằng y tế ở Việt Nam phân tích thực trạng và tập trung vào tử vong bà mẹ và trẻ em potx (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)