Đặc trưng mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Công bằng y tế ở Việt Nam phân tích thực trạng và tập trung vào tử vong bà mẹ và trẻ em potx (Trang 26 - 27)

Cỡ mẫu đóng vai trò quan trọng vì phân tích thực trạng này tập trung vào bà mẹ (phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 và trong một số trường hợp phụ nữ mới sinh con) và trẻ em (trong hầu hết các phân tích là trẻ em dưới 5 tuổi tuy trong một số trường hợp cũng sử dụng nhóm tuổi trẻ em hẹp hơn). Do các đối tượng này có thể là tiểu mẫu trong mẫu tổng nên để bảo đảm độ tin cậy trong phân tích về bình đẳng y tế cần có cỡ mẫu tương đối lớn. Một số điều tra có cỡ mẫu quá nhỏ và/hoặc quá hẹp về độ phủ địa lý khó có thể hữu ích cho phân tích công bằng y tế có ý nghĩa (ví dụ, ĐT 10 huyện 2001 có độ phủ địa lý khá hạn hẹp, trong đó đơn vị mẫu cơ bản (xã) được chỉ định từ 10 huyện chỉ định).

Ngoài cỡ mẫu còn cần xem xét xem các mẫu này có kèm theo số liệu bảng (số liệu bổ dọc) hay không. Một số điều tra có số liệu bảng ĐTMSVN năm 1993 và 1998, ĐTMSHGĐ năm 2002, 2004 và 2006. Ngoài ra, các Điều tra MICS II 2000 và MICS III 2006 cũng được tiến hành ở cùng xã (mặc dù các cụm và hộ gia đình trong các xã chọn mẫu được chọn ngẫu nhiên). Số liệu điều tra hộ gia đình

Ở Việt Nam có tương đối nhiều điều tra hộ gia đình, phần lớn được thực hiện trong 15 năm qua trong đó nhiều khảo sát có số liệu về y tế . Các điều tra hộ gia đình có số liệu về y tế gồm:

Điều tra mức sống Việt Nam năm 1992/93 (ĐTMSVN 1992/93)

Điều tra mức sống Việt Nam năm 1997/98 (ĐTMSVN 1997/98)

Điều tra nhân khẩu và y tế 1997 (ĐTNKYT 1997) Điều tra nhân khẩu và y tế 2002 (ĐTNKYT 2002) Điều tra cụm đa chỉ số II năm 2000 (MICS II 2000) Điều tra cụm đa chỉ số III năm 2006 (MICS III 2006)

Điều tra Thực trạng Phụ nữ và Trẻ em ở 10 huyện năm 2001 (KS10H 2001)

Điều tra Y tế Quốc gia Việt Nam 2001/02 (ĐTYTQG 2001/02)

Điều tra Y tế Thế giới 2002 (WHS 2002)

Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002 (ĐTMSHGĐ 2002)

Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004 (ĐTMSHGĐ 2004)

Điều tra mức sống hộ gia đình VIệt Nam năm 2006 (ĐTMSHGĐ 2006)

Trong một số trường hợp, các khảo sát tương tự có số liệu y tế được lặp lại theo định kỳ (ví dụ ĐTMSVN, ĐTMSHGĐ, ĐTNKYT và điều tra MICS), đồng thời một số khảo sát cũng cung cấp số liệu bảng (chiều dọc - trình bày ở phần dưới). Một vài khảo sát cung cấp số liệu về một loạt các tham số y tế và tham số khác phù hợp với phân tích thực trạng này. Tuy nhiên, không phải tất cả các điều tra đều có cùng loại tham số, cũng như đặc trưng của mẫu nghiên cứu cũng khiến một số điều tra có nhiều giá trị hữu ích hơn một số kết quả điều tra khác cho phân tích thực trạng này. Các điều tra được nghiên

3. N N G U O ÀN SO ÁL IE ÄU

16 Xem Sarah Bales, "Tài liệu kỹ thuật cho Khảo sát ytế quốc gia Việt Nam năm 2001-2002", Văn phòng tư vấn quốc tế Thuỵ Điểnvề thống kê SCB, Hà nội, 9/2003 về thống kê SCB, Hà nội, 9/2003

tật. ĐTNKYT 1997 và 2002, Điều tra MICS II 2000 và MICS III 2006 có thu thập số liệu về bệnh tật nhưng chỉ ở trẻ dưới 5 tuổi trong 2 tuần trước (giới hạn ở các bệnh tiêu chảy, ho, sốt).

Một phần của tài liệu Công bằng y tế ở Việt Nam phân tích thực trạng và tập trung vào tử vong bà mẹ và trẻ em potx (Trang 26 - 27)