độ tuổi 15-49
Biểu đồ 67 biểu diễn đường cong bất bình đẳng đối với (1) tỉ lệ phụ nữ độ tuổi 15-49 được ghi nhận ốm đau trong 4 tuần trước có khám chữa ngoại trú bất kỳ (N=1701), và (2) tỉ lệ phụ nữ độ tuổi 15-49 báo ốm trong 12 tháng trước có khám chữa nội trú bất kỳ (N=5485). Các đường cong này dựa trên hai LSM khác nhau (tiêu dùng đầu người tính trực tiếp và chỉ số giàu nghèo), cho thấy có rất ít bất bình đẳng trong tỉ lệ phụ nữ độ tuổi 15-49 ốm đau có khám chữa bệnh ngoại, nội trú bất kỳ. Đối với khám chữa ngoại trú bất kỳ, CI là +0,007 đối với LSM=tiêu dùng trực tiếp hay -0,001 đối với LSM=chỉ số giàu nghèo. Đối với khám chữa nội trú bất kỳ, CI là -0,021 đối với LSM=tiêu dùng trực tiếp hay -0,056 đối với LSM=chỉ số giàu nghèo. Tuy nhiên, như đã nêu trên, tồn tại bất bình đẳng đáng kể trong loại khám chữa ngoại trú và nội trú ở phụ nữ độ tuổi 15-49. Biểu đồ 68 biểu diễn đường cong bất bình đẳng đối với tỉ lệ phụ nữ độ tuổi 15-49 được ghi nhận ốm đau trong
5. B B A ÁT B ÌN H Đ A ÚN G TR O N G C A ÙC C H Ỉ SO ÁT R U N G G IA N Q U A N TR O ÏN G Nguồn: ĐTMSVN 2006
Biểu đồ 68. Đường cong bất bình đẳng (LSM=chỉ số giàu nghèo) về tỉ lệ phụ nữ độ tuổi 15-49 ốm đau có khám chữa ngoại trú ở bệnh viện, TYTX, cơ sở tư nhân hay tự điều trị (thời gian tham chiếu 4 tuần), 2006
Nguồn: ĐTMSVN 2006
FBiểu đồ 69. Đường cong bất bình đẳng (LSM=chỉ số giàu nghèo) về tỉ lệ phụ nữ độ tuổi 15-49 ốm đau có khám chữa nội trú ở TYTX hay bệnh viện (thời gian tham chiếu 12 tháng), 2006
Kết luận
Số liệu về khám chữa bệnh ở cả trẻ dưới 5 tuổi và phụ nữ độ tuổi 15-49 cho thấy có rất ít bất bình đẳng trong việc người ốm đau, thương tích có khám chữa nội hay ngoại trú hay không. Tuy nhiên, mức độ bất bình đẳng là đáng kể trong loại khám chữa bệnh ở phụ nữ và trẻ em. Trạm y tế xã (TYTX) và phòng khám đa khoa khu vực được người nghèo sử dụng chủ yếu đối với cả khám chữa ngoại và nội trú (dù TYTX và phòng khám đa khoa khu vực chỉ chiếm khoảng 2% số ca nội trú). Trong khám chữa nội trú ở bệnh viện có rất ít bất bình đẳng. Tự điều trị được sử dụng thay khám chữa ngoại trú khá ít ở phụ nữ giàu và hơi nhiều hơn ở trẻ giàu, trong khi cả khám chữa ngoại trú ở bệnh viện và cơ sở tư nhân dều được phụ nữ và trẻ em giàu sử dụng khá nhiều. CÔNG BẰNG Y TẾ ỞVIỆT NAM: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẬP TRUNG VAØO TỬ VONG BAØ MẸ VAØ TRẺ EM 71
Biểu đồ 69 biểu diễn đường cong bất bình đẳng về tỉ lệ phụ nữ độ tuổi 15-49 được ghi nhận ốm đau trong 12 tháng trước có khám chữa nội trú ở TYTX, phòng khám đa khoa khu vực hay bệnh viện. Các đường cong bất bình đẳng cho thấy có bất bình đẳng đáng kể bất lợi cho phụ nữ nghèo trong khám chữa bệnh ở TYTX hay phòng khám đa khoa khu vực (giả sử chất lượng khám chữa nội trú ở các cơ sở này là thấp, chỉ chiếm khoảng 2% khám chữa nội trú phụ nữ độ tuổi 15-49). CI là - 0,462 đối với LSM=tiêu dùng trực tiếp hay -0,466 đối với LSM=chỉ số giàu nghèo. Trái lại, hầu như không có bất bình đẳng trong tỉ lệ phụ nữ ốm đau khám chữa nội trú ở bệnh viện (CI = 0,039 đối với LSM=tiêu dùng trực tiếp hay -0,008 đối với LSM=chỉ số giàu nghèo).
CHÍNH PHỦ