cũng rất không ổn định xét về chỉ số mức sống đã từng được sử dụng để xếp hạng hộ gia đình.
Các ước tính trước đây
Các số liệu ước tính trước đây về tử vong trẻ em được lấy từ ĐTMSVN 1992/93, trong đó thu thập số liệu sinh đẻ đầy đủ của 6059 phụ nữ độ tuổi 15-49 từ 4.800 hộ gia đình mẫu, trong đó có 2.987 người khai đã ít nhất sinh con một lần.
Ước tính mức độ bất bình đẳng
Biểu đồ 2 trình bày đường cong bất bình đẳng về số lượng trẻ được sinh ra trong giai đoạn 10 năm từ 1982/83-1992/93 đã chết trước khi lên 5 tuổi, bằng cách so sánh với hai chỉ số mức sống thay thế lẫn nhau được sử dụng rộng rãi (LSM) là mức tiêu dùng bình quân đầu người và chỉ số giàu nghèo được tính trực tiếp. Đường cong bất bình đẳng này cho thấy trong trường hợp này, việc lựa chọn LSM nào tạo sẽ ra sự khác biệt lớn. Sử dụng mức tiêu dùng đầu người làm LSM cho kết quả là một đường cong bất bình đẳng nằm dưới đường bình đẳng 45o (đường đối xứng) từ khoảng phân vị thứ 10 đến thứ 80 về số sinh hoặc nằm trùng hay gần đường bình đẳng. Trong trường hợp này tồn tại mức độ bất bình đẳng thấp trong tử vong trẻ dưới 5 bất lợi cho trẻ có thu nhập trung bình (chỉ số bất bình đẳng (CI) = + 0,063). Tuy nhiêu, nếu chỉ số giàu nghèo được sử dụng làm LSM thì đường cong bất bình đẳng sẽ nằm trên đường bình đẳng từ phân vị thứ 20 đến 90 của số sinh, trong trường hợp
này có lợi cho trẻ có thu nhập trung bình (CI = -0,103).20
Trong phần này của phân tích thực trạng, chúng tôi sẽ tính toán và phân tích mức độ bất bình đẳng trong tử vong bà mẹ và trẻ em, tỉ lệ bệnh tật ở trẻ, tình trạng dinh dưỡng trẻ em và mức sinh. Phần thảo luận sau đây sẽ tóm tắt các kết quả chính của một phân tích chi tiết hơn được trình trong Phụ lục 3 (về ĐTMSVN 1992/93), Phụ lục 4 (về Điều tra MICS III 2006) và Phụ lục 6 (về ĐTMSHGĐ 2006). Ngoài các chỉ số sức khoẻ thiết yếu được thảo luận dưới đây, chúng tôi cũng sẽ phân tích thêm về tỉ lệ bệnh tật ở phụ nữ độ tuổi 15-49 trong Phụ lục 3 (nhưng sẽ không thảo luận vấn đề này ở đây vì chỉ số này qua quan sát chỉ thể hiện mức độ bất bình đẳng rất thấp).
Tử vong trẻ em
Mặc dù tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em không hiếm như tử vong bà mẹ nhưng vẫn cần có các điều tra hộ gia đình với quy mô ngày càng lớn để có được số liệu đáng tin cậy về tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam vì hai lý do. Thứ nhất, số lần sinh của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) đã giảm mạnh trong hai thập kỷ qua khi Việt Nam đạt mức sinh đẻ thay thế (TFR hiện nay là 2,1). Thứ hai, tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em thậm chí còn giảm nhanh hơn trong cùng kỳ. Thực trạng này dẫn đến hai tác động đến việc phân tích về bình đẳng y tế dựa trên số liệu điều tra hộ gia đình. Thứ nhất, ngoại trừ các điều tra có quy mô rất lớn thì việc chia nhỏ các phân tích theo độ tuổi tại thời điểm tử vong là không thực tế, chẳng hạn như trong vòng một năm trước. Thay vào đó, phân tích dưới đây sẽ tập trung vào tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trong thời kỳ 10 năm hoặc vào tỷ lệ tử vong của trẻ ở độ tuổi bất kỳ so với số trẻ sinh thành (mặc dù các phân tích các số liệu gián tiếp tuyến tỉnh về tử vong trẻ sơ sinh trong 12 tháng trước dựa trên các điều tra dân số lớn do Tổng
Mức chênh lệch trong CI giữa các LSM có ý nghĩa thống
kê ở mức 0,05.21Đáng tiếc là không có cơ sở vững chắc
để xác định bộ số liệu ước tính nào đáng tin cậy hơn.
Vì mục đích so sánh và do điều tra MICS không thu thập số liệu tiền sử sinh đầy đủ mà chỉ thu thập số cộng dồn của trẻ đẻ sinh thành (CEB) và tổng số trẻ chết ở độ tuổi bất kỳ của phụ nữ độ tuổi 15-49 nên chúng tôi cũng trình bày các đường cong bất bình đẳng về tỷ lệ CEB tử vong ở tuổi nào bất kỳ (Biểu đồ 3). Các đường cong bất bình đẳng này được thể hiện bằng cách tính gia quyền trên mẫu phụ nữ theo số lượng CEB. Các đường cong này cũng cho thấy việc lựa chọn LSM nào có vai trò quan trọng, có nghĩa là chỉ có rất ít sự bất bình đẳng về tử vong trẻ em nếu mức tiêu dùng đầu người được sử dụng làm LSM (CI = +0,010), trong khi sẽ có mức bất bình đẳng đáng kể có lợi cho trẻ giàu nếu chỉ số giàu nghèo được sử dụng làm LSM (CI = -0,151). Chênh lệch giữa hai CI cũng có ý nghĩa thống kê trong trường hợp này.
Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy được sử dụng để chỉ ra các nhân tố liên quan đến tử vong trẻ em tại Việt Nam trong thời kỳ này. Chúng tôi chọn trọng tâm trong phân tích hồi quy là tỷ lệ trẻ em sinh ra đã tử vong ở lứa tuổi bất kỳ để lấy kết quả so sánh với những kết quả đã có bằng cách sử dụng số liệu của Điều tra MICS III 2006. Hai bộ số liệu mẫu thay thế được sử dụng trong phân tích hồi quy là: một gồm các chỉ số về tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ (chỉ số chiều cao và trọng lượng cơ thể (BMI), và một không bao gồm các chỉ số về tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ (vì các chỉ số về tình trạng dinh dưỡng ở người lớn không có trong Điều tra MICS). Các tham số giải trình khác trong mô hình này là độ tuổi của phụ nữ, cấp học cao nhất mà người phụ nữ hoàn thành, cấp học cao nhất mà thành viên bất bỳ từ 15 tuổi trở lên trong hộ gia đình hoàn thành, một tham số mô phỏng cho biết chủ hộ gia đình là người dân tộc Kinh hay Hoa, một LSM (chỉ số giàu nghèo hay mức tiêu dùng đầu người được tính toán trực tiếp) và các tham
4. B A ÁT B ÌN H Đ A ÚN G TR O N G C A ÙC C H Ỉ SO ÁS Ư ÙC KH O E ÛT H IE ÁT Y E ÁU