tình trạng dinh dưỡng ở trẻ
Biểu đồ 21 tổng hợp kết quả phân tích chi tiết CI của cả ba điểm số z, sử dụng hàm số hồi quy ước tính không có chỉ số về tình trạng dinh dưỡng của bố mẹ (để so sánh với phân tích Điều tra MICS III năm 2006). Kết quả cho thấy chỉ số giàu nghèo là yếu tố tác động lớn nhất (âm) đối với mức bất bình đẳng được quan sát và bị bù trừ phần nào (đặc biệt trong trường hợp điểm số z về cân nặng theo chiều cao/chiều dài) bởi các hiệu ứng cố định ở tuyến xã.
tuổi), trình độ học vấn cao nhất thành viên bất kỳ trong gia đình độ tuổi 15+ hoàn thành (chỉ đáng kể đối với chiều cao theo tuổi và cân nặng theo tuổi trong các mô hình có chỉ số về tình trạng dinh dưỡng của bố mẹ), người Kinh hay người Hoa (chỉ trong trường hợp chiều cao theo tuổi và cân nặng theo tuổi trong đối với các chỉ số về tình trạng dinh dưỡng của bố mẹ), và chỉ số giàu nghèo (không đáng kể trong trường hợp cân nặng theo chiều dài khi có các chỉ số về tình trạng dinh dưỡng của bố mẹ). Ngược lại, suy dinh dưỡng ở trẻ liên hệ dương và đáng kể với BMI của bố ở cả ba mô hình chỉ số này có mặt, đây là một kết quả ít nhất cũng phù hợp với khả năng người bố đã phải "cạnh tranh" với trẻ dưới 5 tuổi để giành nguồn thực phẩm hạn chế trong thời kỳ
này (1987/88-1992/93).29 Một kết quả bất ngờ, so với
các nghiên cứu khác là trình độ học vấn của người mẹ không liên quan nhiều đến suy dinh dưỡng ở trẻ trong
4. B B A ÁT B ÌN H Đ A ÚN G TR O N G C A ÙC C H Ỉ SO ÁS Ư ÙC KH O E ÛT H IE ÁT Y E ÁU
Chú ý: Thấp còi nghiêm trọng được định nghĩa là có điểm số z dưới -3.
Nguồn: ĐTMSHGĐ 2006
Biểu đồ 22. Đường cong bất bình đẳng (LSM=chỉ số giàu nghèo) của trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi, thiếu cân, còi cọc tương đối và thấp còi nghiêm trọng, ĐTMSHGĐ năm 2006
Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy được sử dụng để xác định các yếu tố có liên hệ mật thiết nhất đến giá trị âm điểm số z trong ba chỉ số nhân trắc học (sử dụng giá trị âm của điểm số z làm tham số phía bên trái có nghĩa rằng hệ số dương trong phép hồi quy có thể được diễn giải là có liên quan đến suy dinh dưỡng).
Các kết quả này cho thấy có sự suy giảm mạnh trong tình trạng dinh dưỡng trong năm đầu đời, sau đó diễn biến ổn định theo ảnh hưởng của độ tuổi của trẻ. Suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi cũng có ý nghĩa và liên hệ ngược chiều với chỉ số giàu nghèo (nhưng không có ý nghĩa trong trường hợp cân nặng theo chiều dài). Giới tính của trẻ, học vấn của bà mẹ, học vấn của người lớn trong gia đình và dân tộc là những nhân tố không có ý nghĩa thống kê có ảnh hưởng đến bất kỳ chỉ số suy dinh dưỡng nào ở trẻ. Không thể khảo sát mối liên hệ với các chỉ số suy dinh dưỡng ở người lớn vì các chỉ số CÔNG BẰNG Y TẾ ỞVIỆT NAM: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẬP TRUNG VAØO TỬ VONG BAØ MẸ VAØ TRẺ EM 33
Phân tích tuyến xã về các hiệu ứng cố định ước tính cho thấy việc sử dụng cùng một bộ tham số diễn giải trong phân tích tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi tuyến xã lý giải cho 31-44% mức dao động về các hiệu ứng cố định ước tính trong mô hình điểm số z về chiều cao theo tuổi và cân nặng theo tuổi (so với 9-15% điểm số z về cân nặng theo chiều cao) và các tham số mô phỏng khu vực có ý nghĩa thống kê trong các mô hình về điểm số z chiều cao theo tuổi và cân nặng theo tuổi. Ngoài ra, các hiệu ứng cố định ước tính có liên hệ âm với tất cả các mô hình có tỉ lệ mẫu trẻ dưới 10 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (và có ý nghĩa trong mô hình cân nặng theo tuổi) và với chỉ số cung ứng nước sạch và tiện nghi vệ sinh (nhưng không có ý nghĩa ở bất kỳ mô hình nào). Ước tính từ số liệu hiện tại
ĐTMSHGĐ năm 2006
Ước tính mức độ bất bình đẳng
Phân tích chi tiết về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi được thực hiện bằng cách sử dụng số liệu nhân trắc học được Viện Dinh dưỡng Quốc gia thu thập có liên hệ với ĐTMSHGĐ năm 2006. Chiều cao và cân nặng của trẻ dưới 5 tuổi được chuyển đổi thành điểm số z (giá trị chuẩn hoá theo tuổi) sử dụng tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em quốc tế của WHO năm 2006, cũng là các tiêu chuẩn sử dụng trong phân tích ĐTMSVN năm 1992/93. Tuy số liệu nhân trắc học năm 2006 cho thấy suy dinh dưỡng vẫn ở mức cao (34% trẻ dưới 5 tuổi còi cọc, 21% thiếu cân) nhưng trong năm 1992/93 các tỉ lệ này lại giảm đáng kể. Phân tích dưới đây tập trung vào bất bình đẳng trong các chỉ số của năm 2006. Biểu đồ 22 trình bày đường cong bất bình đẳng của bốn chỉ số về tình trạng dinh dưỡng của trẻ, sử dụng chỉ số giàu nghèo làm LSM. Các đường cong bất bình đẳng này cho thấy có sự bất bình đẳng đáng kể ở hai chỉ số (tình trạng thấp còi và thiếu cân tương đối) theo hướng bất lợi cho người nghèo (CI tương ứng là -0,186 và -0,198, đều có ý nghĩa thống kê). Khi so sánh Biểu đồ 20 và 22, các số liệu cũng cho thấy mức độ tương đối tình trạng thấp còi và thiếu cân có tăng từ 1992/93 đến 2006.
nhân trắc học người lớn không có trong số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2006. Không có thông tin nào về tôn giáo trong ĐTMSHGĐ 2006 nên không thể phân tích ảnh hưởng của yếu tố này.