Chương trình dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Công bằng y tế ở Việt Nam phân tích thực trạng và tập trung vào tử vong bà mẹ và trẻ em potx (Trang 91 - 92)

Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được Uỷ ban Nhà nước về Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em khởi xướng vào năm 1994 với nhiều địa bàn thí điểm ở tất cả các tỉnh thành. Ngay từ đầu chương trình đã tài trợ cho các hoạt động dành cho phụ nữ mang thai không tăng cân, hỗ trợ thuốc men và thực phẩm cho trẻ suy dinh dưỡng từ vừa đến nặng ở các gia đình nghèo. Kế hoạch Hành động Dinh dưỡng Quốc gia năm 1995 đặt ra mục tiêu xoá bỏ thiếu hụt lương thực và tăng lượng calo hấp thụ cho người dân, giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em và người lớn, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, giảm thiếu hụt vi chất dinh dưỡng như Vitamin A, iốt và sắt. Năm 1998, chương trình dinh dưỡng trẻ em được bổ sung thêm vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Y tế với các mục tiêu chính là tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và tỷ lệ trẻ sinh thiếu cân. Chương trình dinh dưỡng tiếp tục là một phần của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Y tế giai đoạn 2001-2005, kết hợp với chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu Iốt trong giai đoạn 2006-2010. Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia 2001-2010 đã đề ra những mục tiêu và biện pháp bao gồm không những giảm suy dinh dưỡng và

6. C A N TH IE ÄP C H ÍN H PH U ÛV A ØP H I C H ÍN H PH U Û

50 Thông tư liên bộ của Bộ y tế và Bộ Giáo dục Đào tạo số 03/2000/TTLT-BYT-BGDDT ban hành ngày 01/03/2000 hướng dẫn triểnkhai chăm sóc sức khoẻ học đường. khai chăm sóc sức khoẻ học đường.

thiếu cân sơ sinh ở trẻ mà còn giảm thiếu hụt vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, iốt) cũng như thiếu sức kinh niên ở phụ nữ trong độ tuổi sinh con.

Can thiệp chính của chương trình suy dinh dưỡng là giám sát tăng trưởng ở trẻ, can thiệp dành cho trẻ suy dinh dưỡng và phụ nữ có thai, đảm bảo an ninh lương thực cho các hộ nghèo, hướng dẫn bà mẹ cho con bú và ăn dặm đúng cách cho trẻ dưới 2 tuổi (giai đoạn cai sữa) và cho các bà mẹ có con suy dinh dưỡng từ 2-5 tuổi, bổ sung Vitamin A, sắt, đảm bảo cung cấp đầy đủ muối iốt, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, phòng chống giun sán ở vùng nghèo và xây dựng các mô hình chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em phù hợp nhằm phòng chống và điều trị sớm bệnh truyền nhiễm. Do những can thiệp của chương trình phụ thuộc nhiều vào những người tình nguyện, chi phí chủ yếu trong chương trình là trợ cấp cho những người tình nguyện này trong triển khai IEC và hướng dẫn cho trẻ ăn đúng cách cũng như triển khai giám sát tăng trưởng ở trẻ. Nguồn vốn chương trình cũng được sử dụng để mua dưỡng chất bổ sung cho trẻ suy dinh dưỡng và phụ nữ mang thai, vitamin A, viên sắt. Ngoài ra, các nghiên cứu giám sát như đo đạc nhân trắc học, thử máu để đo đạc mức thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, thử nước tiểu để đo mức iốt cũng nằm trong phạm vi chương trình. Chương trình Quân Dân y kết hợp

Đã nhiều năm, các cơ sở y tế quân đội đã phối hợp với các TYTX để cung cấp dịch vụ y tế cho dân trong những trường hợp khẩn cấp như chiến tranh hay thiên tai, hay là cung cấp dịch vụ ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới hay hải đảo. Sự phối hợp này hiện đã được chính thức hóa và được chi trả như một tiểu chương trình của các chương trình mục tiêu y tế quốc gia giai đoạn 2006 - 2010. Chương trình này không nhằm vào một loại bệnh cụ thể nào mà nhắm vào các can thiệp cho những nhóm đối tượng có nguy cơ.

Chương trình này cung cấp hỗ trợ thông qua việc sửa chữa hoặc nâng cấp các TYTX ở vùng sâu, vùng bị cô

77

CÔNG BẰNG Y TẾ ỞVIỆT NAM: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẬP TRUNG VAØO TỬ VONG BAØ MẸ VAØ TRẺ EM

lập, biên giới hay hải đảo; đào tạo và dạy thực hành cho các cán bộ y tế nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách trong các trường hợp khẩn cấp; chi trả các chi phí chăm sóc (thuốc men, phụ cấp, chi phí đi lại) và những chi phí quản lý dịch bệnh cho những đối tượng nghèo, đối tượng chính sách; tích hợp chăm sóc lâm sàng và các nỗ lực giảm nhẹ hậu quả thiên tai hoặc chiến tranh. Chương trình cũng bao các đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ y tế quân đội. Chương trình này có khả năng vươn tới những xã vùng sâu, vùng bị cô lập mà không có chương trình y tế dân sự nào vươn tới được, nhưng không rõ rằng các đào tạo và kỹ năng của các cán bộ y tế quân đội có thích hợp để cung cấp các dịch vụ y tế cộng đồng, bao gồm cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em hay không.

Một phần của tài liệu Công bằng y tế ở Việt Nam phân tích thực trạng và tập trung vào tử vong bà mẹ và trẻ em potx (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)