trạng dinh dưỡng của bố mẹ và một không có các chỉ số này. Mô hình không có chỉ số về tình trạng dinh dưỡng của bố mẹ được sử dụng để cung cấp kết quả so sánh với ĐTMSHGĐ năm 2006, vì khảo sát này không thu thập số liệu về tình trạng dinh dưỡng của người lớn. Các kết quả hầu như phù hợp với các ước tính ban đầu dựa trên các phân tích tương tự ở Việt Nam cũng như
trên thế giới mặc dù vẫn có một số điểm bất ngờ.28 Độ
tuổi của trẻ rất có ý nghĩa do tình trạng dinh dưỡng ở trẻ xấu đi trông thấy ở Việt nam trong năm đầu đời khi so sánh với tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng để tính điểm số z (trong trường hợp này là các tiêu chuẩn của WHO năm 2006). Giai đoạn này trùng với thời điểm thực hiện ăn dặm ngoài bú mẹ. Suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi cũng có liên hệ đáng kể và theo chiều âm với chiều cao của bà mẹ (trừ trường hợp cân nặng theo chiều dài/chiều cao), chỉ số trọng lượng cơ thể mẹ (BMI), chiều cao của bố (trừ trường hợp cân nặng theo CÔNG BẰNG Y TẾ ỞVIỆT NAM: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẬP TRUNG VAØO TỬ VONG BAØ MẸ VAØ TRẺ EM 31
ở trẻ dưới 5 tuổi còn có vài trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nguồn vốn con người. Chẳng hạn, chiều cao theo tuổi ở độ tuổi lên 2 là dấu hiệu tiên đoán tốt nhất về khả năng học hành, năng suất lao động khi trưởng thành, còn đối với phụ nữ là khả năng đẻ con
thiếu cân hay không.27
Số liệu hiện tại
Ước tính mức độ bất bình đẳng
ĐTMSVN năm 1992/93 thu thập số liệu nhân trắc học của tất cả các thành viên hộ gia đình (hoặc ít nhất là những người có mặt được cân, đo tại thời điểm khảo sát). Chiều cao và cân nặng của trẻ dưới 5 tuổi được chuyển đổi thành điểm số z (giá trị chuẩn hoá theo tuổi) bằng cách sử dụng tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em quốc tế của WHO năm 2006. Trẻ "thấp còi" tương đối là trẻ có điểm z về chiều cao theo tuổi cao dưới chuẩn quốc tế trên hai độ lệch chuẩn, trẻ "thiếu cân" tương đối là trẻ có điểm z về cân nặng theo tuổi cao dưới chuẩn quốc tế trên 2 độ lệch chuẩn, còn trẻ "còi cọc" tương đối là trẻ có cân nặng theo chiều cao dưới chuẩn quốc tế trên hai độ lệch chuẩn. Kết quả của ĐTMSVN năm 1992/93 cho biết tỉ lệ thấp còi (62%) và thiếu cân (37%) tương đối rất cao, nhưng tỉ lệ còi cọc lại khá thấp (7%). Biểu đồ 20 trình bày đường cong bất bình đẳng của ba chỉ số về tình trạng dinh dưỡng của trẻ sử dụng chỉ số giàu nghèo làm LSM. Các đường cong bất bình đẳng cho thấy có sự bất bình đẳng ở hai trong ba chỉ số (là tình trạng thấp còi và thiếu cân tương đối) theo hướng bất lợi cho người nghèo (CI tương ứng là -0,059 và -0,093 và cả hai đều có ý nghĩa thống kê). Đường cong bất bình đẳng về còi cọc cắt đường đối xứng ở quãng phân vị thứ 40, cho thấy còi cọc diễn biến bất lợi đáng kể cho trẻ thu nhập trung bình hơn là trẻ nghèo và cận nghèo.
Phân tích hồi quy
Phân tich hồi quy được sử dụng để xác định các tác nhân có liên hệ mật thiết nhất đến điểm số z âm của ba chỉ số nhân trắc học (sử dụng giá trị âm của điểm số z làm tham số phía bên trái có nghĩa rằng hệ số dương trong hồi quy có thể được diễn giải là có liên quan đến suy dinh dưỡng). Hai thông số mô hình thay thế được sử dụng là: một bao gồm các chỉ số về tình
4. B B A ÁT B ÌN H Đ A ÚN G TR O N G C A ÙC C H Ỉ SO ÁS Ư ÙC KH O E ÛT H IE ÁT Y E ÁU