Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Lilama 691 (Trang 43 - 129)

5. Kết cấu của luận văn

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phƣơng pháp phân tích lý thuyết là phƣơng pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về một chủ thể bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sử thời gian, để hiểu chúng một cách đầy đủ toàn diện.

Phƣơng pháp tổng hợp lý thuyết là những phƣơng pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập đƣợc để đƣợc tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Tổng hợp lý thuyết đƣợc thực hiện khi ta đã thu thập đƣợc nhiều tài liệu phong phú về một đối tƣợng. Tổng hợp cho chúng ta tài liệu toàn diện và khái quát hơn các tài liệu đã có.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Phân loại là phƣơng pháp sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hƣớng phát triển.

Phƣơng pháp hệ thống hóa là phƣơng pháp sắp xếp tri thức khoa học thành hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm cho sự hiểu biết của ta về đối tƣợng đƣợc đầy đủ và sâu sắc. Hệ thống hóa là phƣơng pháp tuân theo quan điểm hệ thống cấu trúc trong nghiên cứu khoa học.

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc tổng hợp theo các phƣơng pháp tổng hợp thống kê: sắp xếp, phân nhóm, hệ thống các biểu bảng thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lƣợng và chất lƣợng khoa học nhất sau khi đã làm sạch số liệu.

2.2.3 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hƣởng rất lớn tới kết quả nghiên cứu. Trong bài viết này tác giả chọn địa điểm nghiên cứu là Công ty cổ phần Lilama 69-1 với các lý do sau:

- Bản thân tác giả là cán bộ đang làm việc tại Công ty.

- Mặt khác trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc quản lý trong mỗi doanh nghiệp nhất là quản lý và giảm đƣợc chi phí sản xuất kinh doanh, đứng vững trên thị trƣờng đang là vấn đề sống còn. Dựa trên các tài liệu thực tế tại đơn vị mình, tôi muốn tìm hiểu, phân tích đƣợc những mặt mạnh, những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý, nhất là quản lý chi phí nhằm đóng góp vào sự phát triển của Công ty.

Cụ thể trong phƣơng pháp này là: Nghiên cứu tại phòng tài chính kế toán và các phòng ban trong bộ phận quản lý doanh nghiệp để đánh giá chung tình hình quản lý toàn Công ty; chọn 3 đến 4 đơn vị sản xuất (gồm 1 nhà máy, 1 xí nghiệp, 2 dự án, đội sản xuất) để đánh giá tình hình quản lý dƣới các đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu có sẵn:

+ Số liệu thu thập từ các tài liệu, các thông tin đã đƣợc công bố nhƣ Báo cáo tài chính các các kỳ, Báo cáo quản trị Công ty, Báo cáo thƣờng niên.

+ Các số liệu tại phòng Tài chính - kế toán: số liệu trên sổ sách kế toán, tài liệu phục vụ quản trị nội bộ của Công ty trong đó có dự toán thi công, chi phí thực tế phát sinh của các đơn vị sản xuất, các dự án, công trình.

+ Các quy chế Quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ nhƣ định mức tiêu hao nhiên liệu, quy chế sử dụng điện thoại, quy chế khoán.

- Số liệu sơ cấp: Qua các phiếu điều tra thực hiện:

+ Điều tra 15 cán bộ thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp gồm phòng tài chính - kế toán, phòng kinh tế kỹ thuật, phòng tổ chức nhân sự, phòng vật tƣ xuất nhập khẩu, phòng quản lý máy.

+ Điều tra 30 cán bộ quản lý và công nhân dƣới các đơn vị sản xuất gồm các xi nghiệp, Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép, các công trình.

- Có thể phỏng vấn trực tiếp các nhà lãnh đạo, quản lý của Công ty hoặc cán bộ công nhân viên tại trụ sở và tại các đơn vị sản xuất trong Công ty bằng các câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị trƣớc.

2.2.5 Phương pháp phân tích thông tin

Phƣơng pháp mô tả thống kê: Dùng để thống kê các khoản mục chi phí tại doanh nghiệp, thống kê số liệu kế toán, phân tích phƣơng pháp tính giá thành, hạch toán chi phí và cân đối các khoản mục chi phí.

Phƣơng pháp so sánh: So sánh các số liệu thống kê thu thập đƣợc qua các kỳ báo cáo để rút ra kinh nghiêm trong quản lý chi phí.

Phƣơng pháp đánh giá, cho điểm: Đánh giá cách lập kế hoạch chi phí, kiểm tra và kiểm soát chi phí có đạt kết quả tốt hay không tốt; từ đó đánh giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn phân tích điểm mạnh, yếu trong công tác quản lý chi phí tại doanh nghiệp. Những tiềm năng và cơ hội trong tƣơng lai của doanh nghiệp nếu quản lý tốt chi phí.

Phƣơng pháp phân tích cơ cấu: Đƣợc sử dụng để phân tích cơ cấu các khoản mục chi phí, cơ cấu giá thành sản phẩm nhằm phát hiện các chi phí bất hợp lý, từ đó xây dựng định mức chi phí hợp lý, tiết kiệm.

Phƣơng pháp phân tích SWOT: Đƣợc sử dụng để phân tích các thuận lợi, khó khăn trong quản lý chi phí ở Công ty, các đơn vị sản xuất trực thuộc; phân tích các cơ hội và thách thức trong quản lý chi phí đặt trong điều kiện biến động của thị trƣờng.

2.2.6 Một số phương pháp khác như phương pháp quan sát, nghiên cứu tài liệu,...

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý chi phí tại Công ty cổ phần Lilama 69 -1 Công ty cổ phần Lilama 69 -1

2.3.1 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh mức phí, mức tiết kiệm chi phí và giá thành sản phẩm thành sản phẩm

- Tổng mức phí: Là chỉ tiêu phản ánh tổng mức chi phí sản xuất kinh doanh tính trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp.

Tổng mức phí = Chi phí NVL + Chi phí tiền lƣơng + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền Chỉ tiêu này phản ánh quy mô chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ phản ánh về quy mô mà không phản ánh đƣợc hiệu quả của việc sử dụng chi phí.

- Kết cấu chi phí: Là chỉ tiêu phản ảnh thành phần và tỷ trọng của các khoản mục chi phí khác nhau trong tổng mức phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Giá thành sản phẩm: Là chỉ tiêu phản ánh tổng chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay một khối lƣợng sản phẩm trong kỳ. Giá thành sản phẩm có thể đƣợc xác định bằng cách: Giá thành sản xuất = Chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang cuối kỳ Tỷ suất phí: là chỉ tiêu tƣơng đối phản ánh mối quan hệ giữa tổng mức chi phí với doanh thu bán hàng thuần tuý trong kỳ. Tỷ suất phí nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, chất lƣợng quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp.

' 100 C D C Trong đó: C’: tỷ suất phí (%) C: tổng mức phí

D: tổng doanh thu bán hàng thuần tuý

- Mức hạ giá thành sản phẩm (Mz): Phản ảnh mức độ chênh lệch giữa giá thành thực tế so với giá thành kế hoạch

Mz = n i oi n i i i iZ Q Z Q 1 1 1 1 1 0 Mz: Mức hạ giá thành sản phẩm

Q0i: số lƣợng sản phẩm i sản xuất kỳ báo cáo Q1i: số lƣợng sản phẩm i sản xuất kỳ thực hiện

Zoi, Z1i: giá thành công xƣởng đơn vị sản phẩm i kỳ kế hoạch, kỳ thực hiện. Tuy nhiên công thức này chỉ áp dụng cho những sản phẩm có thể so sánh đƣợc, trong lĩnh vực xây dựng, rất khó có thể bóc tách đƣợc khối lƣợng sản phẩm công trình chi tiết và so sánh với nhau, chính vì vậy, đối với mức hạ giá thành sẽ sử dụng công thức:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Mức hạ giá thành

kế hoạch =

Giá thành dự toán của công trình, hạng mục

công trình

-

Giá thành kế hoạch của công

trình hạng Mức hạ giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch của công trình, hạng mục công trình - Giá thành thực tế của công trình hạng Tỷ lệ hạ giá thành: Phản ảnh tốc độ hạ giá thành thực tế so với giá thành theo kế hoạch, dự toán đặt ra. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

Tz = Mức hạ giá thành thực tế Giá thành kỳ thực hiện Trong đó:

Tz: tỷ lệ phần trăm thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá.

2.3.2 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Vòng quay tổng vốn Công thức:

Vòng quay tổng vốn = Doanh thu thuần

100 Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn đƣa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận

vốn kinh doanh =

Lợi nhuận thuần

x 100 Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100đ vốn bỏ vào đầu tƣ sau một năm thu đƣợc bao nhiều đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn sản xuất cho phép đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau về quy mô sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Công thức xác định:

Tỷ suất lợi nhuận giá thành (hay) lãi suất sản xuất =

Lợi nhuận thuần

100 Giá thành sản xuất

Tỷ suất lợi nhuận giá thành phản ánh hiệu quả kinh tế tính theo lợi nhuận và chi phí sản xuất. Trong trƣờng hợp không có sự biến động về giá cả và cơ cấu mặt hàng sản phẩm tiêu thụ thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành hầu nhƣ phụ thuộc hoàn toàn vào giá thành sản phẩm hàng hoá.

Mặc dù chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành phản ánh hiệu quả tổng hợp của hoạt động sản xuất, nhƣng trong chừng mực nhất định chỉ tiêu này chƣa phản ánh đƣợc đầy đủ kết quả của hoạt động trong các đơn vị hạch toán kinh tế. Bởi vì trong giá thành mới chỉ tính chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho sản phẩm hoàn thành chứ chƣa bao gồm chi phí nguyên vật liệu dự trữ, chi phí về sản phẩm dở dang và bán thành phẩm.

- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu: chỉ tiêu này đƣợc đo lƣờng bằng cách lấy lợi nhuận trƣớc thuế hoặc sau thuế chia cho doanh thu thuần.

Tỷ suất lợi nhuận

doanh thu =

Lợi nhuận trƣớc thuế (sau thuế)

x 100 Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho thấy cứ trong 100đ doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế hoặc sau thuế.

2.3.3 Nhóm các chỉ tiêu định tính

Trình độ lập dự toán chi phí: Nếu trình độ lập dự toán chi phí tốt thì dự toán chi phí của doanh nghiệp mới sát với thực tế, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc huy động vốn và kiểm soát hiệu quả quản lý chi phí của mình.

Tỷ lệ hồ sơ, chứng từ đúng quy định, chế độ kế toán: Điều này đƣợc phản ánh qua các đợt kiểm tra, kiểm toán.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1 3.1 Khái quát về công ty cổ phần lilama 69 - 1

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Lilama 69-1 Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY 69-1 Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY 69-1

Tên tiếng Anh : LILAMA 69-1 JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt : LILAMA 69-1

Vốn điều lệ : 70.150.000.000 đồng (Bảy mƣơi tỷ một trăm năm mƣơi triệu đồng).

Trụ sở chính: 17 đƣờng Lý Thái Tổ, Phƣờng Suối Hoa, thành phố Bắc

Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận ĐKKD số 21.03.000149 do Sở

KH và ĐT tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 11/01/2006.

Đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 19/06 năm 2007 Đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 03/03 năm 2008 Đăng ký thay đổi lần thứ ba ngày 17/04 năm 2008. Đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 01/09 năm 2010

Mã số thuế : 2300102253

Điện thoại : (84.0241) 821.212

Fax : (84.0241) 820.584

Website : http://www.lilama69-1.com.vn

Công ty cổ phần Lilama 69-1 là một doanh nghiệp Nhà nƣớc, thành viên của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam. Đƣợc hình thành vào năm 1961, tiền thân từ hai công trƣờng: Công trƣờng Lắp máy phân đạm Hà Bắc và công trƣờng Lắp máy nhiệt điện Uông Bí - Quảng Ninh, hai công trƣờng này sáp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn nhập lại thành xí nghiệp Lắp máy số 6, sau đó tiếp tục sáp nhập với xí nghiệp Lắp máy số 9 Hoàng Thạch - Hải Dƣơng thành Liên hợp lắp máy 69.

Sau khi hoàn thành việc lắp đặt 04 tổ máy Nhà máy nhiệt điện Phả Lại - Hải Dƣơng, mô hình tổ chức Liên hợp xét thấy không còn phù hợp với tình hình mới, thực hiện Nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng về việc Thành lập lại doanh nghiệp Nhà nƣớc ngày 27/01/1993, Bộ xây dựng ra quyết định số 06A/BXD -TCLĐ về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nƣớc, lúc này đơn vị có tên là Xí nghiệp Lắp máy 69-1 trực thuộc liên hợp các xí nghiệp Lắp máy - Bộ xây dựng, trụ sở đóng tại thị xã Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc (cũ).

Khi toàn ngành Lắp máy chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 90, ngày 02/01/1996, Bộ xây dựng ra Quyết định số: 05/BXD-TCLĐ đổi tên Xí nghiệp lắp máy 69-1 thành Công ty Lắp máy và xây dựng 69-1.

Thực hiện nghị định số 187/2004/NĐCP về việc chuyển Công ty Nhà nƣớc thành Công ty cổ phần, Quyết định số: 2054/QĐ-BXD ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Bộ trƣởng Bộ xây dựng về việc chuyển Công ty lắp máy và xây dựng 69-1 thuộc Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam thành “Công ty cổ phần LILAMA 69-1” với Vốn điều lệ ban đầu là 20.150.000.000 (hai mƣơi tỷ một trăm năm mƣơi triệu đồng).

Thực hiện Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thƣờng niên năm 2007 ngày 26/04/2007, Công ty đã tiến hành việc tăng Vốn điều lệ thêm 50.000.000.000 đồng (năm mƣơi tỷ đồng) nhằm mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Kể từ tháng 06/2007, Công ty Cổ phần Lilama 69-1 hoạt động với Vốn điều lệ là 70.150.000.000 (bảy mƣơi tỷ một trăm năm mƣơi triệu đồng).

Những đơn vị trực thuộc Công ty gồm có: Xí nghiệp Lắp máy và xây

dựng Sao Mai, Xí nghiệp cơ điện; Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Bắc Ninh; Các đội lắp máy số 1,2,3,4, 5, 6,7,8, 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.1.2 Ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động

Công ty cổ phần Lilama 69-1 hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2300102253 ngày (đăng ký thay đổi lần 4) do Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Bắc Ninh cấp phép, bao gồm các ngành nghề chủ yếu sau đây:

- Gia công chế tạo thiết bị đồng bộ cho các nhà máy: Xi măng, điện, dầu khí; Các thiết bị phi tiêu chuẩn, kết cấu thép; Chế tạo, lắp đặt, duy tu sửa chữa các thiết bị nâng, thiết bị chịu áp lực, thiết bị lò hơi trung và cao áp, các loại

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Lilama 691 (Trang 43 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)