Hiệu quả sản xuất kinhdoanh

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Lilama 691 (Trang 87 - 91)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4 Hiệu quả sản xuất kinhdoanh

3.2.4.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc công ty đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đại hội cổ đông đề ra. Trong Hội đồng Quản trị công ty có một số thành viên là thành viên Ban giám đốc Công ty (Tổng Giám đốc và một Phó Tổng Giám đốc là thành viên Hội đồng quản trị) nên việc giám sát của Hội đồng Quản trị đối với Tổng giám đốc luôn đƣợc thực hiện sâu sát, kịp thời đƣa ra những chỉ đạo nhằm giúp Ban giám đốc Công ty điều hành hoạt động SXKD một cách thuận lợi, hiệu quả. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tuy từ 2010 đến 2012 có năm 2012 chƣa hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đại hội đồng cổ đông đề ra nhƣng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của L61 vẫn đáng đƣợc ghi nhận.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đƣợc thể hiện qua Bảng 3.11.

Bảng 3.11: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Đơn vị tính: Triệu đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

2010 2011 +/- % 2012 +/- %

Tổng vốn kinh doanh 287.233 396.014 108.781 37,80 469.968 73.954 18,67

Tổng doanh thu thuần 327.885 420.210 92.325 28 514.031 93.821 22

Lợi nhuận trƣớc thuế 17.869 17.322 547 -3,06 20.82 3.498 20,19

Tổng giá thành 284.629 355.895 71.266 25.0 436.137 80.242 2,0

Vòng quay tổng vốn 1,14 1,06 0,08 7.0 1,09 0,03 (14,0)

Tỷ suất LN giá thành (%) 6,27 4,86 -1.41 -22.5 4,63 0,11% (16,0)

Tỷ suất LN vốn kinh doanh (%) 6,2 4,47 -1,8 -29.7 4,43 0,06 1,3

Tỷ suất LN trên doanh thu (%) 5,45 4,12 -1,33 (24,4) 4,05 -0.07 -1,7

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Lilama 69 -1)

Tổng vốn kinh doanh của L61 tăng qua các năm, từ 287.233 triệu đồng năm 2010 lên 469.968 triệu đồng năm 2012 (tăng 63,61% so với năm 2010). Với đặc thù ngành xây dựng nên vòng quay tổng vốn của Công ty tƣơng đối thấp. Năm 2010, vốn kinh doanh quay đƣợc 1,14 vòng, năm 2011 hiệu quả kinh doanh có dấu hiệu xấu hơn do ảnh hƣởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế nên tổng vốn kinh doanh giảm còn 1,06 vòng trong cả năm. Tuy nhiên, năm 2012 vòng quay vốn kinh doanh tăng nhẹ lên mức 1,09 vòng. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang có chiều hƣớng giảm. Nguyên nhân một phần là do khủng hoảng của nền kinh tế, sự đóng băng của thị trƣờng bất động sản và cơ chế thắt chặt tín dụng của ngân hàng… Tuy nhiên khi so sánh với hệ số trung bình ngành, vòng quay tổng tài sản của ngành xây dựng chỉ đạt 0,64 vòng/1 năm. Điều này phản ánh so với trong ngành xây dựng, Công ty vẫn đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và chiếm lĩnh vị trí nhất định trong ngành.

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận cũng giúp cho ta đánh giá rõ hơn đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của Công ty giảm qua các năm, năm 2010, Công ty cứ bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì thu về đƣợc 6,2 đồng lợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn nhuận trƣớc thuế, tuy nhiên chỉ số này lại giảm qua các năm. Năm 2011, Công ty bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì thu về đƣợc 4,47 đồng lợi nhuận trƣớc thuế, sang năm 2012 thì chỉ thu đƣợc 4,43 đồng lợi nhuận trƣớc thuế. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh trung bình của ngành là 3%, nghĩa là so với ngành tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc xếp vào loại cao, cho thấy nhìn chung doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn có hiệu quả. Nhƣng xét trong quá trình phát triển và nội tại công ty, thì tỷ suất này có xu hƣớng thụt lùi, làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng, nguyên nhân là do doanh nghiệp bỏ ra nhiều chi phí vốn vốn, nhƣng tốc độ vốn kinh doanh tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận, Công ty cần chú ý nhiều hơn về hiệu quả sử dụng vốn để tăng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh.

Tuy doanh thu có sự tăng trƣởng qua các năm từ 2010 đến 2013 nhƣng tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên doanh thu cũng có xu hƣớng giảm. Năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu thì thu đƣợc 5,45 đồng lợi nhuận, năm 2011 thì 100 đồng doanh thu thu đƣợc 4,12 đồng lợi nhuận và đến năm 2012, tỷ suất này lại giảm tiếp khi 100 đồng doanh thu chỉ thu đƣợc 4,05 đồng lợi nhuận. Điều này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng giảm khi các khoản mục chi phí, giá thành có xu hƣớng tăng nhƣng tốc độ tăng lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trƣởng doanh thu.

Với những thực tế về hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm nêu trên, Công ty cần làm rõ nguyên nhân và có những giải pháp tích cực để quản lý chi phí, tăng lợi nhuận.

3.2.4.2 Ảnh hưởng của quản lý chi phí đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lƣợc sản xuất kinh doanh có một điều vô cùng quan trọng mà không một công ty nào đƣợc phép bỏ qua là phải tính đến việc các chi phí sẽ đƣợc quản lý và sử dụng nhƣ thế nào, xem các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả nhƣ mong muốn ban đầu hay không? Có thể nói, tri thức quản lý chi phí là một yếu tố thiết yếu trong đầu tƣ và kinh doanh. Nếu không có kiến thức cơ bản về quản lý chi phí, thì ngƣời lãnh đạo, quản lý không thể nào nhận biết đƣợc tình hình thực tế của những dự án đầu tƣ, các kế hoạch kinh doanh cũng nhƣ thực trạng hoạt động của công ty.

Rõ ràng yếu tố chi phí luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ kế hoạch mở rộng và tăng trƣởng kinh doanh nào. Các công ty muốn tăng trƣởng và đẩy mạnh lợi nhuận cần không ngừng tìm kiếm những phƣơng thức quản lý và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn, chi phí kinh doanh, đồng thời phải tái đầu tƣ các khoản tiền đó cho những cơ hội tăng trƣởng triển vọng nhất.

Mặc dù qua các năm cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn đạt mức lợi nhuận nhất định nhƣng xét trên góc độ tƣơng đối thì tỷ suất lợi nhuận giảm, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giảm, vòng quay vốn và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm. mặc dù chịu nhiều ảnh hƣởng bởi môi trƣờng kinh tế nói chung nhƣng cũng do những tác động của các nhân tố nội tại trong doanh nghiệp, cụ thể các khoản chi phí trong doanh nghiệp tăng lên làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm, cụ thể nhƣ chi phí sử dụng vốn tăng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, từ đó có ảnh hƣởng không tốt đến doanh nghiệp.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn tiết kiệm chi phí và nâng cao lợi nhuận, chi phí và lợi nhuận có mối quan hệ nghịch với nhau. Nếu chi phí tăng lên và xét trong mối quan hệ với doanh thu sẽ xảy ra hai trƣờng hợp, nếu tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí, khi đó lợi nhuận tăng lên là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp, và trƣờng hợp thứ hai nếu tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu sẽ làm cho lợi nhuận giảm, hiện tại thực trạng chi phí tại Công ty CP Lilama 69-1 đang rơi trong tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

trạng thứ hai nên công ty cần có biện pháp tăng cƣờng quản lý chi phí để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa.

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Lilama 691 (Trang 87 - 91)