Quản lý khoản mục chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Lilama 691 (Trang 65 - 84)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2 Quản lý khoản mục chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

3.2.2.1 Phương pháp hạch toán

a. Hạch toán chi phí sản xuất

* Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất

Tại Công ty Cổ phần LiLama 69 -1, với tính chất phức tạp của công nghệ và sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, có cấu tạo vật chất riêng, mỗi công trình, hạng mục công trình có dự toán thiết kế thi công riêng nên đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất có thể là công trình, hạng mục công trình.

* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Phƣơng pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phƣơng pháp sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giới hạn của mỗi đối tƣợng kế toán chi phí. Tại Công ty Cổ phần LiLama 69 - 1 dùng các phƣơng pháp tập hợp chi phí theo các khoản mục chi phí gồm: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC. Trong từng đơn vị thi công lại đƣợc tập hợp theo từng đối tƣợng tập hợp chi phí theo công trình, hạng mục công trình.

Đối với chi phí nguyên vật liệu: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chí phí sản xuất sản phẩm xây lắp, bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ đƣợc sử dụng trực tiếp cho việc sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn xuất sản phẩm xây lắp. Nguyên vật liệu chính bao gồm: sắt thép, cáp điện, kết cấu thép,…; Nguyên vật liệu phụ bao gồm: sơn, đinh, bul lông, que hàn....

Khi sử dụng, chi phí nguyên vật liệu phải tính theo giá thực tế. Giá thực tế của nguyên vật liệu mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh không chịu thuế giá trị gia tăng là giá không có thuế giá trị gia tăng bao gồm: Giá mua theo hoá đơn gồm cả thuế nhập khẩu (nếu có) cộng với chi phí mua thực tế (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản...). Giá thực tế của nguyên vật liệu mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh không chịu thuế giá trị gia tăng là tổng giá hạch toán.

Trong kỳ, nguyên vật liệu sử dụng cho hạng mục công trình nào thì phải tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở cac chứng từ gốc (theo giá trị và số lƣợng thực tế đã xuất dùng). Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình đã hoàn thành tiến hành chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào các tài khoản liên quan phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của công trình xây lắp trong kỳ kế toán.

Công ty đã xây dựng và ban hành quy định về việc mua sắm, quản lý, cấp phát, sử dụng, quyết toán vật tƣ kim khí cho công tác gia công, chế tạo cơ khí; quy định về cấp phát xăng, dầu cho động cơ nổ; quy định về mua sắm, cấp phát và sử dụng vật tƣ. Công tác nhập, xuất vật tƣ về cơ bản đƣợc thực hiện tuân thủ các quy định nội bộ, mua bán vật tƣ có hợp đồng, hóa đơn theo quy định. Vật tƣ xuất dùng còn tồn tại các công trƣờng đƣợc kiểm kê, nhập kho và xuất dùng cho các công trình khác.

Để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu ở mỗi kho, kế toán theo dõi tình hình tăng giảm từng loại vật liệu và nhập bảng kê khai chi tiết cùng với phiếu nhập, xuất kho. Kế toán của Công ty dựa trên những chứng từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

này kèm theo báo cáo sử dụng NVL trong kỳ của bộ phận thi công để tính chi phí NVL phát sinh trong kỳ đồng thời phòng tài chính kế toán của Công ty cũng cử ngƣời xuống kiểm tra tình hình nguyên vật liệu tồn kho thực tế để so sánh với số liệu ghi trên sổ sách. Từ đó có thể thấy đƣợc tình hình quản lý nguyên vật liệu ở kho có tốt hay không, có bị hao hụt mất mát hay không.

Chi phí nhân công trực tiếp là các hao phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp bao gồm cả khoản phải trả cho ngƣời lao động trong biên chế của doanh nghiệp và cả lực lƣợng lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính trên quỹ lƣơng công nhân trực tiếp tham gia hoạt động xây lắp; không bao gồm lƣơng công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công, tiền lƣơng công nhân xây lắp và vận chuyển ngoài cự ly thi công.

Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phát sinh ở các đội sản xuất bao gồm: lƣơng nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lƣơng (kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lƣơng phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội thuộc biên chế doanh nghiệp, chi phí tiền lƣơng nhân viên sửa chữa, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài (gồm thuê phƣơng tiện, máy móc thiết bị thi công, thầu phụ…) và các chi phí bằng tiền khác.

Khoản chi phí sản xuất chung nào chỉ liên quan trực tiếp đến công trình, hạng mục công trình nào thì hạch toán theo dõi phân bổ trực tiếp cho công trình hay hạng mục công trình đó. Các chi phí chung phát sinh không thể tách riêng cho từng công trình, hạng mục công trình đƣợc thì tổng hợp, sau đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn tiến hành phân bổ cho từng đối tƣợng có liên quan. Đối với chi phí sản xuất chung cần phải phân bổ thì cần lựa chọn tiêu thức phân bổ cho phù hợp. Hiện tại Công ty đang căn cứ trên tiền lƣơng chính của công nhân trực tiếp sản xuất để phân bổ chi khoản chi phí chung này.

b. Hạch toán giá thành sản phẩm

* Đối tượng và kỳ tính giá thành trong Công ty Cổ phần LiLama 69 -1

Do đặc điểm, quy mô sản xuất, ngành nghề kinh doanh và trình độ quản lý trong mỗi doanh nghiệp có ảnh hƣởng trực tiếp đến căn cứ tính giá thành và phƣơng pháp tính giá thành. Quy trình công nghệ của xây dựng cơ bản nói chung kiểu quy trình công nghệ khá phức tạp, sản phẩm mang tính đơn chiếc, giá trị sản phẩm thƣờng lớn hơn nhiều so với những sản phẩm hàng hoá thông thƣờng, chi phí đầu tƣ cho một công trình rải trong một thời gian dài. Do thời gian xây dựng công trình kéo dài nên đối tƣợng tính giá thành ở Công ty đƣợc xác định là các công trình hoàn thành bàn giao hoặc từng hạng mục công trình, từng phần việc đã đƣợc chủ đầu tƣ ký nghiệm thu thanh toán khối lƣợng theo tiến độ.

Kỳ tính giá thành của Công ty đã chọn là theo quý và tổng hợp theo năm tài chính đảm bảo cung cấp thông tin chính xác về giá thành sản phẩm.

* Phương pháp hạch toán giá thành ở Công ty Cổ phần LiLama 69 -1

Ở Công ty, đối tƣợng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình. Công ty tiến hành tính giá thành theo phƣơng pháp trực tiếp, tập hợp chi phí tính giá thành theo từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Với mỗi công trình từ khi bắt đầu chuẩn bị các điều kiện thi công, khởi công xây dựng đều đƣợc lập sổ chi tiết Tài khoản 621 - chi phí NVL trực tiếp, Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp, Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

chung cho công trình đó. Việc thực hiện tính giá thành sản phẩm đƣợc tiến hành theo quý khi lập báo cáo tài chính quý và tổng hợp theo năm tài chính.

Đối với những công trình, hạng mục công trình thi công trong thời gian ngắn, đƣợc quy định thanh toán một lần sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao là tổng số chi phí phát sinh từ lúc khởi đầu đến lúc hoàn thành bàn giao tức là bằng chi phí thực tế khối lƣợng xây lắp dở dang đầu kỳ cộng khối lƣợng xây lắp phát sinh trong kỳ.

Đối với những công trình, hạng mục công trình đƣợc nghiệm thu, thanh toán theo giai đoạn quy ƣớc thì giá thành khối lƣợng xây lắp hoàn thành bàn giao đƣợc căn cứ vào hồ sơ thanh toán (chấp nhận của bên A).

3.2.2.2 Phân tích thực trạng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty

a. Phân tích thực trạng chi phí

Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, Công ty Cổ phần LiLama 69 - 1 tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dựa trên yếu tố của chi phí. Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tổng hợp hạch toán và ghi sổ tổng hợp, chi tiết theo dõi theo từng yếu tố chi phí, theo từng công trình, hạng mục công trình.

Bảng 3.6: Kết cấu chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần LiLama 69 - 1 từ năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 2011/2010 Năm 2012 2012/2011 +/- % +/- %

Chi phí nguyên vật liệu 105.230 116.224 10.994 10,45 147.581 31.357 26,98

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chi phí khấu hao TSCĐ 8.765 9.565 800 9,13 11.589 2.024 21,16

Chi phí dịch vụ mua ngoài 82.574 119.324 36.750 44,51 113.035 (6.289) (5,27)

Thuế, phí, lệ phí 458 678 220 48,03 1.119 441 65,04

Chi phí dự phòng 987 1.189 202 20,47 4.630 3.441 289,40

Chi phí khác bằng tiền 781 990 209 26,76 6.987 5.997 605,76

Tổng 328.584 397.625 69.041 21,01 441.325 43.700 10,99

(Nguồn: Báo cáo tài chính Lilama 69 - 1 từ năm 2010 - 2012)

Tổng chi phí sản xuất của Công ty từ năm 2010 tới năm 2012 đều có xu hƣớng tăng do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Năm 2010, tổng chi phí sản xuất là 328.584 triệu đồng, năm 2011 chi phí sản xuất là 397.625 triệu đồng, tăng thêm 69.041 triệu đồng tƣơng ứng với 21,01%. Đà tăng này vẫn tiếp tục trong năm 2012, so với năm trƣớc, tổng chi phí sản xuất tăng thêm 43.700 triệu đồng, tƣơng ứng với 10,99% và ở mức 441.325 triệu đồng. Xu hƣớng tăng chi phí sản xuất qua các năm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một mặt là do tăng trƣởng về quy mô sản xuất, mặt khác cũng do tác động của xu hƣớng biến động của giá cả thị trƣờng các yếu tố đầu vào. Do vậy, để đánh giá chính xác về trình độ quản lý chi phí sản xuất của Công ty, ta cần đánh giá trong mức tƣơng quan với đà tăng trƣởng của doanh thu cũng nhƣ đi sâu vào phân tích các khoản mục chi phí cụ thể.

32% 40% 3%

25%

Năm 2010

Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nhâ n công Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Thuế, phí, lệ phí

Chi phí dự phòng Chi phí khác bằng tiền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Biểu đồ 3.2: Kết cấu chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần LiLama 69-1 2010 - 2012

(Nguồn: Báo cáo tài chính Lilama 69 - 1 từ năm 2010 - 2012)

Trong kết cấu chi phí trong những năm gần đây, ta dễ dàng nhận thấy, chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí nhân công và cũng có xu hƣớng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010, chi phí nhân công là 129.798 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 40%. Năm 2011, chi phí nhân công là 149.655 triệu đồng, tăng thêm 19.866 triệu tƣơng ứng với 15,31%, tỷ trọng cũng chiếm 39%. Năm 2012, chi phí nhân công tăng thêm 6.729 triệu đồng, tƣơng ứng với 4,5% ở mức 156.384 triệu và tỷ trọng có xu hƣớng giảm nhẹ ở mức 35%. Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất đƣợc đánh giá là phù hợp với đặc thù ngành xây dựng. Với số lƣợng hơn 20 công trình thi công trong năm 2010 và 2011 nhƣng trị giá của các công trình tăng đáng kể trong năm 2011, thì chi phí nhân công tăng là tất nhiên. Trong năm 2012, doanh thu tăng 22% so với năm 2011, chi phí nhân công tăng 4,5%. Điều này một phần là do trong năm Công ty đã điều chỉnh tăng lƣơng theo định kỳ cho nhân viên, mặt khác trong năm 2012, nhiều công trình cần đẩy nhanh tốc độ thi công nên

33% 35% 3% 26% 1% 2% Năm 2012 Năm 2011 29% 39% 2% 30%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn cần huy động nhiều thời gian làm thêm giờ của công nhân cũng nhƣ tuyển dụng thêm nhiều chuyên gia nƣớc ngoài giàu kinh nghiệm làm việc nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng chi phí nhân công giảm hơn do công tác tuyển dụng nhân công làm việc khó khăn, Công ty phải lựa chọn giải pháp thuê thêm thầu phụ để thực hiện thi công công trình để đảm bảo tiến độ. Bên cạnh đó còn do tỷ trọng doanh thu năm 2012 của công tác gia công chế tạo lớn hơn năm 2011, giá trị vật tƣ lớn nên tỷ trọng nhân công năm 2012 tăng thấp hơn.

Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là chi phí nguyên vật liệu. Năm 2010, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng 32% tƣơng ứng với 105.230 triệu đồng. Năm 2011, chi phí nguyên vật liệu là 116.224 triệu (tăng thêm 10.994 triệu tƣơng ứng với 10,45%), tỷ trọng là 29%. Quy mô của các công trình thi công trong năm này đều tăng, do vậy chi phí NVL cũng tăng tƣơng ứng. Năm 2012, chi phí NVL cũng tăng thêm 31.357 triệu đồng, tƣơng ứng với mức độ tăng khá lớn 26,98% do vậy tỷ trọng chi phí NVL trong tổng chi phí cũng tăng lên 34%.

Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài, trong những năm qua cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng từ 25% tới 30%. Năm 2010, chi phí dịch vụ mua ngoài ở mức 82.574 triệu đồng. Năm 2011, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng khá nhiều 36.750 triệu đồng tƣơng ứng với 44,51% và năm 2012, chi phí dịch vụ mua ngoài cũng ở mức 113.035 triệu đồng. Trong chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty có một phần không nhỏ là chi phí thầu phụ. Để đảm bảo chất lƣợng các công trình xây dựng, Công ty có thuê nhà thầu phụ nƣớc ngoài để thực hiện dự án. Với những nhà thầu phụ ngoài nƣớc này, họ có kinh nghiệm và năng lực tốt nhƣng chƣa có nhiều kinh nghiệm thi công công trình ở Việt Nam nhƣ các nhà thầu trong nƣớc nên phải mất nhiều thời gian tìm hiểu về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn các quy định của Việt Nam, tìm hiểu về thời tiết, khí hậu. Mặt khác, Công ty mất nhiều thời gian lựa chọn và huy động nhà thầu phụ, cũng nhƣ xử lý các nhà thầu phụ khi không đáp ứng yêu cầu; huy động thiết bị và mọi mặt đều chậm, năng suất rất thấp so với nhân lực và thiết bị có mặt trên hiện trƣờng. Chính điều này cũng làm tăng chi phí của Công ty trong những năm qua.

Để phân tích rõ hơn về tình hình quản lý chi phí của Công ty, ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu các khoản chi phí gián tiếp có ảnh hƣởng lớn tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong những năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2010 và 2011, lãi suất cho vay của các ngân hàng thƣơng mại tăng cao. Do vậy, đã đẩy chi phí tài chính của Công ty tăng trong 3 năm vì chủ yếu chi phí tài chính là chi phí lãi vay ngân hàng. Trong năm 2012, do tác động của chính sách nên lãi vay đã giảm để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng. Tuy lãi suất năm 2012 phần nào giảm xuống nhƣng vì doanh thu trong năm của Công ty tăng trƣởng cao (tăng 22% so với năm 2011), trong khi đó các khoản đầu tƣ ra ngoài doanh nghiệp lớn (mức đầu tƣ là 22.000 triệu đồng, chiếm 31,36% vốn điều lệ), do kinh tế khó khăn không thoái đƣợc số vốn đã đầu tƣ nên để đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty phải tăng vay vốn tại các ngân hàng thƣơng mại. Điều này đã khiến chi phí tài chính của Công ty trong năm 2012 vẫn tiếp tục tăng và ở mức 31.472 triệu đồng. Nhƣ vậy, trong khi các DN xây dựng khác gặp khó khăn trong huy

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Lilama 691 (Trang 65 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)