Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinhdoanh và giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Lilama 691 (Trang 30 - 129)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinhdoanh và giá thành sản phẩm

Mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thì doanh nghiệp đó phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định để tiến hành sản xuất ra sản phẩm. Từ đó ta thấy chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, giá thành sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc vào chi phí cao hay thấp.

“Chi phí sản xuất và giá thành đều giống nhau về chất: đều biểu hiện bằng tiền các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá nhƣng trong phạm vi và nội dung của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có những điểm khác nhau. ” (Nguyễn Tấn Bình, tr123, 2005)

Chi phí sản xuất là tính toàn bộ những chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Giá thành sản phẩm thì giới hạn số chi phí sản xuất có liên quan đến một khối lƣợng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

Nhƣ vậy, về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giống nhau, chúng đều là các hao phí về lao động và các hao phí vật chất của doanh nghiệp. Tuy vậy giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau trên các phƣơng diện sau:

- Về thời gian: Chi phí sản xuất gồm toàn bộ chi phí lao động sống và lao động vật hoá do doanh nghiệp chi ra trong một thời kỳ nhất định, còn giá thành lại là những khoản chi phí đƣợc quy định vào thời kỳ đó. Ví dụ nhƣ khoản chi phí chờ phân bổ. Vì là khoản chi lớn đã chi ra trong một kỳ nhất định nhƣng nhằm đảm bảo cho giá thành ổn định và hợp lý, chỉ một bộ phận chi phí này đƣợc tính vào kỳ đó, phần còn lại phải chờ để phân bổ dần cho kỳ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Về đối tƣợng hạch toán:

Chi phí sản xuất biểu hiện toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp cho toàn bộ sản phẩm đƣợc sản xuất, trong khi đó giá thành sản phẩm lại biểu hiện những chi phí sản xuất của doanh nghiệp tính cho các sản phẩm thuộc đối tƣợng tính giá thành trong kỳ (tuỳ theo ngành khác nhau mà đối tƣợng tính giá thành khác nhau).

- Về mặt lƣợng:

Chi phí sản xuất và giá thành có thể khác nhau khi có sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Sự khác nhau này thể hiện ở công thức tính giá thành tổng quát sau:

Zsx = D đk + C - D ck Trong đó: Zsx: Tổng giá thành sản phẩm sản xuất

D đk: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ. D ck: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ C: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ.

Nhìn chung, giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc lãng phí hay tiết kiệm lao động xã hội. Nói cách khác, nó phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tƣ, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp. Việc quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn trên là tiền đề, cơ sở để hạ giá thành sản phẩm và ngƣợc lại. Đó là đòi hỏi khách quan khi các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kinh tế.

1.1.5 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm

1.1.5.1 Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ việc áp dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất là nhân tố cực kỳ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn quan trọng cho phép các doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm và thành công trong kinh doanh.

Máy móc hiện đại dần dần thay thế sức ngƣời trong những công việc lao động nặng nhọc cũng nhƣ đòi hỏi sự tinh vi, chính xác và từ đó làm thay đổi điều kiện của quá trình sản xuất. Với trình độ chuyên môn hoá, tự động hoá cao, với sự ra đời của các công nghệ mới, không chỉ có chi phí về tiền lƣơng đƣợc hạ thấp mà còn hạ thấp cả mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm. Nhiều loại vật liệu mới ra đời với tính năng tác dụng hơn, chi phí thấp hơn cũng làm cho chi phí nguyên vật liệu đƣợc hạ thấp.

1.1.5.2 Tổ chức sản xuất và sử dụng con người

Đây là một nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong sản xuất. Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý, loại trừ đƣợc tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy, có tác dụng rất lớn thúc đẩy nâng cao năng suất lao động giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm - dịch vụ.

1.1.5.3 Nhân tố tổ chức quản lý tài chính doanh nghiệp

Nhân tố này tác động mạnh mẽ tới chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm. Bởi lẽ chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vật hoá qua đó ta thấy để sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có một lƣợng vốn tiền tệ nhất định, qua quá trình sản xuất lƣợng vốn tiền tệ này sẽ bị tiêu hao nên việc quản lý và sử dụng chúng tốt là một trong những hoạt động tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính có tác động lớn tới việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm từ đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Đây cũng là một trong các yếu tố ảnh hƣởng lớn tới chi phí SXKD và giá thành sản phẩm. Nói đến các yếu tố đầu vào, ngƣời ta thƣờng nói đến các yếu tố nhƣ: con ngƣời, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vốn, .... Nếu nhân công, máy móc thiết bị cần phải thuê, mua với giá cao, nguyên vật liệu cần mua giá tăng, vốn huy động lãi suất cao sẽ gây khó khăn cho kế hoạch giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp kinh doanh.

1.1.6 Các biện pháp làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm

Phấn đấu giảm phí và hạ giá thành là biện pháp chủ yếu để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn giảm chi phí và hạ giá thành thì phải thực hiện đồng bộ nhiều phƣơng hƣớng, biện pháp sau:

1.1.6.1 Giảm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng trong giá thành sản phẩm

Trong giá thành sản phẩm, để tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, năng lƣợng cần phải cải tiến kết cấu của sản phẩm, cải tiến phƣơng pháp công nghệ, sử dụng tổng hợp nguyên liệu, lợi dụng triệt để phế liệu, sử dụng vật liệu thay thế, giảm tỷ lệ phế phẩm, bảo quản, vận chuyển.

Tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lƣợng sẽ làm cho chi phí nguyên vật liệu...trong giá thành giảm và sẽ làm cho giá thành giảm nhiều vì trong kết cấu giá thành tỷ trọng nguyên vật liệu chiếm bộ phận lớn nhất, có doanh nghiệp chiếm từ 60-80%.

1.1.6.2 Giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm

Muốn giảm chi phí tiền lƣơng trong giá thành sản phẩm cần tăng nhanh năng suất lao động, bảo đảm cho năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lƣơng bình quân và tiền công. Nhƣ vậy cần: cải tiến tổ chức sản xuất, cải tiến tổ chức lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, nâng cao trình độ cơ giới hoá tự động hoá, hoàn thiện định mức lao động, tăng cƣờng kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn thuật lao động, áp dụng các hình thức tiền lƣơng, tiền thƣởng và trách nhiệm vật chất để kích thích lao động, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật công nhân. Tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lƣơng bình quân và tiền công sẽ cho phép giảm chi phí tiền lƣơng trong giá thành sản phẩm do đó khoản mục tiền lƣơng trong giá thành sản phẩm sẽ giảm theo tỷ lệ với tỷ trọng tiền lƣơng trong giá thành.

1.1.6.3 Giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm

Muốn giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm cần phấn đấu tăng nhanh, tăng nhiều sản phẩm hàng hoá sản xuất ra.

Tốc độ tăng và quy mô tăng sản phẩm hàng hoá sẽ làm cho chi phí cố định trong giá thành sản phẩm giảm vì tốc độ tăng chi phí cố định chậm hơn tốc độ tăng quy mô và sản lƣợng. Nói cách khác là tốc độ tăng chi phí cố định không lệ thuộc với tốc độ và quy mô tăng của sản lƣợng. Để tăng sản lƣợng hàng hoá cần phải sản xuất nhiều. Muốn sản xuất nhiều thì phải sản xuất nhanh trên cơ sở tăng năng suất lao động, phải mở rộng quy mô sản xuất, tinh giảm bộ máy quản lý doanh nghiệp, giảm các hao hụt mất mát do ngừng sản xuất gây ra.

1.2 Lý luận về công tác quản lý, quản lý chi phí, hiệu quả của quản lý

1.2.1 Khái niệm về quản lý

Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong tổ chức các nhân sự nói chung là hành động đƣa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện mục tiêu chung. (PGS. TS Đồng Thị Thanh Phƣơng, 2010)

Quản lý (tiếng Anh là Management, tiếng lat. manum agere - điều khiển bằng tay) đặc trƣng cho quá trình điều khiển và dẫn hƣớng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thƣờng là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tƣ, trí thực và giá trị vô hình).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Đầu thế kỷ 20 nhà văn quản lý Mary Parker Follett định nghĩa quản lý là "nghệ thuật khiến công việc đƣợc làm bởi ngƣời khác".

Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Trong đó, các nguồn nhân lực có thể đƣợc sử dụng và để quản lý nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên nhiên. Quản lý đặc trƣng cho quá trình điều khiển và hƣớng dẫn tất cả các bộ phận của một tổ chức, thƣờng là tổ chức kinh tế, thong qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tƣ, tri thức và giá trị vô hình).

* Nhiệm vụ cơ bản của quản lý

- Hoạch định: Xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong tƣơng lai (ngày mai, tuần tới, tháng tới, năm sau, trong 5 năm sau…) và lên các kế hoạch hành động.

- Tổ chức: Sử dụng một cách tối ƣu các tài nguyên đƣợc yêu cầu để thực hiện kế hoạch.

- Bố trí nhân lực: Phân tích công việc, tuyên mộ và phân công từng cá nhân cho từng công việc thích hợp.

- Lãnh đạo, động viên: Giúp nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn để đạt đƣợc các kế hoạch

- Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế hoạch có thể đƣợc thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra)

1.2.2 Khái niệm về quản lý, kiểm soát chi phí

Chi phí là một nội dung quan trọng trong hoạt động tài chính của mỗi doanh nghiệp. Quản lý chi phí là một chức năng quản lý có ý thức và rất quan trọng trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Đó là sự tác động của chủ thể quản lý nhằm nhận biết, hiểu biết các nội dung chi phí nhằm sử dụng hiệu quả nhất các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Đề làm tốt chức năng các nhà quản lý cần đặt ra câu hỏi: Doanh nghiệp có những khoản mục chi phí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn nào? Tiêu chuẩn định mức là bao nhiêu? Chi phí nào chƣa hợp lý? Nguyên nhân vì sao? Biện pháp giải quyết.

Để tiến hành kiểm soát chi phí các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải đƣa ra các tiêu chuẩn, nội dung và mục tiêu kiểm soát chi phí, dựa trên các nguyên tắc thống nhất. Từ đó xây dựng hệ thống kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp với những hình thức kiểm soát thích hợp, cùng chi phí kiểm soát, phƣơng tiện công cụ đƣợc sử dụng cho hoạt động kiểm soát này và cuối cùng đi tới các giải pháp điều chỉnh. (Cụ thể trên sơ đồ 1.1)

Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm soát chi phí

Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm soát chi phí

* Tính tất yếu của kiểm soát chi phí

Có nhiều nguyên nhân làm cho kiểm soát chi phí trở thành chức năng tất yếu của quản lý. Kiểm soát chi phí là nhu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện các quyết định trong quản lý lĩnh vực tài chính. Thẩm định đúng sai, hiệu quả của các khoản chi phí. Đồng thời kiểm soát đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn tính hợp lý và khi kiểm soát chi phí đƣợc mở rộng đối tƣợng tham gia trong toàn doanh nghiệp sẽ tăng khả năng hợp tác hiệu quả giữa các ban ngành, đồng thời sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hƣớng tới mục tiêu lợi nhuận lâu bền.

* Vai trò của kiểm soát chi phí:

Khi công tác quản lý chi phí tốt sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, từ đó làm tăng lợi nhuận.

Ngoài ra cũng giúp doanh nghiệp đánh giá đƣợc công tác quản lý tại doanh nghiệp mình đã đạt hiệu quả hay chƣa?

1.2.3 Hiệu quả quản lý

Có thể nói rằng, chỉ khi nào ngƣời ta quan tâm đến hiệu quả thì ngƣời ta mới quan tâm đến hoạt động quản trị, hay lý do tồn tại của hoạt động quản trị chính là vì muốn có hiệu quả. Vậy hiệu quả là gì? Có nhiều khái niệm đề cập đến hiệu quả, sau đây là một khái niệm đơn giản và dễ hiểu nhất.

Khái niệm: Hiệu quả (HQ) là tỷ lệ so sánh giữa kết quả đạt đƣợc (KQ) với những chí phí đã bỏ ra (CP). Vậy: HQ = KQ/CP.

Nếu biết cách quản trị thì sẽ có hiệu quả, có nghĩa là kết quả đạt đƣợc nhiều hơn so với chi phí bỏ ra (KQ > CP => HQ >1).

Nếu không biết cách quản trị thì cũng có thể đạt kết quả, nhƣng không có hiệu quả, có nghĩa là chi phí nhiều hơn so với kết quả đạt đƣợc ((KQ < CP => HQ <1).

Nhƣ vậy, ta có thể so sánh đƣợc giữa chỉ tiêu hiệu quả và kết quả nhƣ sau:

Bảng 1.1: Bảng so sánh kết quả và hiệu quả

Kết quả Hiệu quả

Gắn liền với mục tiêu, mục đích Gắn liền với phƣơng tiện

Làm đúng việc (doing the right things) Làm đƣợc việc (doing things right) Có thể tỷ lệ thuận với CP Tỷ lệ thuận với KQ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Có thể tỷ lệ nghịch với CP Tỷ lệ nghịch với CP, càng ít tốn

kém nguồn lực thì HQ càng cao Qua bảng so sánh trên, ta có thể thấy trong thực tế hoạt động quản trị sẽ có hiệu quả khi xảy ra các trƣờng hợp sau:

- Giảm chi phí đầu vào, tăng số lƣợng sản phẩm đầu ra

- Giảm chi phí đầu vào, giữ nguyên số lƣợng sản phẩm đầu ra - Giữ nguyên các yếu tố đầu vào, gia tăng sản lƣợng đầu ra

- Tăng chi phí đầu vào, tăng sản lƣợng đầu ra sao cho tốc độ tăng sản lƣợng đầu ra cao hơn tốc độ tăng chi phí đầu vào.

- Giảm chi phí đầu vào, giảm sản lƣợng đầu ra nhƣng tốc độ giảm sản lƣợng đầu ra thấp hơn tốc độ giảm chi phí đầu vào.

Trong hoạt động kinh tế nói chung, nhất là trong một nền kinh tế thị trƣờng ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt, tất cả các tổ chức luôn luôn đặt vấn đề hiệu quả lên hàng đầu, muốn vậy hoạt động quản trị sẽ là một công cụ giúp cho các tổ chức thực hiện đƣợc điều đó.

Nhƣ vậy, hiệu quả quản lý là việc đạt đƣợc mục tiêu theo đúng tiến độ với chi phí thấp nhất trong điều kiện nguồn lực về con ngƣời, vật chất, kinh phí. Để đạt đƣợc hiệu quả trong công tác quản lý, cần phải triển khai và tận dụng triệt để nguồn lực trong doanh nghiệp.

Trong công tác quản lý chi phí, doanh nghiệp đạt đƣợc hiệu quả quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Lilama 691 (Trang 30 - 129)