5. Kết cấu của luận văn
4.1 Mục tiêu, phƣơng hƣớng đối với công tác quản lý chi phí tại Công ty
4.1 Mục tiêu, phƣơng hƣớng đối với công tác quản lý chi phí tại Công ty cổ phần Lilama 69 -1 cổ phần Lilama 69 -1
4.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Lilama 69 - 1 trong thời gian tới
Với tầm nhìn và sứ mệnh: “Lilama 69-1 là sự lựa chọn tin cậy của các nhà đầu tư, thỏa mãn mọi mong đợi của khách hàng là chìa khóa của sự
thành công”, Lilama 69-1 đã vạch ra định hƣớng phát triển giai đoạn 2010 -
2015, tầm nhìn đến năm 2020, lấy đó là kim chỉ nam để phát triển, đó là: Xây dựng thƣơng hiệu Lilama69-1 là nhà thầu chuyên nghiệp trong ngành xây lắp; chế tạo cơ khí; bảo trì, sửa chữa và nâng cao uy tín, thị phần trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Khẳng định Lilama69-1 là đơn vị nòng cốt của Tổng công ty lắp máy Việt Nam.
Là nhà thầu lắp đặt các dự án nhiệt điện đốt than, dầu khí, hóa chất; chế tạo, cung cấp các sản phẩm cơ khí có uy tín; tham gia vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ để sản phẩm của Công ty tham gia vào chuỗi sản phẩm liên kết toàn cầu của các nhà thầu lớn trên thế giới. Thƣơng hiệu Lilama69-1 sẽ đƣợc khẳng định vững chắc trên thị trƣờng xây lắp, trở thành địa chỉ tin cậy của các khách hàng trong nƣớc và quốc tế.
Đạt giá trị doanh thu năm 2020 là 1.600 tỷ đồng, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần cho ngƣời lao động trong toàn Công ty
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Tuy nhiên để nắm chắc đƣợc cơ hội, đƣa cơ hội trở thành hiện thực, Công ty sẽ phải đối mặt với những thách thức nhƣ: chất lƣợng nguồn nhân lực còn thấp, năng lực tài chính còn hạn chế, năng lực quản trị doanh nghiệp còn bất cập, sự cạnh tranh trên thị trƣờng xây lắp ngày càng gay gắt. Vì vậy, Công ty cần phải xây dựng đề án tái cấu trúc và nâng cao năng lực quản trị của mình để thực hiện thành công mục tiêu phát triển của Công ty trong giai đoạn tới.
4.1.2 Mục tiêu, phương hướng đối với công tác quản lý chi phí tại Công ty Cổ phần Lilama 69 -1
Mặc dù nhìn chung, so với các doanh nghiệp cùng ngành, Lilama 69-1 vẫn là Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhƣng với tiềm lực và tiềm năng của mình, Lilama 69-1 hoàn toàn có thể đạt đƣợc hiệu quả cao hơn nữa.
Mục tiêu chủ yếu trong thời gian tới về quản lý tốt chi phí, nâng cao hiệu quả SXKD là:
- Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch: Giá trị sản lƣợng, doanh thu, đảm bảo việc làm, không ngừng nâng cao mức sống cho ngƣời lao động.
Bảng 4.1: Chỉ tiêu kế hoạch Công ty Lilama 69-1 giai đoạn 2013-2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Giá trị sản lƣợng 900,50 920,00 900,50
Doanh thu 650,00 700,00 680,00
Lợi nhuận trƣớc thuế 25,50 28,30 28,00
Thu nhập bình quân (Triệu
đồng/ngƣời/tháng) 6,5 6,8 7,2
(Nguồn: Báo cáo phòng kế hoạch - tài liệu kế hoạch phát triển của Công ty giai đoạn 2010-2015)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Trong giai đoạn này, Lilama 69-1 sẽ tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính là: (1) Nhà thầu lắp đặt, thành viên trong Tổng thầu EPC; (2) Cơ khí, chế tạo thiết bị; (3) Bảo trì, đại tu, sửa chữa các nhà máy đang vận hành cho các nhà máy nhiệt điện, dầu khí, hóa chất.
- Xác định mục tiêu xây dựng Lilama69-1 phát triển lớn mạnh, bền vững để thực sự là đơn vị nòng cốt của Tổng công ty lắp máy Việt Nam; phát triển tiềm năng và thƣơng hiệu Lilama69-1; chuẩn hóa về quản trị doanh nghiệp và kỹ năng quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao uy tín và thƣơng hiệu trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
- Duy trì, củng cố, nâng cao hiệu quả trong việc quan hệ hợp tác với các tập đoàn kinh tế, các công ty nƣớc ngoài nhằm ổn định, phát triển thị trƣờng; với mục tiêu Lilama69-1 trở thành thành viên có trách nhiệm trong Tổng thầu EPC, cùng tham gia vào chuỗi sản phẩm liên kết toàn cầu, từng bƣớc tạo ra giá trị phần tƣ vấn, thiết kế (E), phát triển và chuẩn hóa phần cung cấp sản phẩm (P), chuyên môn hóa, nâng cao tính chuyên nghiệp trong thực hiện phần thi công xây lắp (C).
- Tái cấu trúc mô hình quản lý theo nguyên tắc hàng ngang hƣớng đến tinh gọn nhân sự gián tiếp, sẽ có sự điều chỉnh vị trị một số cán bộ quản lý, nhất là các vị trí quản lý tại các đơn vị trức tiếp sản xuất, Lilama69-1 bảo đảm duy trì tuyển dụng/đào tạo bổ sung nhân lực quản lý có chất lƣợng. Tiếp tục hoàn chỉnh bộ máy Công ty, tổ chức bộ máy tinh gọn, ban hành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ, tăng cƣờng công tac lãnh đạo, giám sát công tác quản lý tài chính và hoạch toán để phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nâng cao vai trò quản lý của các bộ phận trực thuộc, xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ quản l, đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ khả năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra trong năm 2013 và sẵn sàng đáp ứng các nhiệm vụ đề ra trong năm tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ đối tác đã có, đảm bảo uy tín với các chủ đầu tƣ
- Mở rộng thị trƣờng, đầu tƣ để nâng cao năng lực và chất lƣợng
Ngoài ra, Công ty còn đề ra mục tiêu chƣơng trình đề án nội địa hóa các sản phẩm cơ khí, Công ty cổ phần LILAMA 69-1 đã phối hợp với các đối tác Nhật Bản để nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công nhiều thiết bị thay thế thiết bị nhập ngoại cho các công trình công nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu. Đó là nghĩa vụ của đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nhƣng cũng là một hƣớng phát triển đầy tiềm năng của Lilama 69-1.
Đặc biệt trong năm 2013, mục tiêu cụ thể của Công ty nhƣ sau: - Hoàn thành và lắp đặt chính xác, đúng tiến độ của các dự án:
- Gia công chế tạo, lắp đặt thiết bị Nhà máy sản xuất amoni nitrat Thái Bình với giá trị Hợp đồng 350 tỷ đồng
- Dự án “lắp đặt thiết bị cơ điện nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1” với giá trị hợp đồng 237 tỷ VND (tƣơng đƣơng 12,5 triệu USD)
- Dự án nhà máy sản xuất dầu nhờn “NOVE LOBP PROJECT” với tổng giá trị 26 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án: từ tháng 5/2013 đến 11/2013.
- Hoàn thiện lắp đặt thiết bị cơ - điện và các kết cấu còn lại thuộc gói thầu số 6 : Gói thầu EPC nhà máy chính của Dự án Nhiệt điện Nông Sơn công suất 1 x 30MW.
Lilama 69-1 vẫn tiếp tục hoàn thiện xây dựng một số công trình khác còn dở dang từ năm trƣớc nhƣ công trình thủy điện Nậm La, công trình than bùn Cửa Ông, công trình nhà máy ANP Thái Bình, nhiệt điện Mông Dƣơng, công trình T2 Nội Bài, dự án lọc dầu Dung Quất…
Bên cạnh mục tiêu khẳng định thƣơng hiệu, ký kết đƣợc hợp nhiều hợp đồng có giá trị lớn, quan trọng và vƣơn xa hơn với vị thế hiện tại, nâng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn cao chất lƣợng các công trình, đào tạo chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, thì Công ty cũng có mục tiêu và phƣơng hƣớng cho công tác quản lý chi phí tại Công ty nhằm mục đích giảm chi phí hạ giá thành, cụ thể: Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh trong giá thành sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao chất lƣợng và năng suất sản phẩm, công trình, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, quản lý tốt nguyên vật liệu và tiến hành tổ chức thi công hợp lý. Có nhƣ vậy mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và phát triển mang tính ổn định, bền vững trên thị trƣờng.
4.2 Các giải pháp chủ yếu để quản lý tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
4.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Con ngƣời là nhân tố ảnh hƣởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Tính đến thời điểm hiện nay, Công ty sở hữu một lực lƣợng lao động chính quy bao gồm 2.650 ngƣời đã qua đào tạo, có tính chuyên nghiệp cao. Trong đó có 390 kỹ sƣ, kỹ thuật, chuyên viên đƣợc đào tạo tại các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc có bề dày kinh nghiệm trong quản lý, thiết kế, giám sát, thi công đã và đang tham gia thực hiện thành công nhiều dự án lớn tại Việt Nam trong các lĩnh vực nhiệt điện đốt than, lọc dầu, hóa chất, vật liệu xây dựng…
Nhìn chung thì công tác nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tai Công ty tƣơng đối tốt. Tuy nhiên Công ty có thể nâng cao hiệu quả của việc đào tạo cán bộ công nhân viên lên hơn nữa mà vẫn tiếp kiệm chi phí.
Cụ thể các lớp học, các khóa đào tạo của Công ty đều phải mời chuyên gia ngƣời nƣớc ngoài về dạy, với chi phí cao, sẽ kèm theo nhiều chi phí tiếp đón, chi phí dịch vụ cũng nhƣ thêm những chi phí khác nữa… Công ty nên hợp tác với nƣớc ngoài, đƣa các cán bộ kỹ sƣ đi học hỏi ở nƣớc ngoài sau đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn về tự mở lớp đào tạo hƣớng dẫn lại cho chính công nhân trong Công ty mình, đồng thời có chế độ thích hợp để khen thƣởng cho những cán bộ có trình độ chuyên môn cao và có đóng góp nhiều cho Công ty, nhằm mục đích khuyến khích cán bộ công nhân viên tích cực hăng say học hỏi, lao động, sáng tạo, sản xuất.
Có chính sách đào tạo bồi dƣỡng tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật nòng cốt là những lao động dài hạn của doanh nghiệp. Đội ngũ này do phòng hành chính của Công ty quản lý, đƣợc điều động theo từng công trình, yêu cầu các đội sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu về lao độn kỹ thuật, để đảm bảo chất lƣợng công trình. Để đáp ứng nhu cầu công việc quản lý điều hành và cán bộ kỹ thuật Công ty cần tuyển thêm một số cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên, có tâm huyết và kinh nghiệm làm việc.
Trong tƣơng lai lâu dài, với tầm nhìn sẽ nâng tầm Công ty lên tầm quốc tế, mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trƣờng thế giới, Công ty cần chuẩn hóa kỹ sƣ và đội ngũ nhân viên khác theo tiêu chuẩn quốc tế. Mà điều kiện tiên quyết là tất cả các kỹ sƣ đều phải có văn bằng và chứng chỉ phù hợp, phải có trình độ tiếng Anh tốt. Do vậy, thiết nghĩ trong thời gian tới, Công ty nên đề ra chuẩn tiếng Anh Toeic đối với tất cả các kỹ sƣ làm việc tại Công ty. Tổ chức một năm một lần cuộc thi Tiếng Anh và phân lớp đào tạo theo chuẩn Toeic hiện hành. Đề xuất tiêu chuẩn tới năm 2015, tất cả các kỹ sƣ, cán bộ quản lý trong Công ty đều phải nộp bằng Toeic.
4.2.2 Hoàn thiện chính sách chi phí tiền lương
Với việc phát huy tác dụng của máy móc thiết bị và tay nghề thành thạo của công nhân sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tiến độ thi công, đây cũng là một cách tác động rất quan trọng tới việc giảm chi phí đó. Do vậy, Công ty nên quan tâm đến việc trả lƣơng theo tay nghề của công nhân, hiện tại với mức lƣơng theo bậc lƣơng của Công ty không có sự chênh lệch đáng kể, nên để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn khuyến khích công nhân có tay nghề cao nên có sự thay đổi về về mức chênh lệch về lƣơng của các bậc thợ cao hơn, nhƣ vậy mới thực sự khuyến khích công nhân làm việc tốt hơn. Công ty phải tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi cho công nhân, từ đó công nhân giỏi phổ biến kinh nghiệm của mình.
Thiết lập một chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận một cách hợp lý đối với công ty, vừa bảo vệ đƣợc quyền lợi của chủ công ty và các cổ đông, vừa đảm bảo đƣợc lợi ích hợp pháp, hợp lý cho ngƣời lao động. Có chính sách đãi ngộ tốt để giữ chân đƣợc ngƣời lao động có trình độ, có tay nghề gắn bó với Công ty, có nhƣ vậy mới tăng đƣợc năng suất lao động và đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lập quỹ khen thƣởng, tổ chức thi đua “ Lao động giỏi, sản xuất giỏi”, lập phong trào thi đua giữa các phòng ban, các tổ thi công. Đồng thời đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động, tổ chức tham quan du lịch, hoặc có chính sách khen thƣởng cho con của các cán bộ, ví dụ nhƣ cháu nào ngoan, có giấy khen sẽ đƣợc thƣởng, các cháu học sinh giỏi đƣợc thƣởng với các mức phần thƣởng khác nhau tùy theo cấp trƣờng, cấp quận hay thành phố… Nhƣ vậy sẽ giúp cho cán bộ công nhân viên thêm động lực với những món quà tinh thần và yêu công việc hơn, hiệu quả làm việc cao hơn.
4.2.3 Tăng cường biện pháp quản lý chi phí nguyên vật liệu
Vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp nhất là đối với doanh nghiệp xây dựng nên việc đặt ra kế hoạch đúng đắn về công tác xuất nhập kho, coi giữ, bảo quản nguyên vật liệu là hết sức quan trọng và cần thiết. Những công việc này tuy không khó khăn nhƣng vô cùng cần thiết vì chúng ảnh hƣởng trực tiếp đến chi phí và lợi nhuận của Công ty.
Để quản lý tốt nguyên vật liệu, Công ty cần quản lý chặt chẽ trong các khâu nhƣ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Trong khâu thiết kế cần phải xác đinh đúng đắn định mức nguyên vật liệu sao cho phù hợp với thực tế dựa trên bản kỹ thuật và khảo sát tình hình giá cả nguyên vật liệu thị trƣờng.Trong quá trình thiết kế phải có phƣơng án sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, lựa chọn đƣợc những vật liệu có giá thành hạ nhƣng vẫn đảm bảo yêu cầu chất lƣợng công trình. Phải xác định khâu nào thi công cần mua bán thành phẩm từ bên ngoài, khâu nào tự chế tại công trình để đảm bảo tiết kiệm chi phí.
Việc xây dựng định mức nguyên vật liệu phải dựa trên cơ sở đơn giá định mức mà nhà nƣớc ban hàng và phù hợp thực tiễn. Phải xây dựng đƣợc hệ thống định mức tiên tiến, tỷ lệ tiết kiệm và hạ giá thành nguyên vật liệu trong thi công.
Trong công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu, việc bảo quản và đƣa vào sử dụng cũng nhiều khó khăn. Khối lƣợng nguyên vật liệu lớn mà có một số vật liệu cần bảo quản tốt nhƣ, thép, bu lông, chi tiết kết cấu các thiết bị… nhƣng chỉ một số nhỏ vật liệu là đƣợc bảo quản trong kho,số còn lại để ngoài đời chịu tác động của yếu tố tự nhiên và tình trạng mất mát xảy ra. Hiện tƣợng này phổ biến vì trong xây dựng mặt bằng thi công chật hẹp, vừa là nơi xây dựng, vừa là nơi bảo quản, bố trí máy móc thiết bị thi công. Do đó không có điều kiện để xây chỗ bảo quản hết đƣợc tất cả các vật liệu. Biện pháp khắc phục là bố trí đảm bảo cho việc bảo quản trong lều lán, nhà kho đối với các vật liệu có giá trị cao, dễ giảm chất lƣợng thậm chí hƣ hỏng do tác động của thời tiết: sơn mạ kẽm (là loại sơn chuyên dụng trong xây dựng để phun các