Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 45)

5. Bố cục của bản luận văn

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

Cơ sở phƣơng pháp luận của đề tài luận văn là phƣơng pháp luận duy vật biện chứng; trong đó việc áp dụng các phƣơng pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu đƣợc dựa trên nền tảng nhận thức các vấn đề nghiên cứu từ hiện thực khách quan của TC bộ máy BQL các KCN.

Việc áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu dựa trên quá trình khảo sát các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố có liên quan đến TC bộ máy quản lý các KCN. Từ đó, tiến hành phân tích nội dung nhằm tìm ra những vấn đề cần đƣợc giải quyết về mặt lý thuyết. Trên cơ sở đó, luận văn đã phân tích và tổng kết những vấn đề nghiên cứu có liên quan và hình thành khung khái niệm về TC quản lý các KCN làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu.

Cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng cũng đƣợc thực hiện thông qua quá trình thu thập và xử lý dữ liệu. Quá trình khảo sát số liệu và dẫn chứng thực tế đƣợc tiến hành thông qua việc điều tra, chọn mẫu và áp dụng bảng câu hỏi điều tra để thu thập dữ liệu. Trong quá trình thu thập và phân tích số liệu, các cơ sở dữ liệu đƣợc so sánh để tìm ra giải pháp tốt nhất phản ánh đƣợc bản chất của vấn đề nghiên cứu. Nhờ đó, cũng đã giảm thiểu đƣợc vai trò chủ quan của tác giả nhằm bảo đảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tính khách quan của kết quả nghiên cứu.

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp định lƣợng và phƣơng pháp định tính trong nghiên cứu. Phƣơng pháp định lƣợng và phƣơng pháp định tính đƣợc áp dụng trong nghiên cứu thể hiện cụ thể nhƣ sau:

- Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Thông qua việc tính toán, đo lƣờng các sự kiện trên cơ sở các dữ liệu thu thập đƣợc số hóa nhằm thực hiện các phân tích thống kê. Bằng cách sử dụng hệ thống bảng hỏi (phiếu điều tra phỏng vấn) đƣợc chuẩn bị trƣớc, tập trung chủ yếu vào các nội dung chứa đựng lƣợng thông tin lớn nhất liên quan đến TC bộ máy BQL các KCN, tác giả luận văn đã tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp từ các cá nhân và từ các bộ phận liên quan nhƣ Lãnh đạo các Sở liên quan, Lãnh đạo tỉnh phụ trách lĩnh vực, Lãnh đạo BQL các KCN tỉnh; các doanh nghiệp tiêu biểu ở trong các KCN tỉnh. Từ đó, tác giả luận văn đã lý giải hoạt động thực tế về TC bộ máy BQL các KCN tỉnh Phú Thọ.

- Phương pháp nghiên cứu định tính:

Phƣơng pháp định tính đƣợc tác giả luận văn sử dụng nhằm mô tả và phân tích đặc điểm của môi trƣờng hoạt động của BQL các KCN có ảnh hƣởng đến TC bộ máy của BQL trên cơ sở quan điểm của tác giả. Việc sử dụng phƣơng pháp định tính nhằm hoàn chỉnh những thông tin định lƣợng thu đƣợc trong các khảo sát thực tế tại BQL các KCN tỉnh Phú Thọ và các nghiên cứu đánh giá; đồng thời, bổ trợ cho phƣơng pháp định lƣợng bằng cách xác định các chủ đề phù hợp với phƣơng pháp điều tra, giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số đƣợc phát hiện trong nghiên cứu định lƣợng.

Dựa trên kết quả phân tích và dự báo định lƣợng kết hợp với phƣơng pháp định tính, tác giả luận văn đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp nhằm hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, mặt trái của phƣơng pháp định lƣợng mà tác giả cảm nhận đƣợc khi sử dụng trong nghiên cứu là mức độ chính xác hay hợp lý của các câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ, năng lực cũng nhƣ chủ quan của ngƣời tham gia phỏng vấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 43 - 45)