BQL các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 31)

5. Bố cục của bản luận văn

1.1.2.2.BQL các khu công nghiệp

Sau gần 20 năm phát triển các KCN trên địa bàn cả nƣớc đã cho thấy vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực này, trƣớc năm 1998 cả nƣớc có chung một BQL các KCN Việt Nam trực thuộc Chính phủ, sau này đã chuyển thành Vụ quản lý KCN, KKT thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các địa phƣơng có KCN đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ thành lập một BQL các KCN trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Tuy BQL các KCN của các tỉnh đã đƣợc thành lập nhƣng cơ sở pháp lý về quản lý các KCN chƣa đƣợc hoàn thiện. Công tác quản lý Nhà nƣớc về các KCN, khu chế xuất đầu tiên đƣợc qui định trong Nghị định 36/CP ban hành ngày 14 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ, năm 2006 đƣợc thay thế bởi Nghị định 108/2006/NĐ- CP và đến Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2008 mới quy định cụ thể về KCN, khu chế xuất, KKT. Hiện nay công tác quản lý Nhà nƣớc đối với KCN đƣợc qui định đầy đủ và chi tiết tại nghị định này. Nhƣ vậy có thể hiểu BQL các KCN là cơ quan quản lý nhà nƣớc, thay mặt cho chính quyền của một vùng lãnh thổ quản lý và điều hành mọi hoạt động trong lĩnh vực đầu tƣ của các TC kinh tế, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài lãnh thổ (bao gồm cả ở nƣớc ngoài) tham gia đầu tƣ vào các KCN theo Pháp luật của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và dƣới sự chi phối của hệ thống Luật của Việt Nam thuộc vùng lãnh thổ đó.

BQL các KCN có vị trí, chức năng chính sau:

+ Là cơ quan trực thuộc cơ quan quyền lực cao nhất về chính quyền của vùng lãnh thổ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trực tiếp đối với các KCN trên địa bàn vùng lãnh thổ đó; quản lý và tổ chúc thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tƣ và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tƣ trong các KCN trên địa bàn vùng lãnh thổ.

+ BQL các KCN chịu sự chỉ đạo, quản lý về TC, biên chế, chƣơng trình, kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của cơ quan chính quyền vùng lãnh thổ đó;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chịu sự chỉ đạo hƣớng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan và phối hợp cùng các cơ quan liên quan chuyên môn thuộc chính quyền vùng lãnh thổ trong công tác quản lý KCN.

Với vai trò, vị trí, chức năng của BQL các KCN, BQL các KCN có TC bộ máy nhƣ sau:

1. Lãnh đạo Ban gồm: Trƣởng ban và các Phó Trƣởng ban 2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm:

a. Văn phòng,

b. Phòng Quản lý Quy hoạch và Môi trƣờng, c. Phòng Kế hoạch và Đầu tƣ,

d. Phòng quản lý doanh nghiệp, e. Đại diện BQL tại các KCN

g. Các đơn vị sự nghiệp kinh tế (Công ty Phát triển hạ tầng, Trung tâm xúc tiến đầu tƣ, Trƣờng đào tạo nghề...)

Tùy theo tình hình cụ thể tại các địa phƣơng mà mỗi địa phƣơng có cơ cấu TC bộ máy của BQL các KCN khác nhau để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phƣơng.

TC bộ máy của BQL các KCN chịu ảnh hƣởng của các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu TC chung nhƣ: Mục tiêu của TC; chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của TC; nguồn nhân lực; quy mô TC; trình độ trang thiết bị, hệ thống thông tin và việc áp dụng công nghệ hiện đại. Cụ thể là:

- Mục tiêu của TC: Là nhân tố quan trọng hàng đầu, không một TC nào có thể duy trì hoạt động nếu lãnh đạo không đề ra các mục tiêu cho TC hƣớng đến.

- Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của TC: Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của một TC đơn giản hay phức tạp sẽ quy định cơ cấu của TC đó. Với chức năng, nhiệm vụ đơn giản, thì một TC chỉ cần số lƣợng nhân sự vừa phải và mức kinh phí cho TC đó cũng không nhiều nhƣ những TC khác, đồng thời mối quan hệ công việc giữa các bộ phận, cá nhân trong TC cũng đơn giản hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngƣợc lại, Đứng ở góc độ này, chúng ta thấy rằng yếu tố con ngƣời ở đây đóng một vai trò khá quan trọng. Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của một TC đều đƣợc thực hiện thông qua con ngƣời.

- Nguồn nhân lực: Muốn có một cơ cấu TC hoàn chỉnh, cần có đầy đủ nguồn nhân lực để bổ nhiệm vào các vị trí cần thiết trong một TC.

- Quy mô TC. Quy mô của một TC ở đây đƣợc hiểu là số nhân sự trong TC đó, diện tích của TC đó. Với một quy mô lớn, đông đúc nhân sự thì cơ cấu của TC đó phải đƣợc tính toán khéo léo, đảm bảo các vị trí trong TC phù hợp, khoa học. Hơn nữa, quy mô càng lớn càng cần nhiều công chức, do đó TC sẽ có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn, tài chính.

- Trình độ trang thiết bị, hệ thống thông tin và việc áp dụng công nghệ hiện đại. Xã hội ngày càng phát triển, khoa học ngày càng phát triển. Quá trình lao động của con ngƣời cần có sự giúp đỡ của máy móc, của khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả của hoạt động. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc trang thiết bị hiện đại vào cơ cấu TC, giúp tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động, nâng cao chất lƣợng của công việc.

Đối với BQL các KCN, TC bộ máy của BQL các KCN còn chịu ảnh hƣởng của các nhân tố nhƣ: Quy mô, số lƣợng các KCN trên địa bàn; số lƣợng dự án đầu tƣ vào các KCN; Mối quan hệ phối hợp với các cơ quan ban ngành khác...

Khi nghiên cứu xây dựng TC bộ máy của BQL các KCN cần căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, khả năng nguồn nhân lực, số lƣợng, quy mô các KCN... để làm sao đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý các KCN trên địa bàn. Bao gồm công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, quản lý môi trƣờng trong KCN, đầu tƣ hạ tầng các KCN, thu hút đầu tƣ và lựa chọn các dự án đầu tƣ vào KCN đảm bảo hiệu quả đất đai, cơ sở hạ tầng và quy hoạch của địa phƣơng, của ngành... TC bộ máy của BQL các KCN phải đạt đƣợc các yêu cầu đối với cơ cấu TC nói chung nhƣ: Bảo đảm tính mục tiêu, tính tối ƣu, tính linh hoạt, tính hiệu quả, nguyên tắc một thủ trƣởng và các yêu cầu đặc thù của BQL các KCN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 31)