Thực trạng tổ chức bố máy ban quản lý các khu công nghiệp của một số

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 110)

5. Bố cục của bản luận văn

1.2.Thực trạng tổ chức bố máy ban quản lý các khu công nghiệp của một số

nƣớc trên thế giới và các tỉnh bạn và bài học kinh nghiệm rút ra cho Phú Thọ

1.2.1. Thực trạng tổ chức ban quản lý các khu công nghiệp của một số nước trên thế giới và các tỉnh bạn

- Tại Trung Quốc:

Qua nghiên cứu tình hình hoạt động đầu tƣ, sản xuất kinh doanh ở các KCN và mô hình quản lý các BQL các KCN Trung Quốc cho thấy: Việc hình thành và phát huy hiệu quả hệ thống các KCN ở Trung Quốc là một trong những nhân tố quyết định đến những thành công trong công cuộc đổi mới, tái thiết đất nƣớc của Trung Quốc. Thực tế cho thấy Chiến lƣợc phát triển KCN Trung Quốc không tách khỏi hƣớng đi chung song nó lại mang đậm màu sắc Trung Quốc.

Đặc điểm KCN ở Trung Quốc là ở thời kỳ đầu mở cửa, Trung Quốc đã chọn các tỉnh miên duyên hải để phát triển các KCN tập trung và biến các vùng đất khô cằn, hoang vắng không có khả năng sản xuất để thành những trung tâm công nghiệp, đô thị từ đó mở rộng vào nội địa. Việc bố trí nhƣ vậy đã tạo ra nhiều thuận lợi, không ảnh hƣởng đến dân cƣ và đất sản xuất.

Về công nghệ, Trung Quốc lựa chọn loại hình công nghệ “tƣơng đối tiên tiến” là loại có nhiều kỹ thuật và tri thức, vừa thích ứng với cách mạng kỹ thuật mới vừa phù hợp với ý đồ chiến lƣợc là đƣa nền công nghiệp tiên tiến theo hƣớng “cao cấp hóa”, hƣớng vào các ngành vi điện tử, vật liệu mới, công nghệ sinh học... Trong đó ngành máy móc điện tử là chủ đạo, nhằm chuyển nền công nghiệp hao tổn nhiều lao động sang các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều kỹ thuật và tri thức, đi vào hiện đại hóa cơ cấu ngành nghề. Trung Quốc khống chế các KCN là nơi chứa các công nghệ sản xuất xế bóng mà một số nƣớc trong đó có Việt Nam khi mới thành lập các KCN phải gánh chịu. Tuy nhiên đối với một số doanh nghiệp công nghiệp sử dụng công nghệ truyền thống vẫn cần đƣợc duy trì và đổi mới dần dần.

Chiến lƣợc sản xuất trong KCN của Trung Quốc cũng có nét chung với chiến lƣợc phát triển kinh tế đó là “hƣớng ra ngoài”, sản xuất hàng xuất khẩu. Chiến lƣợc đó cho đến nay dƣờng nhƣ đã thành công vì hàng hóa Trung Quốc chiếm một tỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trọng lớn trên thế giới. Song với thị trƣờng khổng lồ trong nƣớc (hơn 1,3 tỷ dân) Trung Quốc cũng rất chú trọng thay thế dần hàng hóa nhập khẩu.

Một đặc điểm nổi bật của KCN Trung Quốc là: trong ba vòng đời dự án của KCN thì giai đoạn chuẩn bị và thu hút đầu tƣ rút ngắn hơn, chỉ từ 5 đến 10 năm; trong khi ở Việt Nam thì thƣờng lâu hơn rất nhiều, thậm trí việc thu hút đầu tƣ có thể kéo dài cả vòng đời của dự án.

Ở Trung Quốc, xu thế hình thành khu công nghệ cao đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Phát triển khu công nghệ cao ở Trung Quốc là thành quả đổi mới, của công cuộc cải cách mở cửa ra thế giới bên ngoài đã đạt đƣợc các kết quả to lớn trong việc kết hợp khoa học công nghệ với nền kinh tế bằng việc sử dụng đầy đủ các nghiên cứu và giới thiệu các ngành công nghiệp công nghệ cao ra thị trƣờng thế giới.

Không chỉ đối với các khu công nghệ cao mà cả trong các KCN và đặc biệt các KCN trong đặc KKT đều đƣợc khuyến khích sử dụng công nghệ cao bao gồm: chuyển giao công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm bằng công nghệ cao. Việc nghiên cứu sáng tạo ra công nghệ cao đƣợc thực hiện ở các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu.

Đến nay Trung Quốc đã có nhiều khu công nghệ cao, trong đó có nhiều khu đạt cấp độ nhà nƣớc và cho phép hƣởng một số chính sách ƣu đãi. Phần lớn các khu công nghệ cao thuộc các thành phố lớn ven biển hoặc thủ phủ của các tỉnh trong đất liền có nền kinh tế tƣơng đối phát triển nhƣ: Vũ Hán, Quảng Châu, Hàng Châu... hoặc nằm ở các khu kinh tế ven biển, khu phát triển công nghệ hay KKT đặc biệt, đó là khu vực phát triển công nghệ cao và khoa học ở Thƣợng Hải, công viên công nghệ cao ở Đại Liên, công viên khoa học và công nghệ ở Thâm Quyến, khu phát triển xí nghiệp công nghệ cao ở Hạ Môn và công viên khoa học và công nghệ cao quốc tế ở Hải Nam. Các điều kiện xã hội và môi trƣờng tự nhiên khác nhau là nguyên nhân để các khu vực này đƣợc lựa chọn để phát triển theo các cách khác nhau. Để tạo sự phát triển ổn định cho các khu công nghệ cao phát triển này, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành hàng loạt các chính sách ƣu đãi cho các xí nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong các khu công nghệ cao nhƣ: Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 15% và tiếp tục giảm xuống 10% đối với các xí nghiệp có sản phẩm xuất khẩu đạt từ 70% trở lên, cho phép thành lập công ty cổ phần trong khu công nghệ cao, giảm các loại thuế nhập khẩu, thuế đối với sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm dùng cho chế biến hoặc lắp ráp để xuất khẩu…

Về TC bộ máy BQL các KCN: Vai trò quản lý nhà nƣớc trong các KCN, khu công nghệ cao đƣợc thể hiện rõ nét và hiệu quả. Bộ máy quản lý về cơ bản cũng gần giống với Việt Nam, cơ cấu theo dạng phòng ban kết hợp với dạng ma trận, nhƣng tính chuyên nghiệp và hiệu quả thì hơn Việt Nam. Vai trò lãnh đạo trong TC đƣợc thể hiện rõ nét. Các luật lệ, quy định đƣợc triển khai cụ thể và đƣợc các doanh nghiệp trong KCN, khu công nghệ cao đón nhận nhƣ là một “ giấy thông hành”, một trách nhiệm thực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đối với nhà nƣớc. Công tác thanh tra đƣợc đặc biệt quan tâm và hoạt động đem lại những hiệu quả rất tốt. Bằng các chế tài rõ ràng, công tác thanh tra đã làm cho hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp trong các KCN, khu công nghệ cao đi vào quy củ theo quy định của nhà nƣớc. Thu hút đầu tƣ có chiến lƣợc và thời gian rõ ràng, thể hiện đƣợc tính nhất quán về chính sách của nhà nƣớc. Tóm lại, bộ máy quản lý trong các KCN, khu công nghệ cao ở Trung Quốc đã thể hiện rất tốt vai trò quản lý nhà nƣớc, làm cho hoạt động đầu tƣ, sản xuất kinh doanh trong các KCN, khu công nghệ cao của các doanh nghiệp đƣợc thuận lợi, trách nhiệm và hiệu quả.

Ở nƣớc ta có rất nhiều các KCN, KKT làm ăn hiệu quả, thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ lớn vào đầu tƣ. Các KCN, KKT này ngoài lợi thế về vị trí địa lý, còn chịu ảnh hƣởng bởi chính sách của Nhà nƣớc, cơ chế của địa phƣơng và sự hoạt động hiệu quả của BQL các KCN ở địa phƣơng đó. Sau đây là mô hình một số BQL các KCN hiện đang đƣợc đánh giá là điển hình, mà đƣợc thể hiện bằng sự hoạt động hiệu quả tại các KCN do các BQL này trực tiếp quản lý và điều hành .

- Tại Bình Dương:

Bình Dƣơng là tỉnh có diện tích tự nhiên 2.681,0 km2, thuộc vùng Đông Nam bộ; phía Bắc giáp Bình Phƣớc, phía Nam và Tây Nam giáp thành phố Hồ Chí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Minh, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và phía Đông giáp tinh Đồng Nai. Trung tâm văn hóa kinh tế của tỉnh hiện nay là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hố Chí Minh 30 km. Hệ thống giao thông khá thuận lợi, có tuyến Quốc lộ 13, quốc lộ 14 xuyên suốt tỉnh, nhiều đƣờng liên tỉnh nối liền các vùng. Thành phố Thủ Dầu Một cách thành phố Hố Chí Minh 30 km, cách Hà Nội 1740 km, Tây Ninh 129 km và Biên Hòa (Đồng Nai) 40 km. Là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi và có nhiều tiềm năng cho phát triển công nghiệp.

Bình Dƣơng là một trong những địa phƣơng năng động trong kinh tế, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Với chủ trƣơng tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, đến cuối năm 2012 tỉnh đã có 2117 dự án FDI với tổng vốn 17,3 tỷ USD.

Bình Dƣơng có 26 khu cụm công nghiệp thuộc BQL các KCN Bình Dƣơng quản lý, đó là: KCN Sóng Thần, KCN Sóng Thần 2, KCN Đồng An, KCN Việt Hƣơng, KCN Bình Đƣờng, KCN Tân Đông Hiệp A, KCN Tân Đông Hiệp B, KCN Mỹ Phƣớc, KCN Dệt May Bình An, KCN Mỹ Phƣớc 2, KCN Mai Trung, KCN Nam Tân Uyên, KCN Rạch Bắp, KCN Sóng Thần 3, KCN Phú Gia, KCN Đại Đăng, KCN Kim Huy, KCN Đồng An 2, KCN Thới Hòa, KCN Mỹ Phƣớc 3, KCN Bàu Bàng, KCN Đất Cuốc, KCN An Tây, KCN Xanh Bình Dƣơng, KCN Maplletree.

Theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năm 2011 tỉnh Bình Dƣơng đứng thứ 10 với 63,99 điểm, trong khi thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (02 trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nƣớc) lần lƣợt xếp thứ 36 với 58,28 điểm và thứ 20 với 61,93 điểm. Trong tổng số 26 KCN thuộc BQL các KCN quản lý có 13 KCN đang hoạt động đã cho thuê gần hết diện tích nhƣ Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hƣơng, Sóng Thần I… Các KCN trên địa bàn đã thu hút 1153 dự án đầu tƣ còn hiệu lực, trong đó có 788 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng vốn đầu tƣ 5.157 triệu USD và 365 dự án đầu tƣ trong nƣớc có số vốn đầu tƣ 23.002 tỷ VNĐ. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN đã góp phần quan trọng về sản lƣợng công nghiệp trong phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bình Dƣơng. BQL các KCN Bình Dƣơng là cơ quan quản lý nhà nƣớc trực tiếp đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nêu cao đƣợc vai trò của mình. Điều này cho thấy tính hiệu quả và năng động của bộ máy TC BQL các KCN tỉnh Bình Dƣơng.

TC bộ máy BQL các KCN Bình Dƣơng nhƣ sau:

Hình 1.1: Sơ đồ TC bộ máy BQL các KCN tỉnh Bình Dƣơng

BQL các KCN tỉnh Bình Dƣơng do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập, là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về TC, biên chế, chƣơng trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn và kiểm tra chuyên môn của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý KCN.

BQL các KCN Bình Dƣơng có khoảng 50 cán bộ, chuyên viên, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trực tiếp đối với các KCN trên địa bàn tỉnh (trừ KCN Việt Nam - Singapore) theo quy định tại Nghị định số 29/2008/ NĐ- CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ Quy định về KCN, khu chế xuất và KKT và pháp luật có liên quan; Quản lý và TC thực hiện chức năng cung ứng và dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tƣ và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tƣ trong KCN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BQL các KCN Bình Dƣơng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Tham gia ý kiến với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và TC thực hiện các công việc:

+ Tham gia ý kiến trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tƣ, phát triển KCN.

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hoặc các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc giao theo quy định.

+ Xây dựng các chƣơng trình kế hoạch ngắn hạn, dài hạn các lĩnh vực liên quan đến các KCN theo thẩm quyền. Lập dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tƣ phát triển hàng năm để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

+ Thực hiện theo quy định của pháp luật và theo hƣớng dẫn hoặc ủy quyền của các Bộ, ngành và UBND tỉnh nhƣ : Quản lý, hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra và sử phạt vi phạm hành chính việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến KCN dã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt. Đăng ký đầu tƣ; thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ thuộc thẩm quyền.

+ Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động thƣơng mại trong KCN; các nhiệm vụ liên quan đến ngƣời lao động nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài làm việc trong KCN và ngƣời Việt Nam làm việc trong KCN theo thẩm quyền.

+ Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã đƣợc phê duyệt của KCN nhƣng không làm thay đổi chức năng sử dụng đất và cơ cấu quy hoạch. Thực hiện các nhiệm vụ về đầu tƣ xây dựng theo Luật xây dựng và theo các quy định hiện hành theo nhiệm vụ quyền hạn.

+ Thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các Bộ ngành khác theo thẩm quyền.

+ Làm các nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật và theo thẩm quyền. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh Bình Dƣơng giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lƣợng các KCN nhiều, vai trò của BQL các KCN của tỉnh rất quan trọng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, chuyên viên cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc bố trí các phòng đại diện tại các khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tƣ cũng nhƣ quản lý hoạt động tại các KCN. Việc thành lập Trƣờng trung cấp nghề KCN đã đào tạo, đáp ứng đƣợc nhu cầu lao động đã qua đào tạo cho các doanh nghiệp cũng góp phần quan trọng vào việc thu hút đầu tƣ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sớm ổn định, đi vào sản xuất.

- Tại Thái Bình:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 10 KCN với tổng diện tích 1400ha gồm: KCN Phúc Khánh, KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Tiền Hải, KCN An Hòa; KCN Cầu Nghìn, KCN Tiền Phong, KCN Gia Lễ, KCN Diêm Điền, KCN Đồng Tu và KCN Thanh Nê. Tại các KCN của tỉnh Thái Bình đã có 134 dự án đầu tƣ với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 10.869,539 tỷ đồng, trong đó có 34 dự án FDI với số vốn đầu tƣ 4.975,34 tỷ đồng (chiếm 25% số dự án và 46% tổng số vốn) và 100 dự án đầu tƣ trong nƣớc (DDI) với số vốn đầu tƣ đạt 5.892,20 tỷ đồng (chiếm 75% số dự án và 54% tổng vốn đăng ký đầu tƣ). Vốn đầu tƣ thực hiện của 134 dự án đạt trên 90%. Các KCN đã đóng góp 30% giá trị sản lƣợng công nghiệp của tỉnh.

BQL các KCN tỉnh Thái Bình là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trực tiếp đối với các KCN trên địa bàn tỉnh; chịu sự chỉ đạo, quản lý về TC, biên chế, chƣơng trình, kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình. Về chuyên môn chịu sự chỉ đạo hƣớng dẫn của các Bộ ngành quản lý về ngành, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý các KCN. BQL các KCN tỉnh Thái Bình có tƣ cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu mang hình Quốc huy. Kinh phí hoạt động và vốn đầu tƣ phát triển do ngân sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 110)