Thực trạng tổ chức bộ máy Ban Quản lý cácKCN tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 58 - 110)

5. Bố cục của bản luận văn

3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy Ban Quản lý cácKCN tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Đặc điểm các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ có ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy Ban Quản lý các khu công nghiệp

Về tổng thể, các KCN của tỉnh Phú Thọ có nhiều thuận lợi về vị trí, gần sân bay Nội Bài; gần cảng Hải Phòng, gần đƣờng sắt tuyến Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai, gần các quốc lộ lớn nhƣ quốc lộ 2, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai; mạng lƣới giao thông quốc gia nhƣ: 32A, 32C, đƣờng Âu Cơ Đền Hùng - Xuân Sơn. Ngoài ra còn có nhiều lợi thế về mặt tuyển dụng lao động. Đến năm 2011 toàn tỉnh Phú Thọ đã có 07 KCN đƣợc Thủ tƣớng Chính Phủ chấp thuận đƣa vào qui hoạch phát triển các KCN trên cả nƣớc. Các KCN của Phú Thọ đều có vị trí tốt đƣợc đặt ở vị trí thuận lợi, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt Sau khi thành phố Việt Trì đƣợc Chính phủ qui hoạch thành trung tâm vùng, cầu nối vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thì các điều kiện sinh hoạt, vui chơi giải trí phục vụ các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc ngày càng đƣợc nâng lên và sẽ đáp ứng đƣợc trong tƣơng lai không xa (xem bảng 3.2 và hình 3.4 ).

Việc phân bố các KCN không tập trung, rải đều trên 6 huyện, thành thị; hạ tầng giao thông, điện, nƣớc đến các KCN nhìn chung còn khó khăn, nguồn lao động tại chỗ đã qua đào tạo ít. Số lƣợng KCN nhiều lại ở phân tán có ảnh hƣởng đến TC bộ máy BQL các KCN.

Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất năm 2010

Chia theo ngành kinh tế

35.44% 5.06% 11.39% 17.72% 5.06% 8.86% 16.46% Cơ khí SX Vật liệu xây dựng CN chế biến Dệt may Thủ công mỹ nghệ Nhựa Khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2: Vị trí các KCN tỉnh Phú Thọ

KCN Diện tích Địa điểm

1- KCN Thụy Vân Diện tích 306 ha TP. Việt Trì

2- KCN Trung Hà Diện tích 396 ha Huyện Tam Nông

3- KCN Phù Ninh Diện tích 400 ha Huyện Phù Ninh

4- KCN Hạ Hòa Diện tích 400 ha Huyện Hạ Hòa

5- KCN Phú Hà Diện tích 400 ha Thị xã Phú Thọ

6- KCN Tam Nông Diện tích 400 ha Huyện Tam Nông

7- KCN Cẩm Khê Diện tích 400 ha Huyện Cẩm Khê

(Nguồn: BQL các KCN Phú Thọ) [2]

Quy hoạch tổng thể các KCN của tỉnh Phú Thọ đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập quy hoạch dài hạn về sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch nhà ở công nhân, quy hoạch giao thông, quy hoạch xử lý môi trƣờng, các quy hoạch liên quan khác trên địa bàn tỉnh; đồng thời các quy hoạch này đƣợc xác định sẽ hỗ trợ cho xây dựng phát triển bền vững các KCN. Mặt khác, các KCN đã phê duyệt quy hoạch đƣợc phân bố đều trên địa bàn thành phố Việt Trì và các huyện sẽ đáp ứng yêu cầu tại chỗ về giải quyết việc làm và phát triển công nghiệp của các địa phƣơng trong tỉnh. Qui mô của các KCN cũng vừa phải từ 150 đến 400 ha, phù hợp với qui hoạch sử dụng đất của tỉnh.

Hình 3.6: Bản đồ quy hoạch phát triển các KCN Phú Thọ đến 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên công tác quy hoạch KCN ở Phú Thọ vẫn còn một số hạn chế nhƣ sau: (1) Thiếu đồng bộ với qui hoạch của cả KCN: Do đầu tƣ cuốn chiếu, chƣa xác định đƣợc tổng thể diện tích quy hoạch, phân chia nhiều giai đoạn (giai đoạn 1: 71 ha; giai đoạn 2 và giai đoạn 3: 235 ha) nên qui hoạch trong từng KCN chƣa đồng bộ với quy hoạch tổng thể của cả KCN. Nếu nhƣ có quy hoạch chặt chẽ ngay từ buổi đầu chuẩn bị dự án đầu tƣ thì không xảy ra nhiều lần phải điều chỉnh quy hoạch dẫn đến điều chỉnh dự toán và tiến độ đầu tƣ, KCN sẽ đẹp hơn, đất đai đƣợc sử dụng hiệu quả hơn, hiệu quả đầu tƣ KCN cũng cao hơn. Điều này cấn rút kinh nghiệm cho những KCN tiếp theo.

(2) Thiếu đồng bộ với quy hoạch phát triển ngoài hàng rào KCN: Mặc dù KCN Thụy Vân đã đi vào hoạt động nhiều năm nay nhƣng công tác quy hoạch đô thị ngoài hàng rào KCN này vẫn chƣa đƣợc tiến hành, đƣờng chính vào KCN chƣa đƣợc đầu tƣ hoàn chỉnh, chƣa có khu nhà ở cho công nhân, khu vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ,... cho ngƣời lao động trong KCN. Hầu hết ngƣời lao động trong KCN phải thuê nhà ở xung quanh KCN. Vấn đề này đang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho ngƣời lao động phải đi thuê ở trọ vì điều kiện nhà trọ rất hạn chế về mọi mặt.

(3) Thiếu sự kết hợp tốt giữa quy hoạch phát triển KCN và quy hoạch đô thị: Vị trí đặt KCN Thụy Vân nằm ở phía Tây thành phố Việt Trì cạnh Quốc lộ 2, gần tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai, gần cảng sông, cách Trung tâm thành phố Việt Trì 3 km về phía Tây. Theo quy hoạch phát triển đô thị thành phố Việt Trì, đến năm 2015, thành phố Việt Trì tiếp tục mở rộng về phía Tây và Đông Nam. Khi đó, KCN Thụy Vân sẽ nằm gọn trong lòng thành phố Việt Trì.

3.2.2. Thực trạng mô hình tổ chức bộ máy Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ hiện nay Phú Thọ hiện nay

3.2.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BQL

Tháng 11/1997, tỉnh Phú Thọ đã hình thành KCN đầu tiên là KCN Thụy Vân (Ở phía Tây thành phố Việt Trì) và thành lập BQL các KCN tỉnh Phú Thọ theo Quyết định số 971/ QĐ- TTg ngày 15/11/1997 của Thủ tƣớng Chính phủ. Ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

06/12/2001 Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ có Quyết định số 4409/QĐ- UB về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và TC bộ máy của BQL các KCN tỉnh Phú Thọ và đƣợc điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 419/2009/QĐ- UBND ngày 25/02/2009.

Quyết định số 419/2009/QĐ- UBND ngày 25/02/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ qui định rõ vị trí và chức năng của BQL các KCN tỉnh Phú Thọ nhƣ sau:

- BQL các KCN tỉnh Phú Thọ là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trực tiếp đối với các KCN trên địa bàn tỉnh; quản lý và TC thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tƣ và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tƣ trong các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- BQL các KCN tỉnh Phú Thọ chịu sự chỉ đạo, quản lý về TC, biên chế, chƣơng trình, kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý KCN.

- BQL các KCN tỉnh Phú Thọ có tƣ cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; kinh phí quản lý hành chính nhà nƣớc, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tƣ phát triển do ngân sách Nhà nƣớc cấp theo kế hoạch hàng năm. Trụ sở của Ban đặt tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

BQL các KCN tỉnh Phú Thọ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau sau:

- Tham gia ý kiến, xây dựng và trình các Bộ, ngành Trung ƣơng và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và TC thực hiện các công việc:

- Tham gia ý kiến với các Bộ, ngành Trung ƣơng và UBND tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tƣ phát triển các KCN;

- Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tƣ, phát triển các KCN trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và TC thực hiện;

- Xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của các KCN trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và TC thực hiện;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp, kinh phí xúc tiến đầu tƣ, kinh phí hoạt động môi trƣờng và vốn đầu tƣ phát triển hàng năm của BQL các KCN tỉnh Phú Thọ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách Nhà nƣớc và pháp luật có liên quan;

- Quản lý, phổ biến, hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra và sử phạt vi phạm hành chính việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới KCN đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt;

- Đăng ký đầu tƣ, thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tƣ đối với các dƣ án đầu tƣ thuộc thẩm quyền;

- Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thƣơng mại của TC và thƣơng nhân nƣớc ngoài đặt trụ sở tại các KCN; cấp giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lần đầu đầu tƣ vào các KCN sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công Thƣơng;

- Cấp mới, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài làm việc trong KCN; cấp sổ lao động cho ngƣời Việt Nam làm việc trong các KCN; TC thực hiện đăng ký nội quy lao động, thỏa ƣớc lao động tập thể, nội quy an toàn vệ sinh, nội quy an toàn lao động, hệ thống thang lƣơng, bảng lƣơng, định mức lao động; nhận báo cáo về tình hình ký kết sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp. Cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất trong KCN và các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận khác có liên quan trong các KCN cho TC có liên quan;

- Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã đƣợc phê duyệt của các KCN nhƣng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch; thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B, C hoặc cấp gia hạn giấy phép xây dựng công trình đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định cử pháp luật về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với công trình xây dựng trong các KCN cho TC có liên quan;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xác nhận hợp đồng, văn bản về bất động sản trong các KCN cho các TC có liên quan;

- TC thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, xác nhận cam kết bảo vệ môi trƣờng đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh trong các KCN;

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tƣ quy định tại giấy chứng nhận đầu tƣ, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tƣ; chủ trì, phối hợp kiểm tra việc thực hiện các điều khoản, cam kết đối với các dự án đƣợc hƣởng ƣu đãi đầu tƣ và việc chấp hành pháp luật về xây dựng, lao động, tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội đối với ngƣời lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp đối với ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, hoạt động của TC chính trị xã hội, phòng chống cháy nổ, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trƣờng sinh thái đối vối các dự án tại KCN; xử lý vi phạm hành chính theo quy định đối với các trƣờng hợp vi phạm về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền và đề nghị cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền về xử lý vi phạm đối với các trƣờng hợp vi phạm về các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền;

- Giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc của nhà đầu tƣ tại các KCN và kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề vƣợt thẩm quyền;

- Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, đánh giá hiệu quả đầu tƣ trong các KCN;

- TC phong trào thi đua và khen thƣởng cho doanh nghiệp trong các KCN; - TC và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và sử lý các hành vi vi phạm hành chính trong các KCN;

- Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy định của UBND tỉnh về quản lý tài chính, tài sản, ngân sách đƣợc giao; thu và sử dụng các loại phí, lệ phí, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; hợp tác với các TC, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài về lĩnh vực có liên quan đến đầu tƣ xây dựng và phát triển các KCN; giới thiệu việc làm cho công nhân lao động làm việc tại các KCN;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Quản lý TC bộ máy, biên chế cán bộ, công chức, viên chức, đào tạo bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của BQL; liên kết đào tạo và giới thiệu việc làm cho công nhân lao động làm việc tại các KCN;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.

3.2.2.2. TC bộ máy BQL

Căn cứ những quyết định trên, bộ máy làm việc của BQL các KCN tỉnh Phú Thọ đã đƣợc hình thành và đi vào hoạt động. TC bộ máy BQL các KCN tỉnh Phú Thọ có lãnh đạo ban, các phòng chức năng và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, cụ thể nhƣ sau:

- Lãnh đạo ban:

Lãnh đạo BQL các KCN tỉnh Phú Thọ gồm 01 Trƣởng Ban và 02 Phó ban. Trƣởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm; Phó trƣởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trƣởng ban. Trƣởng ban có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban; quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn và đơn vị sƣ nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trƣớc Ủy ban nhân dân tỉnh và pháp luật về hoạt động và hiệu quả hoạt động của các KCN. Ngoài việc phụ trách chung, Trƣởng ban còn trực tiếp phụ trách công tác TC, thi đua khen thƣởng.

Giúp việc cho Trƣởng ban gồm 02 Phó Trƣởng ban (Phó ban); trong đó, Phó ban 1 trực tiếp phụ trách Phòng Quản lý Quy hoạch và môi trƣờng, Phòng Quản lý Doanh nghiệp, Phòng Quản lý đầu tƣ, Công ty phát triển hạ tầng KCN và KCN Thụy Vân. Phó Ban 2 trực tiếp phụ trách Văn phòng, phòng Quản lý xuất nhập khẩu lao động, Trung tâm Tƣ vấn đầu tƣ và dịch vụ KCN và KCN Trung Hà.

- Bộ máy giúp việc:

Bộ máy giúp việc cho Trƣởng ban gồm có văn phòng ban, các phòng chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp, cụ thể là:

+ Văn phòng Ban (bao gồm cả công tác thanh tra và đại diện BQL tại các KCN khi có yêu cầu): Biên chế 08 cán bộ, nhân viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Phòng Quản lý Quy hoạch và môi trƣờng: Biên chế 05 cán bộ, nhân viên. + Phòng Quản lý Doanh nghiệp: Biên chế 05 cán bộ, nhân viên.

+ Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu và lao động: Biên chế 04 cán bộ, nhân viên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 58 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)