5. Bố cục của bản luận văn
4.3.1.1. Về phía BQL cácKCN tỉnh Phú Thọ
(1) Chủ động đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ để xin chủ trƣơng. Sau khi đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt về chủ trƣơng, TC thành lập Ban soạn thảo Đề án để lập Đề án hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN.
(2) TC hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho Đề án của các sở, ngành liên quan. Dự hội thảo, ngoài sự có mặt của đại diện các sở, ngành, còn có đại diện của Ban TC Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời xin ý kiến đóng góp và chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (gồm có Vụ TC cán bộ, Vụ Quản lý KKT). Trên cơ sở những ý kiến đóng góp chỉnh sửa phƣơng án TC để tạo sự đồng thuận và thống nhất cao.
Trên cơ sở những ý kiến đóng góp, chỉ đạo này, ban Soạn thảo sẽ hoàn thiện Đề án, báo cáo Sở Nội Vụ thẩm định, trình Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án làm căn cứ triển khai thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(3) Rà soát lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên viên để sắp xếp bố trí lại, bổ sung thêm (nếu có nhu cầu) để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Theo nguyên tắc bố trí sử dụng ngƣời theo yêu cầu công việc. Ngƣời lao động cần đƣợc đào tạo chuyên sâu về ngành, lĩnh vực có kế hoạch bố trí, có tƣ cách đạo đức tốt, nhiệt tình, trách nhiệm cao với công việc.
Việc sắp xếp bố trí phải vì mục tiêu chung, chấp nhận sự mất mát quyền lợi cá nhân. Kiên quyết loại bỏ các vị trí không đủ trình độ, kinh nghiệm, thiếu trách nhiệm trong công việc. TC tuyển dụng bổ sung các vị trí còn thiếu để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
(4) TC đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên của Ban, cả về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ và kiến thức hội nhập quốc tế, kỹ năng đàm phán, xúc tiến đầu tƣ...Bằng hình thức cử đi học tập trung tại các trƣờng, cơ sở đào tạo hoặc mở các lớp tại cơ quan, tham quan học tập tại các tỉnh bạn, tạo điều kiện cho cán bộ vừa học vừa làm, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
(5) Xây dựng quy chế phối hợp với các sở, ban, ngành trong tỉnh trong việc giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến các hoạt động trong KCN của BQL các KCN cần có sự liên quan phối hợp của các sở ngành (Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Công Thƣơng, các huyện, thành, thị có khu, cụm công nghiệp...)
BQL các KCN có trách nhiệm chủ trì soạn thảo, TC hội thảo lấy ý kiến của các ngành liên quan để hoàn thiện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
(6) BQL các KCN Phú Thọ cần nhận thức rằng đây là nhiệm vụ bắt buộc của mình để chủ động trong tất cả các nhiệm vụ, các tình huống; Nhận thức đƣợc những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện để giải quyết nhanh, chính xác nhiệm vụ đặt ra; tránh tƣ tƣởng ỷ nại cho rằng đây là nhiệm vụ công tác TC của tỉnh, hay “ngồi” chờ đợi sự cho phép đồng ý của cấp trên mới tiếp tục những bƣớc tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4.3.1.2. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước
Các cơ quan quản lý nhà nƣớc trƣớc hết phải hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của các KCN. Cụ thể:
- Chính phủ: Cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung Quyết định số 43/2009/ QĐ- TTg ngày 14/3/2009 về ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ƣơng cho xây dựng kết cấu hạ tầng KCN ở các địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. Chính phủ cần có những Quy chế đặc thù cho các địa phƣơng về phát triển các KCN ở các địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, có mức thu ngân sách trên địa bàn chỉ đảm bảo đƣợc dƣới 50% chi thƣờng xuyên; Cần xem và điều chỉnh lại Luật Đất đai và Nghị định số 69/2009/ NĐ- CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định, bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ cho phù hợp với điều kiện phát triển, để tăng sức hấp dẫn cho các KCN.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các Bộ, ngành liên quan: Cần nghiên cứu lại nhiệm vụ, chức năng của BQL các KCN theo phân cấp; Có chƣơng trình cụ thể trình Chính phủ ra cơ cấu, hƣớng dẫn hoạt động thanh tra trong các KCN, nhằm nâng cao vai trò của BQL các KCN. Đề nghị Bộ Công Thƣơng ủy quyền cho KCN, KKT các chứng nhận hàng hóa trong các KCN, KKT.
- Tỉnh Phú Thọ: Cần tạo cho BQL các KCN có vị trí pháp lý tƣơng đƣơng với các sở, ngành khác, đƣợc tham gia vào hệ thống chính trị cấp cao của tỉnh. Tỉnh cần có sự phân cấp rõ ràng, mạnh cho BQL các KCN đối với tất cả các mặt hoạt động trong các KCN trên địa bàn, để nâng cao vai trò của BQL các KCN cũng nhƣ tạo môi trƣờng hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ.
Bên cạnh đó, các BQL các KCN phải nhận đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các Sở, Ban, ngành trong quá trình triển khai thực hiện đề án và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ cần thấy rõ tầm quan trọng của việc hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN Phú Thọ để tạo sự ủng hộ, ra chủ trƣơng kịp thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho các Ban, các sở ngành liên quan chỉ đạo và phối hợp thực hiện theo chủ trƣơng đề ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cần có những chỉ đạo cụ thể về vai trò, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn trong phƣơng án hoàn thiện; đồng thời, có ý kiến trao đổi với Tỉnh để cùng thống nhất chƣơng trình hành động và ủng hộ cho việc thực hiện phƣơng án hoàn thiện. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cần trao cho BQL các KCN Phú Thọ một vị trí pháp lý đủ mạnh, đƣợc tham gia vào hệ thống chính trị cấp cao của tỉnh, sự phân cấp rõ ràng và ủng hộ sự đổi mới. Ƣu tiên phân bổ bổ sung biên chế và dành một phần phí thỏa đáng cho hoạt động của Ban, cho công tác xúc tiến đầu tƣ, đào tạo cán bộ... Đồng thời có sự chỉ đạo kịp thời đối với các sở, ban, ngành liên quan trong tỉnh để cùng thực hiện nhiệm vụ chung của tỉnh.
Các sở, ngành liên quan: Có trách nhiệm, có tinh thần xây dựng cao để đóng góp những ý kiến, chƣơng trình hành động cụ thể và phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả cùng BQL các KCN để cùng thực hiện.
Đây là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN Phú Thọ vì sẽ động chạm nhiều đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các sở, ngành tham gia quản lý trong các KCN. Nếu các sở, ngành liên quan nêu cao tinh thần trách nhiệm, ủng hộ sự nghiệp đổi mới, ủng hộ BQL các KCN thì việc hoàn thiện này sẽ dễ ràng và tính khả thi cao.
4.3.2. Qui trình thực hiện giải pháp hoàn thiện
Để thực hiện các giải pháp hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN tỉnh Phú Thọ cần có lộ trình và những bƣớc đi cụ thể, thích hợp, không thể nóng lòng, một sớm, một chiều. Trƣớc hết, các giải pháp này phải đƣợc sự ủng hộ sâu rộng từ Bộ, ngành Trung ƣơng, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, các sở, ban, ngành của tỉnh, trong nội bộ BQL các KCN Phú Thọ và cả những doanh nghiệp trong KCN. Trên cơ sở đó, thành lập Ban soạn thảo đề án hoàn thiện để lấy ý kiến chỉ đạo, đóng góp. Cụ thể:
- Năm 2013:
Thành lập ban Soạn thảo Đề án, TC các cuộc họp triển khai sâu rộng đến toàn Ban để tuyên truyền, phổ biến tính cấp thiết phải xây dựng và thực hiện phƣơng án hoàn thiện cơ cấu TC của Ban; đồng thời xây dựng đề án theo kế hoạch,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xây dựng Quy chế phối hợp. Song song với những việc trên là quá trình gửi phiếu điều tra, các chƣơng trình phỏng vấn, điều tra, tìm hiểu tài liệu tại Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ, các sở, ngành của tỉnh, các tài liệu liên quan để thu thập số liệu phục vụ cho công tác xây dựng Đề án.
Ban soạn thảo đề án TC các cuộc hội thảo lấy ý kiến đóng góp các sở, ngành liên quan; tổng hợp, chỉnh sửa Đề án; TC hội thảo xin ý kiến chỉ đạo, đóng góp của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ; tổng hợp ý kiến, hoàn thiện Đề án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở đề án đƣợc duyệt, lên phƣơng án bố trí con ngƣời, có kế hoạch xin chỉ tiêu biên chế, cử cán bộ đi đào tạo chuyên ngành; đồng thời lập dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất trụ sở làm việc, hoạt động. Đồng thời, Ban soạn thảo đề án triển khai kế hoạch thực hiện phƣơng án hoàn chỉnh TC bộ máy của BQL các KCN. Theo phƣơng án này sẽ thành lập phòng Thanh tra, điều chỉnh tên các phòng chuyên môn, xác định lại chức năng, nhiệm vụ của các phòng, phân công nhiệm vụ lãnh đạo Ban. Hoàn thiện nhiệm vụ bố trí ban lãnh đạo, các phòng chức năng, cũng nhƣ bố trí con ngƣời vào những vị trí quản lý và chuyên môn xong trong năm 2013.
- Năm 2014:
Chuyển Công ty Phát triển hạ tầng KCN sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Giao quyền tự chủ cho Công ty và thực hiện việc giao khoán chi phí duy tu, bảo dƣỡng, thu hồi vốn đầu tƣ. Còn Trung tâm tƣ vấn Đầu tƣ và dịch vụ KCN vẫn giữ nguyên, đồng thời bố trí lại con ngƣời cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới.
Nghiên cứu bƣớc đầu để xây dựng đề án thành lập trƣờng Đào tạo công nhân kỹ thuật.
- Năm 2015:
Sau khi có những bƣớc đi thích hợp, tổng hợp, rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; đồng thời từng bƣớc hoàn thành việc thành lập Trƣờng Đào tạo công nhân kỹ thuật và bố trí nhân sự trƣờng xong trong năm 2015.
4.3.3. Những khó khăn trong quá trình thực hiện giải pháp hoàn thiện
Trong quả trình TC thực hiện phƣơng án hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN Phú Thọ có thể sẽ nảy sinh một số khó khăn gặp phải cần lƣờng trƣớc để chủ động thực hiện:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Sự chỉ đạo của cấp trên có thể sẽ chậm hơn so với dự kiến do có những nguyên nhân không thể lƣờng hết đƣợc nhƣ: Sự chờ đợi ý kiến chỉ đạo trong khi ngƣời có thẩm quyền cho ý kiến bận việc, đi công tác xa… Ngoài ra, dù có ý kiến chỉ đạo, song để thực hiện ý chỉ đạo cũng cần phải xem xét đến các yếu tố ảnh hƣởng nhạy cảm khác mà thƣờng xuyên gặp phải trong bộ máy quản lý nhà nƣớc ta. - Phƣơng án hoàn thiện TC bộ máy của BQL các KCN Phú Thọ sẽ động chạm nhiều đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các sở, ngành trong tỉnh trong các KCN nhƣ: Vấn đề môi trƣờng sẽ liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, giam sát và quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và của ngành cảnh sát Môi trƣờng Công an tỉnh; Duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 sẽ liên quan đến Sở Xây dựng, hay việc quản lý, cấp phép cho lao đọng ngƣời nƣớc ngoài, TC cho ngƣời lao động đi tham quan, học tập ngắn ngày ở nƣớc ngoài sẽ liên quan đến Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội… Điều này sẽ làm giảm vai trò của các ngành và sẽ có thể nảy sinh xung đột về quyền lực đối với các hoạt động trong KCN, nên có thể sẽ dẫn đến sự thiếu nhiệt tình, thiếu trách nhiệm; thậm trí còn sảy ra sự chống đối của các sở, ngành liên quan trong quá trình thực hiện.
Trong nội bộ BQL các KCN Phú Thọ sẽ có sự phân chia quyền lực rõ ràng, có thể sẽ xảy ra lĩnh vực phụ trách mới sẽ vất vả, mà quyền lợi bản thân bị hạn chế hơn so với trƣớc, các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc có thể sẽ đƣợc phân công xác định lại chức năng, nhiệm vụ, nên sẽ sảy ra tình trạng bỡ ngỡ thời gian đầu thực hiện, sự hẫng hụt khi bị giảm chức năng và có thể sẽ sảy ra xung đột về quyền lực và quyền lợi. nếu công tác tƣ tƣởng không tốt dễ dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ, bè phái, làm ảnh hƣởng đến mục tiêu chung.
- Về con ngƣời: Vị trí phụ trách, làm việc có thể sẽ phải điều chỉnh, thay đổi, có thể sẽ có những hụt hẫng, có thể sẽ có những xung đột quyền lợi cá nhân; thậm trí có thể có những trƣờng hợp không nằm trong kế hoạch sắp xếp bộ máy theo phƣơng án TC mới... Xuất phát từ những quyền lợi cá nhân này mà có thể sẽ bị tác động từ những ý chỉ đạo của cấp trên gây khó cho kế hoạch thực hiện, thậm trí có cả những áp lực đáng kể cho quá trình thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ những rủi ro có thể xảy ra ở trên có thể sẽ làm cho việc thực hiện các giải pháp hoàn thiện TC bộ máy này gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp trong quá trình thực hiện; thậm chí có thể sẽ bị trì hoãn một thời gian, có thể sẽ phải sửa đổi một phần nội dung giải pháp cho phù hợp hơn và để cho đảm bảo tạo đƣợc nhiều sự ủng hộ hơn. Nếu điều này xảy ra thì cũng cần phải coi đây là những vấn đề cần phải giải quyết; để dần điều chỉnh cho phù hợp. Những ngƣời nằm trong ban chỉ đạo thực hiện ngoài những yếu tố về chuyên môn, những phẩm chất về đạo đức, khách quan… còn cần phải có tố chất về ngoại giao, nghệ thuật lãnh đạo thì mới có thể thực hiện thành công kế hoạch đề ra.
Tóm lại, công tác TC quyết định đến sự thành, bại của một TC. Nếu một cơ cấu TC hợp lý sẽ tạo ra một môi trƣờng hoạt động, làm việc năng động, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với chiến lƣợc phát triển chung. Ngƣợc lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển, đi ngƣợc lại với lợi ích chung. Đó chính là nhiệm vụ mà phƣơng án hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN tỉnh Phú Thọ phải thực hiện.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Chƣơng 4 của luận văn đi sâu trình bày các vấn đề liên quan đến giải pháp hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN tỉnh Phú Thọ, bao gồm từ mục tiêu và cơ sở hoàn thiện; nội dung các giải pháp hoàn thiện; điều kiện và qui trình thực hiện giải pháp hoàn thiện. Ngoài ra, luận văn cũng nêu lên những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện các giải pháp hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN tỉnh Phú Thọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Các KCN Việt Nam sau hơn 20 năm hình thành và phát triển (1991- 2013) bƣớc đầu đã khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Luận văn đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phƣơng pháp phân tích hệ thống và thống kê so sánh; đồng thời kết hợp sử