Tổng quan về tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 49 - 54)

5. Bố cục của bản luận văn

3.1.1.Tổng quan về tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng, là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), là cầu nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phú Thọ tiếp giáp với thành phố Hà Nội theo hƣớng Tây Nam và tỉnh Vĩnh Phúc theo hƣớng Đông Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Thanh Thuỷ - Hà Giang hơn 200km, cách cảng Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km, là nơi hợp lƣu của 3 con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Diện tích đất tự nhiên của Tỉnh là 3.532 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha.

Dân số tỉnh Phú Thọ khoảng 1,4 triệu ngƣời, có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Số ngƣời trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 ngƣời (60% dân số) trong đó lực lƣợng lao động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 35,5%. Chất lƣợng lao động còn hạn chế, theo kết quả nghiên cứu của Sở Khoa học- Công nghệ và Sở Nội vụ, số lao động lành nghề, thợ bậc cao chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số lao động (từ 2,3-2,7%), còn thiếu hụt rất nhiều so với yêu cầu. Lực lƣợng nhân lực khoa học công nghệ của tỉnh hiện còn nhỏ bé, chỉ khoảng 1,24% dân số. Mặt khác, nhân lực khoa học công nghệ trong các ngành kinh tế không cân đối. Nhân lực chƣa qua đào tạo chiếm phần lớn.

Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm thành phố Việt trì, thị xã Phú Thọ, các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh. Thành phố Việt Trì là trung tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có đƣờng quốc lộ 2 đi qua, đƣờng xuyên Á (Hải Phòng - Côn Minh) và đƣờng Hồ Chí Minh. Quốc lộ 2 đoạn từ đƣờng cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài đi Lào Cai, Quốc lộ 32C, Cảng Việt Trì…đƣợc nâng cấp đã đem lại hiệu quả to lớn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các dự án đang triển khai: đƣờng cao tốc Nội bài - Lào Cai, các cầu trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, hệ thống giao thông nông thôn sẽ tạo thế và lực mới cho phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng nhƣ phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Phú Thọ có tuyến Đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua địa bàn tỉnh với chiều dài 92 km, với 8 ga hành khách và hàng hoá (xem hình 2.1); Hệ thống các sông lớn cấp quốc gia (sông Hồng, sông Lô, sông Đà), các loại tàu 400- 800 tấn đi lại bình thƣờng đảm nhận vận chuyển phân bón, hàng hoá, vật liệu xây dựng cho các nơi, thuận tiện cho phát triển giao thông đƣờng thuỷ và công nghiệp đóng tàu.

Hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh phát triển mạnh: Hiện toàn tỉnh có 1 bƣu cục trung tâm tại thành phố Việt Trì, 12 bƣu cục, huyện, 70 bƣu cục khu vực, 14 máy vô tuyến điện, 32 tổng đài điện thoại. Đã hoàn thành xây dựng tuyến cáp quang Việt Trì - thị xã Phú Thọ, tổng đài A1000-E10. Số thuê bao điện thoại tăng nhanh. Tuy nhiên, hệ thống đƣờng truyền Internet tốc độ cao triển khai chậm, chƣa đủ đáp ứng nhu cầu của một số nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong các KCN.

Hệ thống cấp nƣớc đƣợc chú trọng đầu tƣ xây dựng. Nhà máy nƣớc tại thành phố Việt Trì với quy mô công suất đạt 70.000 m3/ngày, đảm bảo cung cấp nƣớc sạch cho sản xuất công nghiệp và tiêu dùng. Các vùng thị xã, thị trấn, thị tứ và một số làng nghề đã và đang đầu tƣ xây dựng các trạm cung cấp nƣớc sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống thoát nƣớc đang từng bƣớc đƣợc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.

Hệ thống lƣới điện đƣợc đầu tƣ nâng cấp đáp ứng yêu cầu sử dụng điện cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Đến nay, toàn bộ 100% số xã đã có lƣới điện quốc gia. Toàn tỉnh Phú Thọ có 1 trạm biến áp 220 KV, 6 trạm biến áp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

110KV với tổng dung lƣợng 250MVA, 24 trạm biến áp trung gian, 1.528 trạm biến áp hạ thế, tổng dung lƣợng 401.249KVA. Tổng chiều dài đƣờng dây trung cao thế là 1.881 km, trong đó có 33 km đƣờng dây 220KV, 126 km đƣờng dây 110KV. Hệ thống cấp điện chủ yếu là hình tia, do đó khi sự cố đƣờng dây có thể dẫn đến mất điện cả vùng rộng, cần phải đầu tƣ kết nối các nguồn điện thành mạch vòng để tạo nguồn dự phòng, cấp điện ổn định. Hiện đang tiếp tục đƣợc đầu tƣ mở rộng, nâng cấp.

Hình 3.1: Bản đồ qui hoạch phát triển giao thông tỉnh Phú Thọ

(Nguồn: Sở GTVT tỉnh Phú Thọ)

Trong những năm gần đây, kinh tế thế giới và trong nƣớc có nhiều biến động phức tạp, gây không ít khó khăn cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia, trong đó, tác động mạnh nhất đến sự phát triển kinh tế- xã hội mỗi quốc gia là khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thêm vào đó, Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng còn phải chịu thêm hậu quả nặng nề của thiên tai, đã cản trở việc hoàn thành mục tiêu kế hoạch của tỉnh. Tuy vậy nền kinh tế Phú Thọ vẫn đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ. Đối mặt những khó khăn chung, với quyết tâm cao trong lãnh đạo,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tích cực chỉ đạo điều hành, kịp thời xác định các nhiệm vụ trọng tâm và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp; cộng với sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ƣơng; kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ.

Tuy nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế đó là: Tăng trƣởng kinh tế có xu hƣớng chậm so kế hoạch; GDP bình quân đầu ngƣời thấp khá xa so với bình quân cả nƣớc; chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nội bộ ngành, cơ cấu lao động còn chậm. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp chủ yếu quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp, chƣa tạo sản phẩm có bƣớc đột phá đóng góp cho tăng trƣởng kinh tế. Các ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế nhƣng chƣa đầu tƣ và khai thác còn chậm. Tiềm lực, nội lực kinh tế còn yếu, tƣ tƣởng trông chờ vào ngân sách còn lớn; hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp, doanh nhân vào sản xuất còn ít, đầu tƣ nƣớc ngoài xu hƣớng giảm. Công tác xã hội hoá các lĩnh vực xã hội chuyển biến chậm; chuyển dịch cơ cấu lao động chƣa mạnh, chất lƣợng nguồn nhân lực nhìn chung còn thấp, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ngƣời có thu nhập thấp, ngƣời nghèo và đồng bào miền núi, vùng sâu, vung bị lũ lụt còn nhiều khó khăn.

Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nƣớc, tỉnh Phú Thọ đề ra mục tiêu phát triển của tỉnh: Xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế vùng; là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng và là thành phố lễ hội về cội nguồn dân tộc Việt Nam; đồng thời là địa bàn trọng điểm chiến lƣợc về quốc phòng, an ninh của vùng cũng nhƣ của cả nƣớc. Phú Thọ phấn đấu đến 2020 đạt đƣợc các tiêu chí của tỉnh công nghiệp và là một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc bộ [19].

Chiến lƣợc phát triển đến năm 2020 của Phú Thọ hƣớng tới các trọng điểm sau: + Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch và nâng cao chất lƣợng cơ cấu trong công nghiệp bằng phát triển các ngành chủ lực, có lợi thế về tài nguyên, phát triển nhanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngành cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ gắn với KCN, công nghiệp hàng tiêu dùng, phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng có nghề.

+ Phát triển dịch vụ và du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng; trong đó du lịch trở thành ngành mũi nhọn.

+ Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, ƣu tiên phát triển vùng kinh tế Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh, Thị xã Phú Thọ và các khu cụm công nghiệp.

+ Nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ.

+ Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ các KCN để thu hút các dự án vào các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, có lợi thế cạnh tranh và có vai trò đột phá trong phát triển kinh tế của Tỉnh. Thực hiện đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu có nhiều sản phẩm thƣơng hiệu, đảm bảo tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, hội nhập quốc tế [19].

Từ nay đến 2020, tỉnh Phú Thọ phấn đấu ra khỏi tỉnh nghèo, tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Các chỉ tiêu chủ yếu, gồm:

+ Tốc độ tăng trƣởng kinh tế(GDP) bình quân 12- 13%/ năm. Năm 2015, (GDP) bình quân đầu ngƣời đạt 1.500- 1,600 USD.

+ Tốc độ tăng bình quân giá trị tăng thêm (VA) công nghiệp xây dựng 15- 17%/ năm, dịch vụ 15- 16 %/ năm, nông lâm nghiệp 4- 4,5%/ năm.

+ Cơ cấu kinh tế năm 2015: Công nghiệp Xây dựng 41- 42`%, dịch vụ 39- 40%, nông lâm nghiệp 18- 19%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về văn hóa - xã hội và môi trƣờng, Phú Thọ phấn đấu đến năm 2015 có 3 huyện và 95 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55%; cơ cấu lao động: Nông lâm nghiệp 58- 59%, công nghiệp xây dựng 22- 23%, dịch vụ 19- 20%; đảm bảo 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ sạch hoặc có trang thiết bị xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm. Phấn đấu 100% đô thị và khu dân cƣ nông thôn tập trung đƣợc thu gom, xử lý rác thải; 100% bệnh viện đƣợc xử lý chất thải y tế nguy hại [14].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ năm 2015

Nhƣ vậy, chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đã chú trọng ƣu tiên phát triển công nghiệp, đặc biệt là tập trung phát triển hạ tầng, đồng thời đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý cácKCN để thu hút các nhà đầu tƣ vào kinh doanh trong các KCN trên địa bàn, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, phấn đấu đến 2020 tỉnh Phú Thọ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 49 - 54)