Tồn tại và nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 74 - 110)

5. Bố cục của bản luận văn

3.3.2.Tồn tại và nguyên nhân tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, BQL các KCN tỉnh Phú Thọ vẫn còn bộc lộ những tồn tại, những trì trệ cần phải khắc phục và hoàn thiện sớm để đổi mới tƣ duy trong lãnh chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình và phù hợp với tình hình mới hiện nay cũng nhƣ nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển. Có thể nêu lên những tồn tại chủ yếu sau:

- Hiệu quả thu hút đầu tư thấp:

Do Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi Bắc bộ, không thực sự thuận lợi để thu hút đầu tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ lớn, nên thời gian dài vừa qua nhiệm vụ lấp đầy KCN đƣợc đặt lên hàng đầu; điều này dẫn đến một thực tế là thu hút đầu tƣ không có mục tiêu cụ thể ngành nghề nào, gây ra tình trạng lộn xộn rất khó kiểm soát nhƣ: Xuất hiện nhà máy xi măng Hữu nghị, nhà máy nghiền bột Canxit… trong KCN Thụy Vân làm ngăn cản các công ty sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử và các ngành nghề khác đầu tƣ vào vì lo ngại bụi. Từ thực tế này đã làm cản trở nhiệm vụ thu hút đầu tƣ vào KCN và hiệu quả thu hút đầu tƣ thấp, đồng thời không nâng cao đƣợc năng lực, kinh nghiệm của cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tƣ.

- Đầu tư hạ tầng thiếu đồng bộ:

Trong điều kiện tỉnh còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vốn đầu tƣ phát triển hạ tầng KCN, BQL các KCN Phú Thọ đã phải chủ động tìm hƣớng đi cho phù hợp với thực tế nhƣ: Xác định những hạng mục đầu tƣ theo thứ tự ƣu tiên, đề xuất và đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý cho chủ trƣơng thu tiền thuê đất một lần để dùng làm nguồn đầu tƣ phát triển hạ tầng KCN; vận dụng các hình thức khác nhau để cố gắng thu hút nguồn vốn đầu tƣ hạ tầng..., song do chƣa có cơ chế phù hợp, chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách nhà nƣớc nên vốn đầu tƣ thấp…Từ thực tế này đã xảy ra tình trạng đầu tƣ hạ tầng thiếu đồng bộ, thậm trí còn nảy sinh ý thức coi nhẹ một số những hạng mục rất quan trọng khác nhƣ: hệ thống thoát nƣớc mặt, hệ thống xử lý nƣớc thải, nhiều KCN chƣa đƣợc đầu tƣ hạ tầng … Đã làm cho công tác quản lý và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khai thác hạ tầng KCN gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, thu hút đầu tƣ kém, gây ô nhiễm môi trƣờng, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống xã hội vùng dân cƣ và làm ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh.

- Vai trò quản lý nhà nước không cao:

Về TC bộ máy làm việc mặc dù cơ bản đáp ứng đƣợc với nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, các lĩnh vực hoạt động liên quan đến KCN đều đƣợc đề cập đến phân công nhiệm vụ ở các phòng ban, đơn vị nhƣng trong quá trình hoạt động có những lĩnh vực đã bị xem nhẹ, hoặc không thực hiện nhƣ: vấn đề thanh tra trong KCN, quan trắc môi trƣờng, an ninh khu vực, đời sống công nhân trong KCN… Từ đó đã nảy sinh những vấn đề nổi cộm, nhức nhối trong KCN; cụ thể: các cơ sở sản xuất xả nƣớc thải tùy tiện, ô nhiễm nặng nhƣng vẫn không bị xử lý theo quy định, lƣơng cho ngƣời lao động bị các chủ cơ sở sản xuất trả thấp hơn quy định, không đảm bảo cuộc sống; chất lƣợng bữa ăn ca thấp…Việc này cho thấy năng lực của cán bộ nhân viên của ban còn hạn chế, vai trò quản lý nhà nƣớc của BQL các KCN Phú Thọ không cao, chƣa phát huy đƣợc chức năng nhiệm vụ của mình.

Mặt khác, một nhiệm vụ quan trong là làm công tác đào tạo lao động cho doanh nghiệp chƣa đƣợc quan tâm. Các doanh nghiệp muốn đầu tƣ vào KCN nhƣng do khó khăn về lao động có trình độ tay nghề nên ngại đầu tƣ, hạn chế kết quả xúc tiến đầu tƣ.

- Bộ máy BQL hoạt động kém hiệu quả:

Cơ cấu TC của BQL các KCN Phú Thọ đƣợc cấu trúc theo dạng phòng ban chức năng kết hợp với dạng cấu trúc ma trận. Các cán bộ chuyên môn đƣợc biên chế tại các phòng ban, đơn vị nhƣng cũng đƣợc điều động thực hiện những công việc, dự án cụ thể theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Ban. Lãnh đạo Ban ngoài việc đƣợc phân công chỉ đạo, điều hành theo lĩnh vực, chuyên môn còn đƣợc giao phụ trách theo vị trí địa lý, địa bàn, KCN trong khi trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế. Điều này làm cho công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo bị mắc nhiều thiếu sót và kém hiệu quả. Cụ thể nhƣ: Có những lĩnh vực chuyên môn của ngƣời này nhƣng lại thuộc khu vực ngƣời khác quản lý. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuyên môn, từng đơn vị trực thuộc đã đƣợc giao cụ thể song trong quá trình điều hành và thực hiện lại thƣờng bị chồng chéo, trách nhiệm rất dễ đùn đẩy nhau.

- Trình độ cán bộ không cao:

Năng lực, trình độ và kinh nghiệm thực tế của hầu hết cán bộ, nhân viên của Ban còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. Số cán bộ có trình độ năng lực, kinh nghiệm ít, tình trạng tuyển dụng, sử dụng cán bộ không theo yêu cầu công việc vẫn còn phổ biến, hạn chế kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban.

- Cơ chế hoạt động không phù hợp:

Cơ chế hoạt động, bộ máy quản lý của Công ty Phát triển hạ tầng KCN (hoạt động nhƣ một đơn vị sự nghiệp) chỉ phù hợp với cơ chế, chính sách trƣớc đây về KCN (việc đầu tƣ hạ tầng chủ yếu do ngân sách nhà nƣớc cấp) nên kết quả đầu tƣ hạ tầng thấp. Hiện nay, việc huy động các nguồn vốn ngoài nhà nƣớc để đầu tƣ hạ tầng KCN có vai trò quan trọng. Vì vậy, TC bộ máy, cơ chế hoạt động của công ty cũng phải thay đổi cho phù hợp với yêu cầu, tình hình mới.

- Phối hợp hoạt động thiếu đồng bộ:

Sự phối hợp hoạt động của BQL các KCN với các Sở, ban, ngành của tỉnh chƣa đƣợc chặt chẽ, chƣa có quy chế phối hợp cụ thể... dẫn tới có nhiều việc bị chồng chéo, không kịp thời giải quyết các kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp hoặc đùn đẩy nhau... cả trong công tác xúc tiến đầu tƣ và quản lý doanh nghiệp trong KCN.

- Cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu hoạt động:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí nhà nƣớc cấp phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tƣ, duy tu hạ tầng KCN, công tác thanh, kiểm tra... còn hạn chế, ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động của BQL các KCN.

Tóm lại, mặc dầu bộ máy TC của BQL các KCN tỉnh Phú Thọ về cơ bản là phù hợp với quy mô và điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, trong phân công nhiệm vụ từ lãnh đạo Ban đến các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc vẫn còn những vấn đề bất cập và chồng chéo, điều hành nhiệm vụ vẫn còn những vấn đề phải bàn, đặc biệt là năng lực, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ còn thấp, chƣa đáp ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

yêu cầu nhiệm vụ.. Mặt khác để đáp ứng nhiệm vụ mới, khi các KCN còn lại đi vào hoạt động và để phù hợp với chế độ chính sách mới của Nhà nƣớc, đáp ứng kịp tốc độ phát triển kinh tế xã hội và lành mạnh hóa môi trƣờng cũng nhƣ thu hút đầu tƣ khi các KCN đi vào hoạt động, thì việc sắp xếp lại bộ máy TC của BQL các KCN cho hoàn thiện cần đƣợc ƣu tiên thực hiện.

Nhìn một cách khách quan kết quả hoạt động của các KCN tại Phú Thọ trong những năm qua còn hết sức khiêm tốn và cũng có thể nói là hạn chế, yếu kém so với nhiều tỉnh trong vùng đồng bằng bắc bộ. Những kết quả đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Thông qua kết quả điều tra, phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành về KCN, tìm hiểu qua các nhà đầu tƣ đến tìm hiểu đầu tƣ tại tỉnh, có thể rút ra một số nguyên nhân tồn tại chủ quan và khách quan nhƣ sau:

(1) Nguyên nhân khách quan:

- Điểm xuất phát kinh tế của tỉnh thấp, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ của ngành công nghiệp chậm đƣợc đổi mới; vốn cần đầu tƣ cho phát triển và đổi mới công nghệ đòi hỏi rất lớn nhƣng khả năng của tỉnh có hạn, nguồn thu ngân sách thấp, việc huy động vốn nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế và trong xã hội cho đầu tƣ phát triển còn hạn chế.

- Vị trí địa lý kinh tế của tỉnh không thuận lợi, thiếu tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là các dự án lớn có công nghệ cao.

- Về điều kiện tự nhiên, Phú Thọ nằm trong vùng thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của bão lũ, địa hình có nền đất yếu, nguồn tài nguyên khoáng sản ít.

- Cơ sở hạ tầng bao gồm cả hạ tầng kiến trúc và hạ tầng xã hội còn hạn chế (hệ thống đƣờng giao thông, nhất là giao thông xuống các huyện của tỉnh còn nhỏ hẹp, sức chịu tải yếu, chậm đƣợc nâng cấp, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, văn hoá giải trí, dịch vụ chỗ ở cho ngƣời nƣớc ngoài kém phát triển). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(2) Nguyên nhân chủ quan:

- Môi trƣờng đầu tƣ, quá trình xúc tiến thu hút đầu tƣ còn hạn chế, hình ảnh của tỉnh chƣa đƣợc quảng bá đầy đủ và rộng rãi tới các nhà đầu tƣ đặc biệt là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Bố trí các dự án không đúng các phân khu chức năng qui hoạch đã đƣợc duyệt, một số dự án chiếm nhiều diện tích đất mà hiệu quả thấp, đóng góp cho ngân sách không cao, do nhu cầu lấp đầy nhanh các KCN.

- Việc đầu tƣ và sự quan tâm đến công tác xúc tiến đầu tƣ còn nhiều hạn chế: Kinh phí dành cho thu hút đầu tƣ còn ít dẫn đến các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tƣ còn nhỏ hẹp, chƣa phong phú, hiệu quả thấp.

- Vai trò của BQL các KCN còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ, nhất là trong điều kiện hội nhập, chuyển đổi cơ chế. Các dịch vụ hỗ trợ đầu tƣ nhƣ dịch vụ tƣ vấn pháp lý, dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ, dịch vụ giới thiệu và tuyển dụng lao động, ....tại địa phƣơng chƣa phát triển.

- Công tác cải cách hành chính chƣa đƣợc quyết liệt, việc giải quyết các thủ tục hành chính ở một số cơ quan của tỉnh còn cứng nhắc, chậm trễ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà đầu tƣ, thậm chí còn gây phiền hà nhũng nhiều của một bộ phận nhỏ cán bộ công chức.

- Dự án FDI tại Phú Thọ ít về số lƣợng, quy mô, hàm lƣợng chất xám thấp. Chƣa có các dự án đầu tƣ sử dụng công nghệ cao, dự án đầu tƣ vào lĩnh vực dịch vụ. Các đối tác chủ yếu đến từ châu Á, chƣa có nhà đầu tƣ châu Âu tƣơng xứng với tiềm năng.

- Công nghiệp phụ trợ của địa phƣơng chƣa kết nối tốt với khu vực FDI, điều mà các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài rất cần vì họ có thể tiết giảm các chi phí. Mối liên hệ giữa doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp FDI còn lỏng lẻo. Hầu hết các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp FDI đều phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài.

- Việc triển khai xây dựng các tuyến đƣờng giao thông huyết mạch chƣa còn chậm trễ, chƣa quyết liệt trong khâu giải phóng mặt bằng làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ.

- Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề giai đoạn 2010 - 2020 chƣa đƣợc thực hiện nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

còn hạn chế do thiếu sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ của các ngành chức năng có liên quan của tỉnh.

Từ thực tế tồn tại, hạn chế trên cho thấy cần thiết phải hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN Phú Thọ để nâng cao hiệu quả làm việc và đáp ứng kịp với sự phát triển trong giai đoạn mới, góp phần quan trọng đƣa tỉnh Phú Thọ trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Việc hoàn thiện TC bộ máy cần đi đôi với việc nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 của luận văn đi sâu trình bày kết quả nghiên cứu TC bộ máy BQL các KCN tỉnh Phú Thọ, từ lịch sử hình thành, phát triển đến thực trạng TC. Đồng thời, chƣơng 3 của luận văn cũng tiến hành đánh giá những thành tựu đạt đƣợc cùng những tồn tại và nguyên nhân tồn tại. Kết quả của chƣơng 3 là căn cứ quan trọng để tác giả đƣa ra những giải pháp hoàn thiện trong chƣơng 4.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY

BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ 4.1. Mục tiêu và cơ sở hoàn thiện tổ chức bộ máy Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ

4.1.1. Mục tiêu hoàn thiện

Trong phƣơng hƣớng, nhiệm vụ chính trị của tỉnh đã đƣợc Đảng bộ tỉnh Phú Thọ xác định: "Khai thác và sử dụng các tiềm năng lợi thế của tỉnh; tập trung thực hiện ba khâu đột phá về đầu tƣ kết cấu hạ tầng then chốt, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển du lịch để kinh tế phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, sớm đƣa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo, tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp" và "Phát triển công nghiệp theo hƣớng tăng nhanh quy mô sản xuất và nâng cao chất lƣợng, sức cạnh tranh. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế và có ý nghĩa chiến lƣợc đối với sự phát triển nhanh, tạo sự đột phá gia tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; TC lại không gian hợp lý để phát huy lợi thế các vùng trong tỉnh. Tiếp tục đổi mới công nghệ và thiết bị, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các sản phẩm lợi thế…Ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp mới, sản phẩm mới (cơ khí, vật liệu xây dựng chất lƣợng cao, điện tử, công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin, công nghiệp dƣợc, gỗ gia dụng…). Xúc tiến triển khai các dự án trọng điểm quy mô lớn (nhiệt điện, luyện thép…) [14].

Trên cơ sở đó, ngành công nghiệp tỉnh đã xây dựng mục tiêu phát triển các KCN tại Phú Thọ đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp của tỉnh, đồng thời hình thành các KCN có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ của địa phƣơng. Đƣa tỷ lệ đóng góp của các KCN vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh lên tới trên 60% vào giai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đoạn 2015 - 2020. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các KCN khoảng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 74 - 110)