Quá trình điều tra và thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 45 - 110)

5. Bố cục của bản luận văn

2.4. Quá trình điều tra và thu thập dữ liệu

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề ra và trả lời đƣợc các câu hỏi nghiên cứu, luận văn sử dụng cả nguồn dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.

Dữ liệu sơ cấp đƣợc tác giả luận văn thu thập lần đầu và trực tiếp từ các đơn vị thuộc tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra, chƣa qua xử lý. Do những lý do nhạy cảm, các đối tƣợng tham gia khảo sát đƣợc lựa chọn chỉ đồng ý trả lời phỏng vấn ngắn gọn, không ghi âm và không công bố công khai mà chỉ đƣợc sử dụng dƣới hình thức phục vụ nghiên cứu luận văn. Vì thế, dữ liệu sơ cấp do tác giả thu thập đƣợc ghi nhận dƣới các bản ghi chép.

Do đặc thù của đề tài là nghiên cứu là hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN tỉnh Phú Thọ nên bên cạnh nguồn dữ liệu sơ cấp, tác giả luận văn còn tiến hành thu thập các dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã đƣợc xử lý bởi BQL các KCN tỉnh Phú Thọ cũng nhƣ các đối tƣợng khác thuộc tổng thể nghiên cứu. Ngoài ra, nguồn dữ liệu thứ cấp còn đƣợc tác giả thu thập từ các nguồn thông tin sẵn có nhƣ báo, đài, internet hay từ website của các đơn vị liên quan đến đề tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiên cứu. Nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ là những minh chứng quan trọng và cần thiết vì nó phản ánh một cách trung thực và chính xác thực trạng TC bộ máy BQL các KCN nói chung và BQL các KCN tỉnh Phú Thọ nói chung.

Qui trình thu thập dữ liệu đƣợc hành nhƣ sau:

- Bước 1: Xác định đối tượng khảo sát.

Do số lƣợng các KCN ở Phú Thọ hiện không nhiều (có 01 BQL các KCN và 07 KCN) nên luận văn chọn đối tƣợng để khảo sát là BQL các KCN tỉnh và các KCN trên địa bàn tỉnh cùng 08 doanh nghiệp điển hình trong các KCN (Công ty TNHH dệt Phú Thọ, Công ty Bia Hùng Vƣơng, Công ty TNHH Kaps-Tex Vina, Công ty TNHH Việt Vƣơng, Công ty TNHH ACE, Công ty TNHH Bando Vina, Công ty TNHH Dƣơng Thành Phú, Công ty TNHH Hàn Việt). Ngoài ra, luận văn còn tiến hành phỏng vấn một số lãnh đạo thuộc các 05 sở có liên quan (Sở Kế hoạch & Đầu tƣ, Sở Tài chính, Sở Công Thƣơng, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng), phỏng vấn Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách các KCN. Tổng số đối tƣợng tham gia phỏng vấn là 15.

Việc tiếp cận các đối tƣợng khảo sát (mẫu lựa chọn) đƣợc thực hiện bằng cách tiếp cận trực tiếp. Theo đó, khi tiếp cận các đối tƣợng khảo sát, nhờ có các mối quan hệ công tác, tác giả luận văn gặp gỡ trực tiếp hoặc qua điện thoại, nêu mục đích, nội dung và hình thức khảo sát (phỏng vấn trực tiếp có ghi âm, phỏng vấn trực tiếp không ghi âm, trả lời qua phiếu điều tra) để các đối tƣợng khảo sát lựa chọn. Hầu hết các đối tƣợng tham gia khảo sát đều đồng ý trả lời phỏng vấn, không ghi âm.

- Bước 2: Xây dựng nội dung phỏng vấn.

Các câu hỏi điều tra, phỏng vấn đƣợc tác giả luận văn xây dựng chủ yếu dựa trên câu hỏi nghiên cứu tổng quát, phục vụ cho mục đích điều tra và thu thập dữ liệu. Đó là những câu hỏi liên quan đến những đặc trƣng về quản lý, về TC bộ máy BQL các KCN và những nhân tố ảnh hƣởng đến TC bộ máy BQL các KCN. Phần câu hỏi còn lại đƣợc thiết kế nhằm phục vụ cho mục tiêu đề xuất các giải pháp để hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN Phú Thọ cùng với các điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các câu hỏi đƣợc đề cập khi phỏng vấn đƣợc trình bày logic, bảo đảm sự kết nối giữa câu hỏi điều tra với câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu thông qua các chủ đề đƣợc tổng kết từ nghiên cứu lý luận và khung lý thuyết đã đƣợc phát triển của đề tài. Việc đánh giá thực trạng kết quả hoạt động của các KCN và và việc đƣa ra các giải pháp hoàn thiện TC BQL các KCN từ phía các đối tƣợng tham gia khảo sát cho thấy sự khác biệt về mức độ quan tâm cũng nhƣ quan điểm của các đối tƣợng đến hoạt động và TC bộ máy BQL các KCN.

- Bước 3: Tiến hành phỏng vấn.

Trên cơ sở các mẫu đã lựa chọn, tác giả luận văn đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại. Do các đối tƣợng tham gia phỏng vấn không đồng ý ghi âm nên kết quả phỏng vấn đƣợc thể hiện thông qua các bản ghi chép. Ngoài những thông tin chung về đối tƣợng đƣợc phỏng vấn (trình độ, tuổi đời, thời gian công tác, lĩnh vực công tác, tên doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, diện tích thuê đất, sản lƣợng, những buổi làm việc với BQL các KCN, ...), nội dung phỏng vấn chủ yếu tập trung vào các vấn đề hiểu biết về quản lý và TC bộ máy BQL các KCN, về đánh giá hiệu quả hoạt động và cơ cấu TC của BQL hiện hành, về các giải pháp cần thiết để hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN tỉnh Phú Thọ và điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp.

- Bước 4: Xử lý dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.

Sau khi đã thu thập đƣợc dữ liệu cần thiết, tác giả luận văn đã tiến hành xử lý nhằm tổng hợp, phân loại, sàng lọc, lựa chọn và tóm lƣợc dữ liệu để có thể sử dụng đƣợc. Quá trình xử lý dữ liệu thu thập bao gồm các công việc nhƣ: phê chuẩn dữ liệu, hiệu đính dữ liệu, lập bảng tính, xác định và tính toán các đặc trƣng của dữ liệu, nhập dữ liệu vào máy tính và sử dụng các phần mềm thích hợp để xử lý và phân tích dữ liệu nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.

Đối với các dữ liệu sơ cấp thu thập đƣợc, tác giả luận văn tiến hành xử lý bằng phần mềm văn phòng Microsoft Office (phân tích thống kê đơn giản của Exel) kết hợp với việc mô tả số liệu thông qua số tuyệt đối, số tƣơng đối và biểu hiện bằng đồ thị hoặc biểu đồ để phân tích. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

pháp phân tích mang tính nghiệp vụ - kỹ thuật khác nhƣ so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phân tích và phƣơng pháp chuyên gia để xét đoán phù hợp với tƣ duy biện chứng và lịch sử. Các kết quả phân tích dữ liệu đƣợc sử dụng để trình bày kết quả nghiên cứu ở các phần tiếp theo của đề tài cũng nhƣ làm cơ sở để đề xuất giải pháp hoàn thiện.

Đối với các dữ liệu thứ cấp, bên cạnh các thông tin do BQL các KCN Phú Thọ cung cấp ty chứng khoán trong mẫu điều tra cung cấp, phần còn lại đƣợc tác giả luận văn thu thập trực tiếp từ niên giám thống kê và từ các thông tin do các KCN, các doanh nghiệp điển hình cung cấp hoặc trên website riêng của BQL các KCN tỉnh bạn. Ngoài ra, dữ liệu thứ cấp còn đƣợc tác giả thu thập từ các báo cáo và quyết định của Bộ, ngành, BQL các KCN, báo cáo và quyết định của các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ƣơng, báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.

Kết quả thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp đƣợc tác giả luận văn sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3 khi đề cập đến kết quả nghiên cứu về TC bộ máy BQL các KCN tỉnh Phú Thọ, một phần sử dụng ở chƣơng 1 khi đề cập đến kinh nghiệm TC.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 của luận văn đi sâu làm rõ các vấn đề liên quan đến phƣơng pháp nghiên cứu, từ cơ sở phƣơng pháp luận đến phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể (phƣơng pháp định tính, phƣơng pháp định lƣợng) đƣợc sử dụng trong luận văn. Ngoài ra, chƣơng 2 còn đề cập một cách cụ thể quá trình điều tra và thu thập dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp cũng nhƣ việc sử dụng dữ liệu đã xử lý vào thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Tổng quan về tỉnh Phú Thọ và các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Tổng quan về tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng, là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), là cầu nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phú Thọ tiếp giáp với thành phố Hà Nội theo hƣớng Tây Nam và tỉnh Vĩnh Phúc theo hƣớng Đông Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Thanh Thuỷ - Hà Giang hơn 200km, cách cảng Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km, là nơi hợp lƣu của 3 con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Diện tích đất tự nhiên của Tỉnh là 3.532 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha.

Dân số tỉnh Phú Thọ khoảng 1,4 triệu ngƣời, có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Số ngƣời trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 ngƣời (60% dân số) trong đó lực lƣợng lao động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 35,5%. Chất lƣợng lao động còn hạn chế, theo kết quả nghiên cứu của Sở Khoa học- Công nghệ và Sở Nội vụ, số lao động lành nghề, thợ bậc cao chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số lao động (từ 2,3-2,7%), còn thiếu hụt rất nhiều so với yêu cầu. Lực lƣợng nhân lực khoa học công nghệ của tỉnh hiện còn nhỏ bé, chỉ khoảng 1,24% dân số. Mặt khác, nhân lực khoa học công nghệ trong các ngành kinh tế không cân đối. Nhân lực chƣa qua đào tạo chiếm phần lớn.

Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm thành phố Việt trì, thị xã Phú Thọ, các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh. Thành phố Việt Trì là trung tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có đƣờng quốc lộ 2 đi qua, đƣờng xuyên Á (Hải Phòng - Côn Minh) và đƣờng Hồ Chí Minh. Quốc lộ 2 đoạn từ đƣờng cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài đi Lào Cai, Quốc lộ 32C, Cảng Việt Trì…đƣợc nâng cấp đã đem lại hiệu quả to lớn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các dự án đang triển khai: đƣờng cao tốc Nội bài - Lào Cai, các cầu trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, hệ thống giao thông nông thôn sẽ tạo thế và lực mới cho phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng nhƣ phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Phú Thọ có tuyến Đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua địa bàn tỉnh với chiều dài 92 km, với 8 ga hành khách và hàng hoá (xem hình 2.1); Hệ thống các sông lớn cấp quốc gia (sông Hồng, sông Lô, sông Đà), các loại tàu 400- 800 tấn đi lại bình thƣờng đảm nhận vận chuyển phân bón, hàng hoá, vật liệu xây dựng cho các nơi, thuận tiện cho phát triển giao thông đƣờng thuỷ và công nghiệp đóng tàu.

Hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh phát triển mạnh: Hiện toàn tỉnh có 1 bƣu cục trung tâm tại thành phố Việt Trì, 12 bƣu cục, huyện, 70 bƣu cục khu vực, 14 máy vô tuyến điện, 32 tổng đài điện thoại. Đã hoàn thành xây dựng tuyến cáp quang Việt Trì - thị xã Phú Thọ, tổng đài A1000-E10. Số thuê bao điện thoại tăng nhanh. Tuy nhiên, hệ thống đƣờng truyền Internet tốc độ cao triển khai chậm, chƣa đủ đáp ứng nhu cầu của một số nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong các KCN.

Hệ thống cấp nƣớc đƣợc chú trọng đầu tƣ xây dựng. Nhà máy nƣớc tại thành phố Việt Trì với quy mô công suất đạt 70.000 m3/ngày, đảm bảo cung cấp nƣớc sạch cho sản xuất công nghiệp và tiêu dùng. Các vùng thị xã, thị trấn, thị tứ và một số làng nghề đã và đang đầu tƣ xây dựng các trạm cung cấp nƣớc sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống thoát nƣớc đang từng bƣớc đƣợc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.

Hệ thống lƣới điện đƣợc đầu tƣ nâng cấp đáp ứng yêu cầu sử dụng điện cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Đến nay, toàn bộ 100% số xã đã có lƣới điện quốc gia. Toàn tỉnh Phú Thọ có 1 trạm biến áp 220 KV, 6 trạm biến áp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

110KV với tổng dung lƣợng 250MVA, 24 trạm biến áp trung gian, 1.528 trạm biến áp hạ thế, tổng dung lƣợng 401.249KVA. Tổng chiều dài đƣờng dây trung cao thế là 1.881 km, trong đó có 33 km đƣờng dây 220KV, 126 km đƣờng dây 110KV. Hệ thống cấp điện chủ yếu là hình tia, do đó khi sự cố đƣờng dây có thể dẫn đến mất điện cả vùng rộng, cần phải đầu tƣ kết nối các nguồn điện thành mạch vòng để tạo nguồn dự phòng, cấp điện ổn định. Hiện đang tiếp tục đƣợc đầu tƣ mở rộng, nâng cấp.

Hình 3.1: Bản đồ qui hoạch phát triển giao thông tỉnh Phú Thọ

(Nguồn: Sở GTVT tỉnh Phú Thọ)

Trong những năm gần đây, kinh tế thế giới và trong nƣớc có nhiều biến động phức tạp, gây không ít khó khăn cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia, trong đó, tác động mạnh nhất đến sự phát triển kinh tế- xã hội mỗi quốc gia là khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thêm vào đó, Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng còn phải chịu thêm hậu quả nặng nề của thiên tai, đã cản trở việc hoàn thành mục tiêu kế hoạch của tỉnh. Tuy vậy nền kinh tế Phú Thọ vẫn đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ. Đối mặt những khó khăn chung, với quyết tâm cao trong lãnh đạo,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tích cực chỉ đạo điều hành, kịp thời xác định các nhiệm vụ trọng tâm và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp; cộng với sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ƣơng; kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ.

Tuy nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế đó là: Tăng trƣởng kinh tế có xu hƣớng chậm so kế hoạch; GDP bình quân đầu ngƣời thấp khá xa so với bình quân cả nƣớc; chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nội bộ ngành, cơ cấu lao động còn chậm. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp chủ yếu quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp, chƣa tạo sản phẩm có bƣớc đột phá đóng góp cho tăng trƣởng kinh tế. Các ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế nhƣng chƣa đầu tƣ và khai thác còn chậm. Tiềm lực, nội lực kinh tế còn yếu, tƣ tƣởng trông chờ vào ngân sách còn lớn; hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp, doanh nhân vào sản xuất còn ít, đầu tƣ nƣớc ngoài xu hƣớng giảm. Công tác xã hội hoá các lĩnh vực xã hội chuyển biến chậm; chuyển dịch cơ cấu lao động chƣa mạnh, chất lƣợng nguồn nhân lực nhìn chung còn thấp, đời sống của một

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 45 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)