Những khó khăn trong quá trình thực hiện giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 102 - 110)

5. Bố cục của bản luận văn

4.3.3. Những khó khăn trong quá trình thực hiện giải pháp hoàn thiện

Trong quả trình TC thực hiện phƣơng án hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN Phú Thọ có thể sẽ nảy sinh một số khó khăn gặp phải cần lƣờng trƣớc để chủ động thực hiện:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sự chỉ đạo của cấp trên có thể sẽ chậm hơn so với dự kiến do có những nguyên nhân không thể lƣờng hết đƣợc nhƣ: Sự chờ đợi ý kiến chỉ đạo trong khi ngƣời có thẩm quyền cho ý kiến bận việc, đi công tác xa… Ngoài ra, dù có ý kiến chỉ đạo, song để thực hiện ý chỉ đạo cũng cần phải xem xét đến các yếu tố ảnh hƣởng nhạy cảm khác mà thƣờng xuyên gặp phải trong bộ máy quản lý nhà nƣớc ta. - Phƣơng án hoàn thiện TC bộ máy của BQL các KCN Phú Thọ sẽ động chạm nhiều đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các sở, ngành trong tỉnh trong các KCN nhƣ: Vấn đề môi trƣờng sẽ liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, giam sát và quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và của ngành cảnh sát Môi trƣờng Công an tỉnh; Duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 sẽ liên quan đến Sở Xây dựng, hay việc quản lý, cấp phép cho lao đọng ngƣời nƣớc ngoài, TC cho ngƣời lao động đi tham quan, học tập ngắn ngày ở nƣớc ngoài sẽ liên quan đến Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội… Điều này sẽ làm giảm vai trò của các ngành và sẽ có thể nảy sinh xung đột về quyền lực đối với các hoạt động trong KCN, nên có thể sẽ dẫn đến sự thiếu nhiệt tình, thiếu trách nhiệm; thậm trí còn sảy ra sự chống đối của các sở, ngành liên quan trong quá trình thực hiện.

Trong nội bộ BQL các KCN Phú Thọ sẽ có sự phân chia quyền lực rõ ràng, có thể sẽ xảy ra lĩnh vực phụ trách mới sẽ vất vả, mà quyền lợi bản thân bị hạn chế hơn so với trƣớc, các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc có thể sẽ đƣợc phân công xác định lại chức năng, nhiệm vụ, nên sẽ sảy ra tình trạng bỡ ngỡ thời gian đầu thực hiện, sự hẫng hụt khi bị giảm chức năng và có thể sẽ sảy ra xung đột về quyền lực và quyền lợi. nếu công tác tƣ tƣởng không tốt dễ dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ, bè phái, làm ảnh hƣởng đến mục tiêu chung.

- Về con ngƣời: Vị trí phụ trách, làm việc có thể sẽ phải điều chỉnh, thay đổi, có thể sẽ có những hụt hẫng, có thể sẽ có những xung đột quyền lợi cá nhân; thậm trí có thể có những trƣờng hợp không nằm trong kế hoạch sắp xếp bộ máy theo phƣơng án TC mới... Xuất phát từ những quyền lợi cá nhân này mà có thể sẽ bị tác động từ những ý chỉ đạo của cấp trên gây khó cho kế hoạch thực hiện, thậm trí có cả những áp lực đáng kể cho quá trình thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ những rủi ro có thể xảy ra ở trên có thể sẽ làm cho việc thực hiện các giải pháp hoàn thiện TC bộ máy này gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp trong quá trình thực hiện; thậm chí có thể sẽ bị trì hoãn một thời gian, có thể sẽ phải sửa đổi một phần nội dung giải pháp cho phù hợp hơn và để cho đảm bảo tạo đƣợc nhiều sự ủng hộ hơn. Nếu điều này xảy ra thì cũng cần phải coi đây là những vấn đề cần phải giải quyết; để dần điều chỉnh cho phù hợp. Những ngƣời nằm trong ban chỉ đạo thực hiện ngoài những yếu tố về chuyên môn, những phẩm chất về đạo đức, khách quan… còn cần phải có tố chất về ngoại giao, nghệ thuật lãnh đạo thì mới có thể thực hiện thành công kế hoạch đề ra.

Tóm lại, công tác TC quyết định đến sự thành, bại của một TC. Nếu một cơ cấu TC hợp lý sẽ tạo ra một môi trƣờng hoạt động, làm việc năng động, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với chiến lƣợc phát triển chung. Ngƣợc lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển, đi ngƣợc lại với lợi ích chung. Đó chính là nhiệm vụ mà phƣơng án hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN tỉnh Phú Thọ phải thực hiện.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Chƣơng 4 của luận văn đi sâu trình bày các vấn đề liên quan đến giải pháp hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN tỉnh Phú Thọ, bao gồm từ mục tiêu và cơ sở hoàn thiện; nội dung các giải pháp hoàn thiện; điều kiện và qui trình thực hiện giải pháp hoàn thiện. Ngoài ra, luận văn cũng nêu lên những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện các giải pháp hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN tỉnh Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Các KCN Việt Nam sau hơn 20 năm hình thành và phát triển (1991- 2013) bƣớc đầu đã khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Luận văn đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phƣơng pháp phân tích hệ thống và thống kê so sánh; đồng thời kết hợp sử dụng những kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học cũng nhƣ kinh nghiệm từ thực tiễn công tác để khảo sát giải quyết vấn đề đặt ra đối với công tác TC BQL các KCN Phú Thọ.

Luận văn đã khái quát vai trò, vị trí và những vấn đề có tính quy luật của việc hình thành, hoàn thiện và phát triển các KCN, các BQL các KCN trên thế giới và của Việt Nam; đồng thời nghiên cứu tình hình hoạt động các BQL các KCN của một số tỉnh bạn để rút ra những ƣu, nhƣợc điểm. Trên cơ sở phân tích, đánh giá sự phát triển các KCN, sự hoạt động của BQL các KCN Phú Thọ trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh những năm qua, liên hệ với những vấn đề có tính quy luật chung để lựa chọn phƣơng án thích hợp cho việc hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN Phú Thọ. Đề xuất các nhóm giải pháp và kế hoạch cụ thể để thực hiện hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN Phú Thọ nhằm góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển của tỉnh, phấn đấu đến 2020, Phú Thọ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

Tuy nhiên, luận văn chƣa có điều kiện đi sâu vào luận giải chi tiết cho từng vấn đề đã nêu, nên chƣa hệ thống hóa bằng các phƣơng pháp toán học, phƣơng pháp mô hình… Bằng những kiến thức tiếp thu đƣợc thông qua chƣơng trình khóa học Thạc sỹ quản lý kinh tế tại Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên và với những số liệu và những thông tin thu đƣợc từ thực tế, Học viên muốn đóng góp những hiểu biết, suy nghĩ của mình về công tác TC bộ máy BQL các KCN Phú Thọ. Hy vọng rằng những vấn đề đặt ra trong Luận văn tốt nghiệp này sẽ đƣợc các nhà lãnh đạo địa phƣơng nghiên cứu, tham khảo và sử dụng vào thực tế góp phần xây dựng, hoàn thiện TC hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN Phú Thọ phát huy hiệu quả, bền vững trong quá trình hội nhập và phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nhƣ Phú Thọ, việc tìm ra những hƣớng đi mới, những bƣớc đi thích hợp, những điều chỉnh hợp lý trong công tác TC, quản lý sẽ tạo ra một môi trƣờng hoạt động, làm việc thuận lợi, hiệu quả, để góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ là một tỉnh phát triển, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Phƣơng án hoàn thiện TC bộ máy BQL các KCN Phú Thọ mà học viên đƣa ra, dù có thể vẫn còn những vấn đề chƣa thật hoàn thiện; song với đề xuất trên, học viên tin tƣởng rằng sẽ là một tài liệu hữu ích để thực hiện công tác bố trí TC cho phù hợp với xu thế phát triển chung của tỉnh Phú Thọ ./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban TC - Cán bộ (1997 ; 1998), Thông tƣ số 151/TCCP ngày 04/8/1997 và số 13/1998/TT-TCCP ngày 30/12/1998 hướng dẫn về công tác TC và tiền lương của BQL các KCN, KCX, KCNC.

2. BQL các KCN Phú Thọ (2010, 2011) báo cáo tình hình hoạt động, thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Phú Thọ Thọ năm 2010, 2011.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2011) : 20 năm xây dựng và phát triển các KCN, khu chế xuất ở Việt Nam.

4. Chính phủ (1997), Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 ban hành Quy chế KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

5. Chính phủ (1999 ; 2002), Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 Quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH 10.

6. Chính phủ (2000 ; 2003), Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 và số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 Quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam.

7. Chính phủ (2009) Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 14/3/2008 Quy định về KCN, khu chế xuất và KKT.

8. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004 NĐ-CP ngày 29/10/2003 về thi hành Luật đất đai.

9. Chính phủ (2005), Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

10. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ - Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2007 2008,

2009, 2010, 2011 Nhà xuất bản Thống kê.

11. Quốc hội (1996), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật sửa đổi, bổ sung một số diều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000.

12. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH ngày 29/11/2005

13. Quốc hội (1998), Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10.

14. Tỉnh ủy Phú Thọ (2005, 2010) Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI, XVII.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

15. Trung ƣơng Đảng (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, nhà chính trị Quốc gia Hà Nội.

16. Trung ƣơng Đảng (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, nhà chính trị Quốc gia Hà Nội.

17. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2007,2008,2009,2010, 2011) Báo

18. cáo đánh giá tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Phú Thọ.

19. TS. Bùi Văn Hƣng- Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân (2006), Công nghiệp hóa

nông thôn Trung Quốc dưới thời kỳ cải cách và mở cửa, Nhà XB thống kê.

20. Tỉnh Phú Thọ (2010) Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú thọ đến năm 2020.

21. Vụ Quản lý kinh tế- Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2005- 2010) Báo cáo tình hình hoạt động của các KCN, KKT, khu công nghệ cao.

22. Website : Các Bộ, ngành : Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Cục Thống kê... KCN Việt Nam, BQL các KCN tỉnh, thành phố, BQL các KCN tỉnh Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHỤ LỤC

Bảng câu hỏi phỏng vấn Lãnh đạo, chuyên viên các sở, ngành của Tỉnh

1- Đồng chí có thể cho biết một số thông tin về nền công nghiệp của tỉnh ta trong thời gian qua; sự đóng góp của nó đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh.

2- Đồng chí đánh giá nhƣ thế nào về vai trò của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh.

3- Theo đồng chí nguyên nhân nào mà các khu công nghiệp của ta chậm đƣợc đầu tƣ cơ sở hạ tầng (mới chỉ có 2/7 khu đƣợc đầu tƣ hạ tầng); Các dự án đầu tƣ vào khu công nghiệp Thụy Vân chủ yếu là các dự án nhỏ, hiệu quả sử dụng đất đai thấp?

4- Một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp không chấp hành nghiêm các quy định về thu phí hạ tầng (nợ tiền thuê hạ tầng), về xử lý chất thải...Theo đồng chí nguyên nhân là gì?

5- Đồng chí đánh giá thế nào về vai trò của Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ? Về cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban hiện nay?

6- Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Phú Thọ mới chủ yếu sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc cấp để đầu tƣ hạ tầng nhƣng do nguồn kinh phí hạn hẹp nên kết quả rất thấp, theo đồng chí nguyên nhân là gì và giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?

7- Có ý kiến cho rằng còn nhiều bất cập trong quan hệ phối hợp giữa Ban quản lý các khu công nghiệp với các ngành do chƣa có sự thống nhất trong các văn bản chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ƣơng. Theo đồng chí có đúng không (Nếu có thì giải pháp khắc phục nhƣ thế nào). Sở, ngành của đồng chí thực hiện công tác phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp trong thời gian qua nhƣ thế nào?

8- Theo đồng chí có cần thành lập Trƣờng đào tạo nghề riêng cho các khu công nghiệp không?

9- Theo đồng chí Ban quản lý các khu công nghiệp hiện nay có cần phải tổ chức sắp xếp lại không, nếu cần thì phải hoàn thiện nhƣ thế nào để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là trong điều kiện hiện nay.

(Tùy theo chức năng nhiệm vụ của từng ngàn, đối tượng phỏng vấn để lựa chọn câu hỏi phù hợp hoặc bổ sung thêm các câu hỏi khác phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng câu hỏi phỏng vấn một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp

1- Xin ông (bà) cho biết ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp; số lƣợng lao động; diện tích đất thuê để sản xuất kinh doanh; Số lƣợng sản phẩm và doanh số hàng năm .... của doanh nghiệp?

2- Doanh nghiệp tự tìm hiểu hay đƣợc Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ giới thiệu, mời gọi đầu tƣ vào khu công nghiệp này? Khi làm thủ tục đầu tƣ vào khu công nghiệp, doanh nghiệp có mất nhiều thời gian, thủ tục không; có bị gây phiền hà không?

3- Ông (bà) có thể cho biết khi đầu tƣ vào khu công nghiệp của tỉnh các doanh nghiệp thƣờng gặp những khó khăn gì (cả trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ và trong quá trình sản xuất kinh doanh)?

4- Doanh nghiệp của ông (bà) có thƣờng xuyên liên hệ và nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ không?

5- Một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp thƣờng than phiền về vấn đề khó tuyển lao động, nhất là lao động có tay nghề. Theo ông (bà), vấn đề này đúng không. Nếu đúng thì cần giải quyết thế nào, Nhà nƣớc cần hỗ trợ gì không?

6- Ông (bà) có nhận xét gì về đội ngũ cán bộ của Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ không (năng lực, tinh thần thái độ làm việc...)?.

7- Ông (bà) đánh giá thế nào về vai trò của ban quản lý các khu công nghiệp trong công tác xúc tiến đầu tƣ, quản lý doanh nghiệp trong khu công nghiệp và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh?

8- Theo ông (bà) bộ máy Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ hiện nay có đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chƣa; Có cần bổ sung, hoàn thiện thêm không? Nếu có thì nên tập trung vào bộ phận nào, khâu nào?

(Tùy theo từng doanh nghiệp, đối tượng phỏng vấn để lựa chọn câu hỏi phù hợp hoặc bổ sung thêm các câu hỏi khác phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ (Trang 102 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)