Hỏ i đánh giá, nhận xét (bình luận)

Một phần của tài liệu hành động hỏi trong kịch của nguyễn huy tưởng (Trang 91 - 93)

7. Bố cục của luận văn

3.1.7. Hỏ i đánh giá, nhận xét (bình luận)

Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Bình luận là: “Bàn và

đánh giá, nhận định về một tình hình, một vấn đề nào đó” ; đánh giá : “nhận

định giá trị”; còn nhận xét là: “đưa ra ý kiến có xem xét và đánh giá về một đối

Nhƣ vậy, đánh giá, nhận xét là đƣa ra ý kiến chủ quan của mình về một ngƣời hoặc một việc gì đó.Ý kiến ấy có thể là chê, có thể là khen ngợi, đề cao.

Nhóm câu hỏi - đánh giá, nhận xét trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng không nhiều, chỉ chiếm 4,8% tổng số câu hỏi gián tiếp. Những hành động đánh giá, nhận xét trong nhóm câu này là những hành động tƣơng đối độc lập, ít đi kèm với các hành động gián tiếp khác.

Ví dụ (24): Chả thấy ông Thái ông ấy nói như Sáng bao giờ. Người ta giỏi thế, mà người ta nói dễ nghe bao nhiêu.Ông ấy có sừng sộ bao giờ không nào? Thấy ai cũng tay bắt mặt mừng, già thì kính già, trẻ thì yêu trẻ, thế mới là phải chứ. Có như Sáng đâu?... Được như ngày ông ấy ở đây có hay không nào!

[19, tr35, 36: đối thoại Thơm - Sáng]

Phát ngôn trên của Thơm sử dụng cụm từ nghi vấn “ không nào”, từ để hỏi về thời gian “bao giờ”, song đích hƣớng tới lại không phải là hỏi mà là nhận xét.

Cả làng đi biểu tình, riêng chỉ có ba mẹ con bà cụ Phƣơng ở nhà. Ông Phƣơng và Sáng tham gia giết Tây rất hăng hái. Sáng thấy khó chịu về việc Ngọc và Thơm ở nhà mà không tham gia vào cuộc biểu tình của dân làng. Từ khi Thơm theo Ngọc làm vợ Ngọc, thái độ của Sáng thiếu tôn trọng với hai ngƣời đó vì với Sáng thì họ thiếu tinh thần cách mạng. Bị Sáng chỉ trích nhiều nên Thơm không hài lòng về thái độ của Sáng, Thơm đã nhớ ngay tới Thái, và

nhận xét về Thái với những nét tính cách rất đáng ngƣỡng mộ để Sáng học tập

theo. Khi nói tới những nét tính cách của Thái, Thơm thể hiện sự ngƣỡng mộ, tôn trọng đối với Thái. Phát ngôn của Thơm ngoài mục đích đánh giá, nhận xét

về bản chất con ngƣời Thái, còn nhằm mục đích khuyên Sáng, hãy học tập theo ông Thái, với Thơm thì Sáng đánh Tây cũng giỏi nhƣng chƣa bằng đƣợc ông Thái, vậy mà ngƣời ta rất khiêm tốn, hòa nhã, gần gũi với mọi ngƣời.

Nhƣ vậy, phát ngôn của Thơm đƣợc đặt dƣới hình thức là những câu hỏi nhƣng mục đích hƣớng tới là nhận xét, đánh giá về con ngƣời Thái, ngoài ra

còn muốn khuyên nhủ Sáng hãy lấy ông Thái làm tấm gƣơng để học tập ông ấy về nhân cách.

Ví dụ (25): Cô xem đấy nhớ, trước kia dân ta còn có áo mặc, nhưng vụ rét vừa rồi, có mấy người lành nào? (…). Có đời thuở bao giờ, như nhà ta, chú mấy mé là việc suốt một đời người, ngày nào cũng quần quật từ sáng đến chiều, ruộng bỏng sôi lên cũng phải xuống, rét cắt ruột cũng phải đi. Ấy thế mà

bây giờ có được sung sướng hơn trước tí nào không? Hay là khổ hơn trƣớc?

[19, tr 44: đối thoại Thái - Thơm]

Phát ngôn trên của Thái hình thức là hỏi nhƣng mục đích lại là bình luận.

Thái gặp Thơm ở nhà Thơm, và họ đã nói chuyện.Thơm thấy lo lắng khi Thái nhắc tới việc không chỉ có Tây mà còn cả Nhật sẽ về chiếm đóng làng ta.Để Thơm hiểu hơn về tình hình chính trị cũng nhƣ có tinh thần ủng hộ cách mạng hơn, Thái đã đƣa ra những dẫn chứng và bình luận về chủ đề giặc tới thì đời sống ngƣời dân khổ nhƣ thế nào.Có thể khẳng định, hỏi ở đây chỉ là hình thức, Thái dùng hình thức của câu hỏi nhằm bình luận về sự đói khát rách rƣới, khổ ải của ngƣời dân khi chúng ta chƣa đánh đuổi đƣợc giặc ra khỏi bờ cõi.

Một phần của tài liệu hành động hỏi trong kịch của nguyễn huy tưởng (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)