Hỏi than

Một phần của tài liệu hành động hỏi trong kịch của nguyễn huy tưởng (Trang 86 - 88)

7. Bố cục của luận văn

3.1.5. Hỏi than

Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên: Than là “Thốt ra lời cảm

thương cho nỗi đau khổ, bất hạnh của mình”. [25, Tr 879]

Trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng,

than dƣới hình thức của câu hỏi chiếm tỉ lệ 4,8% tổng số câu hỏi gián tiếp mà

chúng tôi thống kê đƣợc.

Ví dụ (18): Trọng để làm gì? Tìm danh vọng chúng tôi đã chẳng chọn

nghề này. Đời lẩn lút...[33, tr 25: đối thoại Vũ Nhƣ Tô - Đan Thiềm]

Phát ngôn trên đây của Vũ Nhƣ Tô hình thức là hỏi(sử dụng đại từ nghi vấn “gì”) nhƣng mục đích là để than thở về số phận của mình nói riêng và của những kiến trúc sƣ có tài nói chung. Vũ Nhƣ Tô cho rằng ông theo nghề kiến trúc mặc dù cuộc sống khổ cực, bị vua khinh rẻ, cách đối đãi bạc ác chỉ vì cái nợ tài hoa.

Phát ngôn nảy sinh trong hoàn cảnh: Vũ Nhƣ Tô là ngƣời duy nhất đƣợc vua chọn để thiết kế Cửu trùng đài. Nhƣng vì vua là hôn quân, bạo chúa nên Vũ Nhƣ Tô không đồng lòng giúp vua mà mang mẹ già và vợ con đi trốn, cuối cùng

cũng bị bắt và giải về Kinh thành. Vũ Nhƣ Tô trong lúc chờ đợi vua ngự tới thì ông đƣợc gặp cung nữ Đan Thiềm, nhờ có cuộc gặp gỡ này mà Đan Thiềm đã khai sáng đƣợc suy nghĩ của Cả Tô để cả Tô giúp vua xây đài. Trong cuộc đối thoại giữa hai nhân vật này, Vũ Nhƣ Tô đã bộc bạch những tâm sự về nghề của mình cho Đan Thiềm hiểu: nghề kiến trúc là nghề không đƣợc triều đình ủng hộ, lúc nào cũng sợ triều đình biết mình có tài kiến trúc thì vợ con nheo nhóc, mà bản thân kiến trúc sƣ cũng không biết bao giờ đƣợc tháo cũi sổ lồng. Đan Thiềm rất trân trọng lí do theo nghề của Vũ Nhƣ Tô vì vậy mà đã động viên Vũ Nhƣ Tô: Chính vì thế mà ông càng đáng trọng. Theo nghề mà phải sống lẩn lút thì thật buồn, Theo nghề mà chỉ thấy nhục thì “trọng để làm gì?”. Nhƣ vậy, câu hỏi đặt ra nhƣng mục đích là than trách cho số phận của những kiến trúc sƣ tài giỏi nhƣng không đƣợc coi trọng, ngoài ra bộc lộ nỗi buồn, buồn cho chính mình và những kiến trúc sƣ khác, đồng thời thể hiện thái độ trách móc và không đồng tình với chính sách của triều đình đối với nghề kiến trúc.

Ví dụ (19): Thôi, thế thì chết mất thôi, không còn chạy đi đâu được nữa. Làm cách nào bây giờ? (Mếu máo) Thôi, tôi cũng đến chết mất thôi! Giời ơi là

giời! Tôi có tội tình gì đâu? [19, tr 24: đối thoại bà cụ Phƣơng - Ngọc]

Phát ngôn trên có hình thức là hỏi (sử dụng đại từ nghi vấn “nào” và “đâu”) nhƣng mục đích lại là than thở, bộc lộ.

Dựa vào ngữ cảnh: bà cụ Phƣơng sợ hãi và mệt mỏi vì phải sống trong cảnh làng bà bị Tây chiếm đóng. Bà mong ƣớc chúng trở về nƣớc chúng và đừng đóng quân ở làng bà nƣớc. Bà nghe phong phanh Nhật nó sắp sang đánh Tây nên Tây phải về nƣớc nó. Ngọc đã giải thích cho bà Phƣơng là không có chuyện đó, mà Nhật nó sang nƣớc mình đánh cả mình nữa. Bà thất thần, lo lắng và sợ hãi khi nghe tin Ngọc nói, bà gần nhƣ khóc khi đƣợc biết Nhật nó lại sang đánh mình, bà than thở, kêu than với sự lo lắng vô cùng, với khuôn mặt gần nhƣ sắp khóc, bà mếu máo và nói trong sự nghi ngờ những điều Ngọc nói, bà cầu mong nó không phải là sự thật, bà kêu giời và than thở với trời.

Vậy dựa vào ngữ cảnh có thể thấy rằng: câu hỏi của bà cụ Phƣơng chỉ là hình thức, than thở, bộc lộ mới là mục đích hƣớng tới của phát ngôn trên.

Trong cuộc sống hằng ngày, than thở cũng là một cách tự bộc lộ.Than thở có khi khiến ngƣời nghe cảm thấy khó chịu.Than thở thƣờng mang lại sự miễn cƣỡng cho ngƣời nghe.

Trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng, tác giả đã mƣợn hình thức hỏi, và lời than của các nhân vật dƣờng nhƣ đƣợc giảm nhẹ đi đôi phần, gần nhƣ chỉ là những lời bộc bạch, sẻ chia để làm dịu đi vơi đi nỗi đau khổ, cảm thƣơng trong lòng.

Một phần của tài liệu hành động hỏi trong kịch của nguyễn huy tưởng (Trang 86 - 88)