Hànhđộng hỏi sử dụng các tiểu từ tình thái

Một phần của tài liệu hành động hỏi trong kịch của nguyễn huy tưởng (Trang 58 - 62)

7. Bố cục của luận văn

2.1.4. Hànhđộng hỏi sử dụng các tiểu từ tình thái

Tiếng Việt thƣờng sử dụng các tiểu từ tình thái sau để hỏi: à, ừ, nhỉ, nhé, chắc, chăng, chứ, sao, phỏng, a, ha,…

Thể hiện hành vi hỏi bằng các tiểu từ tình thái là một nét riêng của tiếng Việt - loại tiếng có nhiều thanh điệu. Với các ngôn ngữ không có hoặc là có ít thanh điệu, có thể dùng ngữ điệu (lên cao ở mỗi câu) để biểu thị hành vi hỏi. Nhƣng với tiếng Việt âm tiết có tới 6 thanh điệu, nếu lên cao giọng thì âm tiết cuối dễ bị ngƣời nghe nhận nhầm thành âm tiết với thanh điệu khác. Do đó, thay bằng ngữ điệu, tiếng Việt sử dụng các tiểu từ tình thái hỏi ở âm tiết cuối câu. Chẳng hạn, muốn biến kết cấu “anh đi chợ” thành câu hỏi, tiếng Việt thêm một trong các tiểu từ hỏi cuối câu tùy theo ý định của ngƣời hỏi. Thêm nữa, các tiểu từ này, ngoài chức năng hỏi còn có chức năng biểu thị thái độ ngƣời hỏi:

- Anh đi chợ à? (hỏi, sắc thái trung hòa) - Anh đi chợ ạ? (hỏi, sắc thái tôn trọng) - Anh đi chợ sao? (hỏi, thái độ ngạc nhiên)

- Anh đi chợ nhé? (hỏi, thái độ thân mật, mời mọc) - Anh đi chợ chắc? (hỏi, thái độ hoài nghi, chất vấn) - Anh đi chợ chứ? (hỏi, có ý khẳng định)

Trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “ Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng, có 84 câu hỏi TT có đặc điểm hình thức nhƣ trên, chiếm 24,3% tổng số câu hỏi TT trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô”, chúng tôi dẫn ra một số ví dụ sau:

Ví dụ (36): ồ! Đã giải nó về kinh rồi à?Cho quan công bộ công vào.[33, tr 18: đối thoại Lê Tƣơng Dực - Lê An]

* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:

- Dấu hiệu hình thức: phát ngôn trên của Lê Tƣơng Dực có sử dụng tiểu từ tình thái “à” để hỏi đồng thời còn biểu thị thái độ nghi ngờ.

- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:

+ NDMĐ: đây là hành động hỏi của Lê Tƣơng Dực với Lê An.

+ CH B: Lê Tƣơng Dực ngạc nhiên và tỏ chút nghi ngờ khi nghe tin Vũ Nhƣ Tô đã bị giải về kinh.

+ TL: Lê Tƣơng Dực muốn Lê An cho biết rõ.

+ CB: Lê Tƣơng Dực thực hiện hành động hỏi với mong muốn nhận đƣợc câu trả lời của Lê An.

- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: để xua tan đi sự nghi ngờ của vua, Lê An đã trả lời Lê Tƣơng Dực: “Tâu Hoàng thượng, Vũ Như Tô đã giải về kinh”.

Ví dụ (37): Đường soi đường mộng vẫn vô địch chứ? [33, tr 42: đối thoại Vũ Nhƣ Tô - Phó Cõi]

* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:

- Dấu hiệu hình thức: phát ngôn trên của Vũ Nhƣ Tô có sử dụng tiểu từ tình thái “chứ” để hỏi, đồng thời còn thể hiện cả sự trêu đùa của Vũ Nhƣ Tô với Phó Cõi.

- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:

+ NDMĐ: đây là hành động hỏi của Vũ Nhƣ Tô với Phó Cõi.

+ CH B: Trƣớc khi xây Cửu trùng đài thì Phó Cõi trổ tài đƣờng soi đƣờng mộng không ai bằng. Ở hiện tại, Phó Cõi tay đang cầm nậm rƣợu thì gặp Vũ Nhƣ Tô, với hình ảnh đó Vũ Nhƣ Tô vẫn không nghi ngờ tài của Phó Cõi mà đã trêu đùa Phó Cõi bằng câu hỏi: “Đường soi đường mộng vẫn vô địch chứ?”.

+ TL: Vũ Nhƣ Tô trêu đùa hỏi Phó Cõi nhƣng ông cũng muốn có lời khẳng định từ Phó Cõi.

+ CB: Vũ Nhƣ Tô thực hiện hành động hỏi với mong muốn nhận đƣợc câu trả lời từ Phó Cõi.

- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Câu hỏi trêu đùa của Vũ Nhƣ Tô đã có lời đáp từ Phó Cõi: “Vẫn vô địch”.

Ví dụ (38): Bác chu đáo lắm. Nhưng ai cãi nhau ấy nhỉ?[33, tr 46: đối thoại Phó Cõi - Vũ Nhƣ Tô]

* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:

- Dấu hiệu hình thức: phát ngôn trên của Phó Cõi có sử dụng tiểu từ tình thái “nhỉ” để hỏi đồng thời bộc lộ sự băn khoăn.

- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:

+ NDMĐ: Đây là hành động hỏi của Phó Cõi với Vũ Nhƣ Tô.

+ CH B: Phó Cõi và Vũ Nhƣ Tô đang nói chuyện thì nghe có tiếng cãi nhau nhƣng không biết là ai.

+ TL: Phó Cõi muốn biết ai đang cãi nhau.

+ CB: Phó Cõi thực hiện hành động hỏi mong muốn nhận đƣợc câu trả lời.

- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: câu hỏi của Phó Cõi đã nhận đƣợc câu trả lời: “những nhân vật cãi nhau cứ mỗi lúc lại tiến gần hơn tới chỗ bọn thợ và Vũ Như Tô đứng, và hình ảnh Nguyễn Vũ và Trịnh Duy Sản đang cãi nhau ngày càng tới gần họ hơn”.

Ví dụ (39): Cảm ơn cô lắm. Thế rồi sao?[19, tr 86: đối thoại Thái - Thơm] * Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:

- Dấu hiệu hình thức: phát ngôn trên của Thái có sử dụng tiểu từ tình thái “sao” để hỏi.

- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:

+ NDMĐ: đây là hành động hỏi của Thái với Thơm.

+ CH B: Thái không biết tình hình của anh to đầu nhƣ thế nào nên giục thơm kể cho nghe.

+ TL: Thái muốn biết tình hình sống và hoạt động cách mạng của anh to đầu.

+ CB: Thái thực hiện hành động hỏi mong muốn nhận đƣợc câu trả lời từ Thơm.

- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Thái đã nhận đƣợc lời hồi đáp từ Thơm: “Thế rồi sáng hôm nay, tôi mang cháo vào rừng thì không thấy ông ấy

đâu nữa. Chắc là ông ấy trốn đi rồi”.

Nhƣ vậy, ở ví dụ (36) Lê Tƣơng Dực ngạc nhiên và tỏ chút nghi ngờ khi nghe tin Vũ Nhƣ Tô đã bị giải về kinh.

Ở ví dụ (37) Trƣớc khi xây Cửu trùng đài thì Phó Cõi trổ tài đƣờng soi đƣờng mộng không ai bằng. Ở hiện tại, Phó Cõi tay đang cầm nậm rƣợu thì gặp Vũ Nhƣ Tô, với hình ảnh đó Vũ Nhƣ Tô vẫn không nghi ngờ tài của Phó Cõi mà đã trêu đùa Phó Cõi bằng câu hỏi: Đƣờng soi đƣờng mộng vẫn vô địch chứ? Ở ví dụ (38) Phó Cõi và Vũ Nhƣ Tô đang nói chuyện thì nghe có tiếng cãi nhau nhƣng không biết là ai.

Ở ví dụ (39) Thái không biết tình hình của anh to đầu nhƣ thế nào nên giục thơm kể cho nghe.

Những hành động ngôn ngữ này đều đƣợc thể hiện bằng kiểu câu tƣơng ứng, tức là kiểu câu có hình thức chức năng phù hợp với đích ở lời hỏi.Nói cách khác, đó chính là kiểu câu hỏi TT - kiểu câu hỏi đƣợc sử dụng đúng với mục đích hỏi.

Vậy với các đại từ, phụ từ, quan hệ từ, tiểu từ tình thái đƣợc dùng trong chức năng nghi vấn, tất cả các câu hỏi trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “ Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng có phải là câu hỏi trực tiếp hay không?

Trả lời cho câu hỏi này, trên đây chúng tôi đã chọn những ví dụ tiêu biểu cho mỗi nhóm dấu hiệu hình thức khác nhau của câu hỏi để mô tả, phân tích, so sánh. Căn cứ vào dấu hiệu hình thức, căn cứ vào sự tƣơng ứng giữa hình thức hỏi với đích ở lời hỏi, chúng tôi khẳng định, những ví dụ đã đƣợc trích dẫn từ hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng đều là những câu hỏi TT, đƣợc dùng để thực hiện hành động hỏi TT.

Nhƣ vậy, câu hỏi đƣợc sử dụng đúng với mục đích hỏi (câu hỏi TT) chính là những câu hỏi đƣợc thực hiện với thái độ chân thành, vừa mang những dấu hiệu đặc trƣng về hình thức, vừa đảm bảo các điều kiện sử dụng hành động ở lời, đòi hỏi ngƣời đối thoại luôn luôn phải có sự hồi đáp một cách rõ ràng.

Một phần của tài liệu hành động hỏi trong kịch của nguyễn huy tưởng (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)