7. Bố cục của luận văn
2.1.3. Hànhđộng hỏi sử dụng các phụ từ nghivấn
Tiếng Việt thƣờng sử dụng các cặp phụ từ sau để thể hiện hành vi hỏi:
có…(hay) không;đã…(hay) chưa, không; xong…chưa; xong chưa;v.v.
Câu hỏi sử dụng các phụ từ nghi vấn trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng, theo số liệu thống kê của chúng tôi có 65 câu, chiếm 19,1% tổng số câu hỏi TT trong hai vở kịch của Nguyễn Huy Tƣởng. Về cơ bản những câu hỏi loại này cũng mang những nét đặc trƣng của các câu hỏi sử dụng phụ từ nghi vấn trong tiếng Việt nói chung. Đó là:
a. Khi muốn hỏi để khẳng định hay phủ định một sự vật, hiện tƣợng nào
đó, ngƣời ta thƣờng sử dụng các cặp phụ từ: “có…hay (không)”; “có phải…(hay) không”; (hoặc có phải không?)
Ví dụ:
(27) Ngày mai, bạn đi Hạ Long không?
(28) Bạn ăn xôi chả mực Hạ Long phải không? (29) Có phải Lan đi Hạ long không?
Đáp lại những câu hỏi này là câu trả lời có dạng: có/ không hoặc: phải/
không. Để thể hiện sắc thái tôn trọng, ngƣời trả lời có thể thêm vào tiểu từ tình
thái “ạ”.Chẳng hạn “có ạ” hoặc “không ạ”.
Ví dụ (30): Điện hạ liệu mỗi lần có đủ 300 thuyền tải đá ra không? [33, tr 51: đối thoại Vũ Nhƣ Tô - Thái tử chiêm Thành]
Thái Tử- chắc lắm. Cha mẹ tôi khi đã biết tin rằng hễ có đá ra thì tôi đƣợc về, thì không nói ba trăm thuyền, 400 cũng có
* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: phát ngôn trên của Vũ Nhƣ Tô có sử dụng cặp phụ từ nghi vấn “có…không?” để hỏi Thái tử Chiêm Thành về số lƣợng thuyền tải đá, mỗi lần có đủ 300 thuyền từ nƣớc Thái tử sang không.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ CH B: Vũ Nhƣ Tô không biết số lƣợng thuyền tải đá, mỗi lần có đủ 300 thuyền từ nƣớc Thái tử sang không.
+ TL: Vũ Nhƣ Tô muốn Thái tử cho biết: đất nƣớc của Thái tử có cung cấp đƣợc đủ số lƣợng thuyền trở đá nhƣ Vũ Nhƣ Tô đƣa ra không.
+ CB: Vũ Nhƣ Tô thực hiện hành động hỏi với mong muốn nhận đƣợc câu trả lời từ Thái tử Chiêm Thành.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Vũ Nhƣ Tô đã nhận đƣợc câu trả lời của Thái tử Chiêm Thành: “chắc lắm. Cha mẹ tôi khi đã biết tin rằng hễ có đá ra thì tôi được về, thì không nói ba trăm thuyền, 400 cũng có”.
Ví dụ (31):) À này, tôi thấy người ta nói thầy nó có tình ý với cái
người cung nữ Thiềm gì ấy, có phải không? [33, tr 91: đối thoại Thị Nhiên
- Vũ Nhƣ Tô].
* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn trên của Thị Nhiên có sử dụng cặp phụ từ nghi vấn “ có phải không?” để hỏi về mối quan hệ giữa Vũ Nhƣ Tô và Đan Thiềm.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ NDMĐ: đây là hành động hỏi của Thị Nhiên với Vũ Nhƣ Tô.
+ CH B: Thị Nhiên thấy nhiều ngƣời nói Vũ Nhƣ Tô có tình ý với Đan Thiềm, vì vậy Thị Nhiên không biết điều họ nói có đúng thế không.
+ TL: Thị Nhiên muốn Vũ Nhƣ Tô cho biết sự thật của những tin đồn đó. + C: Thị Nhiên thực hiện hành động hỏi với mong muốn nhận đƣợc câu trả lời từ Vũ Nhƣ Tô.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Thị Nhiên đã nhận đƣợc lời hồi đáp củaVũ Nhƣ Tô. Vũ Nhƣ Tô, tái mặt - chỉ bậy.
Cũng giống nhƣ những trƣờng hợp trƣớc, phát ngôn của Đan Thiềm ở ví dụ (30) và phát ngôn của Phó Độ trong ví dụ (31) đều là những câu hỏi đƣợc sử dụng đúng với mục đích hỏi của nó.
d. Để hỏi về một sự việc, một hiện tƣợng đã xảy ra, chƣa xảy ra hay
không xảy ra, tiếng Việt thƣờng sử dụng cặp phụ từ : “đã…(hay) chưa”,
“rồi…(hay) chưa”, “xong…chưa”.
Ví dụ:
(32) Con đã ăn cơm chƣa?
(33) Ngày mai, bác đã xong việc chƣa?
Tƣơng tự nhƣ vậy, trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng cũng sử dụng cặp phụ từ này để hỏi.
- Ví dụ (34): Phó Độ - Thôi hai bác hãy gác chuyện cãi nhau lại, cho tôi
hỏi tí đã. Thế nào, chỗ đổ hôm kia đã moi được hết người ra chưa? [33, tr 59:
đối thoại Phó Độ - Phó Bảo].
* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: phát ngôn trên của Phó Độ có chứa cặp phụ từ nghi vấn “đã…chưa” nhằm mục đích xác định xem ngƣời chết đã moi ra đƣợc hết chƣa, họ chết là do Cửu trùng đài thì có chỗ bị sập.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ NDMĐ: đây là hành động hỏi của Phó Độ với Phó Bảo.
+ CH B: Phó Độ không biết chỗ đổ hôm kia đã moi hết ngƣời chết ra chƣa. + TL: Phó Độ muốn Phó Bảo cho biết rõ vì tình thƣơng và và sự xót xa của những ngƣời thợ dành cho nhau.
+ CB: Phó Độ thực hiện hành động hỏi với mong muốn nhận đƣợc câu trả lời của Phó Bảo.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Phó Độ đã nhận đƣợc lời hồi đáp từ Phó Bảo: “Moi với móc gì. Đá nặng như núi ấy.Còn đến chục người chết bẹp ở đấy.Mùi cứ xông lên.Bác thử đánh hơi xem, đây cũng ngửi thấy mùi khó chịu đấy”.
Ví dụ (35): Chú này, thế đánh nhau xong chưa? [19, tr 30: đối thoại Ngọc - ông cụ Phƣơng].
* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: phát ngôn trên của Ngọc có chứa cặp phụ từ nghi vấn “xong…chưa” nhằm mục đích thăm dò xem cuộc chiến giữa dân làng với giặc đã kết thúc chƣa.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ NDMĐ: đây là hành động hỏi của Ngọc với ông cụ Phƣơng.
+ CH B: Ngọc không biết, nên phải hỏi ông cụ Phƣơng để xem trận đánh giữa giặc và dân làng đã xong chƣa.
+ TL: Ngọc muốn ông cụ Phƣơng cho biết trận đánh đã kết thúc chƣa. + CB: Ngọc thực hiện hành động hỏi với mong muốn nhận đƣợc câu trả lời từ ông cụ Phƣơng.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Ngọc đã nhận đƣợc câu trả lời từ ông cụ Phƣơng: “Chả xong lại đi biểu tình được”.