Hànhđộng hỏi sử dụng quan hệ lựa chọn “hay”

Một phần của tài liệu hành động hỏi trong kịch của nguyễn huy tưởng (Trang 51 - 55)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Hànhđộng hỏi sử dụng quan hệ lựa chọn “hay”

- Quan hệ từ “hay” là quan hệ từ đƣợc dùng trong câu nghi vấn để hỏi về sự lựa chọn, bắt buộc ngƣời nghe phải trả lời lựa chọn, hoặc chấp nhận cả, hoặc bác bỏ cả.

Ví dụ:

(21) Bạn đi chơi hay học bài ? (22) Con ăn cá hay ăn thịt ?

(23) Mẹ đi chợ Cái Dăm hay mẹ đi chợ Hồng gai ? (24) Nhà bạn ở Hạ Long hay Cẩm Phả ?

(25)Con học bài hay chơi điện tử đấy ?

Câu hỏi trực tiếp trong hai vở kịch: “Bắc Sơn” và “Vữ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng có sử dụng quan hệ từ lựa chọn “hay” chiếm số lƣợng ít

nhất trong số những câu hỏi trực tiếp có dấu hiệu hình thức chuyên biệt. Chỉ có 5/346 câu hỏi TT, chiếm 1,4% tổng số câu hỏi TT trong tuyển tập kịch của Nguyễn Huy Tƣởng, 5 câu hỏi này nằm trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “ Vũ Nhƣ Tô”.

Ví dụ (26): Đến đây mày đã biết chưa? Cái việc mày đi theo thằng Ngọc đã sung sướng cho tao chưa, con kia? (Nói với vợ). Chính là bà, Thằng Ngọc cầm súng giết con, giết họ hàng, làng mạc, vì bà đã thả thằng Ngọc ra để thằng Ngọc đi chỉ đường cho Tây nó vào bắn em vợ nó, nó giết bạn bố vợ nó, nó đi lùng bố vợ nó. Bà đã biết chưa?Hay bà vẫn chưa biết?

bà cụ Phương và Thơm cúi gằm mặt xuống, lịm người đi. Có một vài

tiếng súng ở xa. Họ giật mình đứng dậy.[19, tr 66: đối thoại ông cụ Phƣơng -

Thơm - bà cụ Phƣơng]

* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:

- Dấu hiệu hình thức: phát ngôn trên của ông cụ Phƣơng mang đặc điểm hình thức của câu hỏi sử dụng quan hệ từ “hay” để hỏi về sự lựa chọn.

- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:

+ NDMĐ: đây là hành động hỏi của ông cụ Phƣơng với Thơm và bà cụ Phƣơng.

+ CH B : bà cụ Phƣơng và Thơm chƣa tin việc Ngọc là kẻ chỉ điểm, mà chỉ ông cụ Phƣơng và Sáng là biết rõ bản chất “chó săn” của Ngọc. Sáng chết là do Ngọc chỉ điểm, chính vì vậy mà ông cụ Phƣơng rất hận Ngọc. Ông cụ phƣơng báo tin cho bà cụ Phƣơng và Thơm là Sáng đã chết, đồng thời ông chỉ ra bộ mặt thật của Ngọc cho bà cụ Phƣơng và Thơm nhận thấy. Ông cụ Phƣơng trách bà cụ Phƣơng đã cứu ngọc, và giờ Ngọc làm phản là lỗi của bà cụ Phƣơng. Ngọc chỉ điểm để Tây nó giết ngƣời làng, họ hàng, em vợ… “Giờ bà

đã biết chưa hay bà vẫn chưa biết”.

+ TL: Ông cụ Phƣơng muốn bà cụ Phƣơng nhận ra rõ bản chất “chó săn” của Ngọc.

+ CB: Ông cụ Phƣơng thực hiện hành động hỏi với mong muốn vợ ông hiểu những lời ông nói trong câu hỏi, và bà nhận ra sự đê tiện, đểu giả của con rể.

- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Sự im lặng của bà cụ Phƣơng chính là câu trả lời dành cho chồng. Bà lịm ngƣời và chết lặng sau khi nghe tin đứa con trai duy nhất của mình đã chết, và ngƣời con rể duy nhất làm tay sai cho giặc.

Ví dụ (27): Muộn rồi. Theo hay không theo? Chỉ có thế thôi.Không nghĩ nữa. [33, tr 101: đối thoại phó Bảo - phó Toét]

* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:

- Dấu hiệu hình thức: phát ngôn trên của phó Bảo mang đặc điểm hình thức của câu hỏi sử dụng quan hệ từ “hay” để hỏi về sự lựa chọn.

- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:

+ NDMĐ: Đây là hành động hỏi của Phó Bảo với phó Toét.

+ CH B: Phó Toét còn do dự, chƣa quyết định theo hay không theo Quận công khởi loạn, chính vì vậy mà Phó Bảo thấy sốt ruột và nổi nóng với Phó Toét, quát Phó Toét theo hay không theo.

+ TL: Phó Bảo muốn Phó Toét cho mình biết rõ quyết định cuối cùng. + C B: Phó Bảo thực hiện hành động hỏi mong muốn nhận đƣợc câu trả lời của Phó Toét.

- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: câu hỏi sử dụng quan hệ từ “hay” để hỏi về sự lựa chọn của Phó Bảo đã nhận đƣợc câu trả lời từ Phó Toét: “để nghĩ

xem đã”. Phó toét không trả lời là đƣợc hay không, mà câu trả lời thể hiện sự

do dự, vì Phó toét không muốn theo Quận công khởi loạn, mà cũng không muốn xây Cửu trùng đài.

Trong câu hỏi tiếng Việt, nội dung điều đƣợc đƣa ra lựa chọn là không hạn chế, có khi lựa chọn một nhân vật, có khi lựa chọn một hành động, một trạng thái…Theo đó, quan hệ từ lựa chọn “hay” có khi đứng giữa hai thực từ

(Em ăn hay nó ăn?); đứng giữa cụm từ (Bạn đi hay ở lại?); đứng giữa thực từ và hƣ từ (Cậu đã đi hay chưa?); đứng giữa hai câu hỏi (Anh đã biết chưa?Hay

anh vẫn chưa biết?), trƣờng hợp này từ “hay” đứng đầu câu hỏi thứ hai, giữa

câu hỏi thứ nhất với câu hỏi thứ hai, kết hợp với từ đứng sau để tạo thành nội dung nghi vấn lựa chọn. Các hƣ từ, khi xuất hiện trong câu thì nó thƣờng kết hợp với quan hệ từ “hay” để cùng tham gia vào việc tạo câu nghi vấn.

Trƣờng hợp câu hỏi sử dụng quan hệ từ “hay” trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng có đặc điểm: đứng ở vị trí giữa hai câu hỏi, kết hợp với từ đứng sau để tạo thành nội dung nghi vấn lựa chọn. Và đứng giữa cụm từ, kết hợp với từ đứng sau để tạo thành nội dung nghi vấn lựa chọn.

Trƣờng hợp 1:Đến đây mày đã biết chưa? Cái việc mày đi theo thằng Ngọc đã sung sướng cho tao chưa, con kia? (Nói với vợ). Chính là bà, Thằng Ngọc cầm súng giết con, giết họ hàng, làng mạc, vì bà đã thả thằng Ngọc ra để thằng Ngọc đi chỉ đường cho Tây nó vào bắn em vợ nó, nó giết bạn bố vợ nó, nó đi lùng bố vợ nó. Bà đã biết chưa?Hay bà vẫn chưa biết?

Bà cụ Phương và Thơm cúi gằm mặt xuống, lịm người đi. Có một vài tiếng súng ở xa. Họ giật mình đứng dậy.

Trƣờng hợp 2: Muộn rồi. Theo hay không theo? Chỉ có thế thôi.Không nghĩ nữa.

Cũng nhƣ mọi trƣờng hợp khác trong tiếng Việt, trả lời cho câu hỏi dạng này, ngƣời nghe phải có câu trả lời lựa chọn. Nhƣng cũng có những trƣờng hợp ngoại lệ vì lí do nào đó, ngƣời nghe không thể trả lời “đƣợc” hay “không” mà buộc phải trả lời nƣớc đôi hoặc đƣa ra lời phân tích để tránh làm tổn thƣơng đến ngƣời hỏi nhƣ ở ví dụ(25). Cũng có khi, ngƣời nghe chỉ im lặng và cúi gằm mặt xuống trƣớc câu hỏi lựa chọn của ngƣời khác, hành động im lặng cúi gằm mặt xuống cũng chính là câu trả lời đồng ý hoặc là có hoặc là đã biết của ngƣời đƣợc hỏi… cụ thể nhƣ ở ví dụ(26).

Một phần của tài liệu hành động hỏi trong kịch của nguyễn huy tưởng (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)