7. Bố cục của luận văn
2.2. Nhận xét về cách sử dụng hànhđộng hỏi đƣợc dùng đúng mục đích
trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng
Qua việc phân tích, mô tả đặc điểm và cách sử dụng các câu hỏi trực tiếp trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:
2.2.1. Về phương tiện thể hiện
Nhìn chung câu hỏi đƣợc sử dụng đúng với mục đích hỏi trong tiếng Việt nói chung và câu hỏi đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng sử dụng trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “ Vũ nhƣ Tô” nói riêng đều có những phƣơng tiện đánh dấu chuyên dụng. Nói cách khác, đều có các phƣơng tiện để hỏi, đó là:
- Các đại từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, bao giờ…chiếm 55,2% câu trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng).
- Quan hệ từ lựa chọn “hay” (chiếm 1,4% câu hỏi trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng).
- Các phụ từ nghi vấn (có…không, đã…chưa, có phải…không v.v; chiếm 19,1% câu hỏi trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng).
- Các tiểu từ tình thái (à, ƣ, nhỉ, nhé, chớ, chỉ, chăng, hả, hử…; chiếm 24,3% câu hỏi trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng).
2.2.2. Về kiểu câu
Nguyễn Huy Tƣởng là nhà viết kịch tài năng, linh hoạt, bén nhạy, ông vững vàng và chắc chắn trong sử dụng và sự am hiểu thấu đáo về ngữ pháp tiếng Việt, đó chính là những yếu tố không thể thiếu để làm lên sự thành công của ông với vai trò là một viết kịch lịch sử.
Phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc dùng để thực hiện hành động hỏi TT trong tiếng Việt nói chung và trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng nói riêng đều giống nhau. Đó là dùng kiểu câu có hình thức, chức năng, phù hợp với đích ở lời của hành động hỏi. Về cấu trúc, câu hỏi TT trong trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng cũng giống nhƣ câu hỏi TT trong tiếng Việt ở những điểm sau:
- Hầu nhƣ các câu hỏi đều đầy đủ hai thành phần chính là Chủ ngữ và vị ngữ.
- Thƣờng xuất hiện với tƣ cách độc lập, ngƣời hỏi trực tiếp nêu lên câu hỏi của mình mà không cần lời dẫn của bất kì ai.
2.2.3. Về cách sử dụng hành động hỏi TT trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng
Câu hỏi TT là những câu hỏi đƣợc thực hiện với thái độ chân thành, ngƣời hỏi hỏi về điều mình thực sự muốn biết và buộc ngƣời nghe phải có sự trả lời, giải thích. Đây chính là đặc điểm mà yêu cầu các câu hỏi dù mang dấu hiệu hình thức nào cũng phải đảm bảo các điều kiện sử dụng: NDMĐ, Ch B, TL, CB. Thiếu một trong bốn điều kiện sử dụng trên thì vẫn chƣa đủ cơ sở để khẳng định câu hỏi sử dụng đại từ nghi vấn, sử dụng phụ từ nghi vấn, sử dụng quan hệ từ lựa chọn “hay” hay sử dụng các tiểu từ tình thái là câu hỏi TT - câu hỏi đƣợc sử dụng đúng với mục đích hỏi của nó, câu hỏi mang những dấu hiệu hình thức đặc trƣng, thỏa mãn các điều kiện sử dụng, đạt đƣợc hiệu quả ở lời của hành động hỏi.
Câu hỏi TT là câu hỏi hỏi về điều mình muốn biết, đây là một đặc điểm có hai mặt ƣu nhƣợc điểm của nó. Thứ nhất: câu hỏi TT đe dọa sâu sắc tới thể diện của ngƣời nghe, ngƣời nhận bởi nó buộc ngƣời nghe, ngƣời nhận phải trả lời. Nhƣng cũng những câu hỏi ấy, với sự quan tâm chân thành đến ngƣời đƣợc hỏi thì nó lại đồng thời tôn vinh thể diện của họ. Nhƣ vậy, câu hỏi TT nó vừa tuân thủ lại vừa vi phạm phép lịch sự trong giao tiếp, đây chính là hai mặt mâu thuẫn nhƣng lại luôn thống nhất với nhau trong một kiểu loại câu - câu hỏi TT.
Trong cuộc sống cũng nhƣ trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng, câu hỏi TT đƣợc dùng để trao đổi thông tin về những vấn đề xảy ra xung quanh con ngƣời, giữa ngƣời này với ngƣời khác hay là những điều xảy ra trong thế giới nội tâm sâu kín của con ngƣời… Câu hỏi TT còn hàm chứa cả hành vi biểu thái nhƣ bộc lộ sự quan tâm, sự vui mừng, tức giận, buồn rầu…của SP1 đối với SP2 hoặc đối với điều mình đang hỏi.
Trong đối thoại, câu hỏi TT đƣợc dùng khi ngƣời hỏi có vấn đề gì còn băn khoăn, nghi ngờ muốn đƣợc ngƣời nghe giải đáp.
Ƣu điểm của câu hỏi TT rất dễ nhận thấy: rõ ràng mà không mập mờ hay ẩn chứa ất kì nội dung nào nên trong câu chữ, mà tất cả nó nằm ngay trên bề mặt con chữ. Với đặc điểm tƣờng minh của câu hỏi TT nên đối tƣợng sử dụng câu hỏi TT sẽ thấy tiện dụng khi đƣa nó vào trong HVNNGT hằng ngày, hoặc các tác phẩm văn học.
Từ những nhận xét trên về “câu hỏi đƣợc sử dụng đúng mục đích hỏi kịch của Nguyễn Huy Tƣởng”, chúng tôi muốn nhấn mạnh lại rằng: câu hỏi đƣợc sử dụng đúng mục đích hỏi là kiểu câu có hình thức, chức năng phù hợp với đích ở lời của hành động hỏi.
2.3. Tiểu kết
Khảo sát câu hỏi đƣợc sử dụng đúng với mục đích hỏi trong hai vở kịch: “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng, chúng tôi nhận thấy:
1. Câu hỏi sử dụng đúng với mục đích hỏi trong hai vở kịch: “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng có sự tƣơng hợp giữa HĐƠL hỏi TT với kiểu câu biểu thị nó. Đó là kiểu câu sử dụng:
- Các đại từ nghi vấn (chiếm 55,2% tổng số câu hỏi trong hai vở kịch: “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng).
- Quan hệ từ lựa chọn “hay” (chiếm 1,4% tổng số câu hỏi trong hai ở kịch: “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng).
- Các phụ từ nghi vấn (chiếm 19,1% tổng số câu hỏi trong hai ở kịch: “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng).
- Các tiểu từ tình thái (chiếm 24,3% tổng số câu hỏi trong hai ở kịch: “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng).
2. Câu hỏi đƣợc sử dụng đúng với mục đích hỏi trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng không chỉ mang dấu hiệu hình thức đặc trƣng mà còn thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sử dụng HĐƠL mà Searle đã đƣa ra (NDMĐ, Ch., T.L, C.), đạt đƣợc hiệu quả ở lời.
3. Câu hỏi đƣợc sử dụng đúng với mục đích hỏi trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng dùng để hỏi về những điều SP1 chƣa biết, cần đƣợc trả lời, giải thích.
Chƣơng 3
HÀNH ĐỘNG HỎI GIÁN TIẾP
TRONG KỊCH CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG
Hành động ngôn ngữ gián tiếp là hành động ngôn ngữ không đƣợc thực hiện đúng với đích ở lời, với các điều kiện sử dụng của chúng.
Chƣơng 3 của luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu về “Hành động hỏi gián tiếp trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng”.
Câu hỏi đƣợc dùng với các mục đích nói khác là câu hỏi đƣợc dùng để thực hiện các hành động nói gián tiếp, không phải là hỏi, nhƣ: kể lể, trách móc, yêu cầu, hứa hẹn…
Các hành động nói gián tiếp không đƣợc thực hiện trực tiếp trên bề mặt câu chữ, nhƣng dựa vào các nhân tố nhƣ: ngữ cảnh, thao tác suy ý, sự vi phạm các quy tắc hội thoại…ngƣời nghe, ngƣời đọc có thể nhận diện đƣợc chúng.
Căn cứ vào nội dung câu hỏi, chúng tôi nhận thấy: câu hỏi đƣợc dùng với các mục đích nói khác trong hai vở kịch “ Bắc Sơn” và “ Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng chiếm một vị trí quan trọng với số lƣợng tƣơng đối lớn, gồm 354 câu, chiếm 51% tổng số các câu hỏi mà chúng tôi thống kê đƣợc.
Vậy chúng đã đƣợc sử dụng để biểu thị những hành động nói gián tiếp nào?Có đặc điểm gì về mặt hình thức?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, luận văn tiếp tục thực hiện những công việc sau:
- Thống kê, phân loại câu hỏi gián tiếp trong hai vở kích “Bắc Sơn” và “ Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng, dựa vào cơ chế nhận diện, tìm ra các hành động ngôn ngữ mà nó biểu thị.
- Mô tả đặc điểm hình thức của các câu hỏi đƣợc sử dụng để biểu thị các hành động nói gián tiếp.
- Chỉ ra cơ sở nhận diện hành động gián tiếp đƣợc thể hiện bằng hình thức hỏi.
- Chỉ ra mối quan hệ giữa hành hỏi gián tiếp với phép lịch sự.
- Nhận xét về vai trò của câu hỏi trong việc biểu thị các hành động nói gián tiếp.
3.1. Các hành động nói gián tiếp đƣợc biểu thị bằng hình thức của hành động hỏi động hỏi
3.1.1. Hỏi - khẳng định
Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, khẳng định là: “thừa
nhận là có, là đúng, trái với phủ định”. [25, tr 476]
Trong câu hỏi, hành động khẳng định thƣờng xuất hiện khi ngƣời nói có lí do để cho rằng một điều gì là đúng hoặc không đúng. Đây là hành động nói gián tiếp có tần số xuất hiện cao trong hệ thống câu hỏi ở hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng.
Câu hỏi gián tiếp là câu hỏi mà thƣờng biểu thị một chuỗi vài ba hành động. cụ thể, nhƣ trong nhóm câu hỏi - khẳng định, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh hành vi khẳng định, còn có nhiều hành vi đi kèm khác nhƣ: hỏi -khẳng định - bày tỏ, hỏi - khẳng định - thuyết phục / khuyên / thanh minh / giải thích / hứa hẹn / từ chối / an ủi / đe dọa / than / đánh giá / khen / tuyên bố / đề
cao,…Vấn đề là làm thế nào để nhận diện đƣợc các hành động nói mà nội dung
câu nói đƣợc ẩn giấu dƣới bề mặt câu chữ của hành động hỏi?
Ở đây, khi phân tích các ví dụ, chúng tôi dựa vào các nhân tố: ngữ cảnh, thao tác suy ý, sự vi phạm các quy tắc hội thoại hay quy tắc điều khiển ngôn ngữ, cấu trúc hỏi đƣợc dùng theo lối gián tiếp trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng.
Ví dụ (1):Cho cả nước, nhưng chỉ ít người được đến đây, họ nhà vua, các
quan, thế là hết, dân được lợi gì? [33, tr 69: đối thoại Phó Bảo - Vũ Nhƣ Tô]
Phát ngôn trên, có hình thức là một câu hỏi (sử dụng đại từ nghi vấn “gì”). Hỏi nhằm mục đích khẳng định : Vũ Nhƣ Tô khẳng định Cửu trùng đài xây lên là cho cả nƣớc, không phải chỉ cho Vua. Phó Bảo thấy điều đó là không
đúng nên đã có ý kiến đáp lại lời Vũ Nhƣ Tô, đối với Phó Bảo trực tiếp là một ngƣời thợ góp sức rất lớn để dựng lên Cửu trùng đài, bằng những quan sát của một ngƣời thợ, thì việc Cửu trùng đài đƣợc xây lên không phải là cho cả nƣớc mà phục vụ vua là chủ yếu, đây là nơi để vua chơi đùa với các cung nữ hằng ngày, sau đó là nơi phục vụ họ nhà vua, các quan, chứ dân thì không đƣợc lợi gì. Cửu trùng đài theo Vũ Nhƣ Tô nó đƣợc xây lên là một Cửu trùng đài vĩ đại, làm vinh dự cho non sông, nhƣng để có đƣợc nó thì ngƣời dân sống trong cảnh lầm than, cơ cực.
Phó Bảo hỏi là để đánh giá, nhận xét về mục đích của việc xây Cửu trùng đài. Theo Phó Bảo, xây Cửu trùng đài không phải cho cả nƣớc, mà là để phục vụ vua, họ nhà vua, các quan, ngƣời dân không có lợi gì.
Thực hiện hành động hỏi, Phó Bảo còn bộc lộ sự bức xúc của mình thay cho những ngƣời dân khi xây Cửu trùng đài. Vì đài đƣợc xây dựng là do công sức của ngƣời dân, vua ra sức tăng thuế để lấy ngân khố xây đài, thuế tăng thì ngƣời dân khổ, dân cả nƣớc sống trong nghèo đói, bần hàn. Phó Bảo là ngƣời trong cuộc nên Phó Bảo hiểu đƣợc nỗi khổ của ngƣời dân và có sự đồng cảm với họ. Đài đƣợc xây lên ngƣời dân không có lợi gì, mà phải chăng chỉ là hại vì thợ xây đài là dân, tiền phục vụ xây đài cũng lấy từ dân, nhƣng đài xây là để phục vụ vua là chủ yếu, một vị vua ăn chơi hƣởng lạc, không hề nghĩ và quan tâm tới nỗi khổ của ngƣời dân.
Nhƣ vậy, ở ví dụ (1), khẳng định, đánh giá, nhận xét, bộc lộ là những hành động gián tiếp đƣợc thực hiện bằng câu có hình thức của câu hỏi.Câu hỏi giúp ngƣời nghe hiểu rõ hơn về nỗi niềm của Phó Bảo.
Ví dụ (2): Bấy lâu nay bao nhiêu thợ trong nội, bao nhiêu thợ chốn kinh kỳ, bao nhiêu thợ địa phương, trẫm đều không vừa ý. Rặt là phường tiểu xảo, không ai có quy mô to tát. Trẫm đã xuống chiếu cầu người tài.Nhiều quan đề bạt Vũ Như Tô.Trẫm cũng biết tiếng. Nhưng hắn ngu si, làm cao, còn đem vợ con đi trốn. Nay hắn bị đóng cũi giải về, rõ tự mình chuốc khổ, chứ có làm chi
Với đại từ “chi”, phát ngôn của vua Lê Tƣơng Dực trên đây có hình thức là một câu hỏi.
Vũ Nhƣ Tô là một kiến trúc sƣ có tài, chỉ có Vũ Nhƣ Tô mới có khả năng thiết kế và xây dựng Cửu trùng đài theo ý của vua. Vũ Nhƣ Tô không muốn giúp vua xây Cửu trùng đài vì Lê Tƣơng Dực là vị vua ăn chơi, không quan tâm tới vận mệnh đất nƣớc, không quan tâm tới đời sống dân sinh. Khi đƣợc vua chiêu mộ về Kinh thành xây đài thì Vũ Nhƣ Tô đã đƣa vợ con đi trốn bởi lẽ tài đức của ông không cho phép ông giúp một vị vua đƣợc gọi là vua lợn, mặc dù thâm tâm ông rất muốn đất nƣớc có một Cửu trùng đài, vì nó sẽ là công trình làm vẻ vang đất nƣớc.
Câu hỏi của Lê Tƣơng Dực ở ví dụ (2) thực chất là để khẳng định, khẳng định sự ngang bƣớng của Vũ Nhƣ Tô vì không hợp tác với vua, không một lòng giúp vua xây đài mà lại mang theo cả vợ con đi trốn. Vua đã ra lệnh truy bắt Vũ Nhƣ Tô, chứ Vũ Nhƣ Tô không hề gây ra tội gì.
Có thể thấy, phát ngôn của Lê Tƣơng Dực ngoài hành động khẳng định trên, còn nhằm biểu thị các hành động nói sau:
Bộc lộ sự bất bình, bực tức của vua trƣớc thái độ không hợp tác của Vũ
Nhƣ Tô.
Trách Vũ Nhƣ Tô ngu si, làm cao.
Kể sự ngu si, làm cao của Vũ Nhƣ Tô với Kim Phƣợng.
Giải thích với Kim Phƣợng Vũ Nhƣ Tô không hề gây ra tội gì mà chỉ do
hắn ngu si, làm cao nên tự mình chuốc khổ.
Tóm lại, những hành động khẳng định - bộc lộ - trách - kể - giải thích
là những hành động nói gián tiếp đƣợc xác định dựa vào ngữ cảnh.
Ví dụ (3):Đã bảo nó sắp về. Nó chết mà tôi lại nhởn nhơ thế này
được?[19, tr 32: đối thoại ông cụ Phƣơng - bà cụ Phƣơng]
Với từ để hỏi “thế này”, phát ngôn của ông cụ Phƣơng ở ví dụ (4) có hình thức là một câu hỏi.
Ông cụ Phƣơng không hài lòng vì bà cụ Phƣơng luôn miệng hỏi Sáng
sắp về chưa. Để vợ yên tâm, ông khẳng định là sáng sắp về và Sáng không chết
đâu vì nếu Sáng chết thì ông không thể nhởn nhơ ở nhà đƣợc.
Ngoài hành động khẳng định, thì câu hỏi của ông cụ Phƣơng còn bộc lộ
thái độ khó chịu, không hài lòng về vợ vìb à hỏi về Sáng quá nhiều.
Mặc dù lời nói của ông cụ Phƣơng với vợ không nhẹ nhàng nhƣng nó cũng thể hiện đƣợc sự an ủi, trấn anvề tâm lý của ông dành cho vợ: tôi còn ở nhà thế này thì tức là Sáng không thể chết đƣợc.
Ông cụ Phƣơng khó chịu, không hài lòng khi vợ hỏi nhiều lần về con trai, nhƣng với câu trả lời “Đã bảo nó sắp về.Nó chết mà tôi lại nhởn nhơ thế
này được?” thì ngƣời đọc cũng cảm nhận đƣợc sự thông cảm của ông dành cho
nỗi lo lắng của vợ, khi chƣa thấy con trai về nhà.
Tóm lại, hành động hỏi của ông cụ Phƣơng có tác dụng làm “dịu hóa” sự đe dọa thể diện của các hành động : bộc lộ - an ủi, trấn an - thông cảm. Chọn