7. Bố cục của luận văn
3.4.1. Hànhđộng hỏi góp phần quan trọng trong việc bộc lộ nội tâm
Ví dụ (33) :Không biết mé đi đâu? Có thật là bây giờ đi nhặt củi ở rừng không? Sương thế kia mà ngủ đường ngủ chợ thì sống làm sao được? Chú ơi! Mé ơi! Chỉ tại con thôi! Con có biết đâu? Đã chắc gì những lời đồn?...Nhưng
tiền thì lấy đâu mà lắm thế?... [19, tr 75: Thơm độc thoại]
Ví dụ (34): Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? [33, tr 124: Vũ Nhƣ Tô độc thoại].
Ví dụ (35):Triều đình ngại ư? Ta quyết đánh tan những kẻ thoái trí. Không một trở lực nào có thể ngăn nổi ta. Ta quyết không chùn một bước (mơ
mộng)! Đài Cửu trùng! Cao vòi vọi, muôn phần tráng lệ! Đài Cửu trùng.Lại còn việc Đan Thiềm.Thiên hạ hiểu sao được ta.Lòng họ hẹp chí họ thấp. Đối với Đan Thiềm ta chỉ có tình tri kỷ! Miệng lưỡi thế gian! Giữa chốn nhơ nháp, Đan Thiềm trong sạch như viên ngọc quý, trí bà sáng như vừng nhật nguyệt. Ta có cần chi, khi ta không chút tà tâm! Vì có bà mà đường kiến trúc của ta nẩy ra
những ngón dị kỳ, ý nghĩ dâm ô nào tạc được cái đài vô song này?[33, tr 84:
Vũ Nhƣ Tô độc thoại]
Ví dụ (36): Bao nhiêu người chết vì ta! Khốn nạn... Nhưng sao ta đã vội
nản.Nhu nhược thì sao dựng nổi cái đài này?[33, tr 68: Vũ Nhƣ Tô độc thoại]
Câu hỏi hỗ trợ cho việc biểu thị các hành động nói khác của nhân vật nhƣ bộc lộ sự trăn trở, lo âu, khẳng định, than thở, …
Nếu bỏ đi những từ ngữ chuyên dụng kèm theo ý hỏi thì câu hỏi sẽ biến thành một kiểu câu khác, chẳng hạn:
(37)Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm (…..). [33, tr 124]
(38) Triều đình ngại (…..). Ta quyết đánh tan những kẻ thoái trí. Không một trở lực nào có thể ngăn nổi ta. Ta quyết không chùn một bước (mơ mộng)! Đài Cửu trùng! Cao vòi vọi, muôn phần tráng lệ! Đài Cửu trùng.Lại còn việc Đan Thiềm.Thiên hạ hiểu sao được ta.Lòng họ hẹp chí họ thấp. Đối với Đan Thiềm ta chỉ có tình tri kỷ! Miệng lưỡi thế gian! Giữa chốn nhơ nháp, Đan Thiềm trong sạch như viên ngọc quý, trí bà sáng như vừng nhật nguyệt. Ta có cần chi, khi ta không chút tà tâm! Vì có bà mà đường kiến trúc của ta nẩy ra
những ngón dị kỳ, ý nghĩ dâm ô (…..) tạc được cái đài vô song này.[33, tr 84]
(39) Bao nhiêu người chết vì ta! Khốn nạn... Nhưng (…..) ta đã vội
nản.Nhu nhược (…..) dựng nổi cái đài vô song này. [33, tr 68]
Khi câu hỏi biến thành một kiểu câu khác thì những hành động gián tiếp mà nó biểu thị rất có thể sẽ trở nên tƣờng minh. Khi đó giá trị và vai trò của câu hỏi cũng theo đó mà có sự thay đổi.
“sao” thì nỗi trăn trở day dứt, suy tƣ của các nhân vật dƣờng nhƣ bị giảm đi rất nhiều.
Ở nhiều trƣờng hợp khác, câu hỏi làm cho cách nói của nhân vật trở nên kín đáo, tế nhị, lời nói mƣợt mà, khéo léo, dễ nhận đƣợc sự đồng tình, chấp nhận của ngƣời đối thoại.
Ví dụ:
(40) Bà không nên lo cho tôi. Tôi không trốn đâu.Người quân tử không bao giờ sợ chết.Mà vạn nhất có chết, thì cũng phải để cho mọi người biết rằng công việc mình làm chính đại quang minh.Tôi sống với Cửu trùng đài, chết cũng với Cửu trùng đài.Tôi không thể xa Cửu trùng đài một bước. Hồn tôi để
cả đây, thì tôi chạy đi đâu?[33, tr 111]
(41) Từ lúc anh thằng Sáng đi, tôi có ngủ được đâu? Buồn chết ra.Cứ nghĩ đến chú, đến mé thì không sao ngủ được.Còn có anh Thằng Sáng, thì lúc nãy, tôi lại thế.Tôi nói anh thằng Sáng chẳng ra cái gì.Tôi nghĩ tôi chán quá.Từ lúc anh thằng Sáng đi, tôi cứ ngồi đứng không yên.Không biết anh thằng Sáng
co chấp trách không?[19, tr 78]
Phát ngôn của Vũ Nhƣ Tô và Thơm ở ví dụ (40) và (41) là những phát ngôn có chứa các hành động nói gián tiếp nhƣ: khuyên nhủ và trách móc, hối hận…
Hình thức hỏi, khiến lời trách đƣợc ẩn đi, tƣờng minh đƣợc ẩn đi, tính lịch sự đƣợc tăng lên, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa những ngƣời tham gia giao tiếp.
Đối với những hành động gián tiếp nhƣ đề cao, khen ngợi, hình thức của câu hỏi giúp chúng giữ lại sắc thái của sự chân thành. Lời khen, lời đề cao nhờ thế mà không sa đà thành nịnh nọt, sáo rỗng.
Nhìn chung, mƣợn câu hỏi để biểu thị các mục đích nói khác, đó là một cách biểu đạt tinh tế, một lối ứng xử đầy tính văn hóa giũa con ngƣời với con ngƣời trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng.