7. Bố cục của luận văn
2.1.1. Hànhđộng hỏi sử dụng đại từ nghivấn
Đại từ là những từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất…
được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp nhƣ: chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ…
Đại từ nghi vấn là những đại từ dùng để hỏi vào những điểm xác định trong câu.
Các đại từ nghi vấn thƣờng dùng là: ai, gì, nào, sao, tại sao, bao giờ, đâu, bao nhiêu…
Đại từ nghi vấn có thể đứng một mình nhƣ: ai, gì, sao, nào, …hoặc kết hợp với một từ khác thành: người nào, cái gì, vì sao, làm gì, …
Ví dụ:
(1) Ai đi chợ cùng bạn chiều hôm qua? (2) Sao Lan đi chợ lâu thế?
(3) Mớ rau này bác bán bao nhiêu? (4) Bạn đi học bằng phƣơng tiện gì? (5) Vì sao bạn lại nghỉ học nhiều?
Cả 5 ví dụ trên đều là những câu hỏi đƣợc dùng đúng với điều kiện sử dụng và đúng với đích ở lời của hành động hỏi.Điều này đƣợc khẳng định là
nhờ sự đối chiếu 5 ví dụ trên với đặc trƣng của câu hỏi và các điều kiện sử dụng HĐƠL mà Searle đã đƣa ra.
Theo số liệu thống kê của chúng tôi ở 700 câu hỏi trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng. Có 346 câu hỏi trực tiếp. Có 354 câu hỏi gián tiếp. Câu hỏi sử dụng đại từ nghi vấn gồm có 191 câu, chiếm 55,2% tổng số câu hỏi trực tiếp trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng.
Trong tiếng Việt, số lƣợng đại từ nghi vấn xuất hiện rất nhiều, chính vì sự phong phú đó mà các đại từ này đƣợc dùng để hỏi với nhiều mục đích khác nhau, nhƣ: hỏi về ngƣời, vật, việc, hiện tƣợng; hỏi về nguyên nhân hoặc cái không biết cụ thể ; hỏi về thời gian, về số lƣợng, về vị trí, về tính chất và cách thức của sự vật, sự việc, v.v.
Nguyễn Huy Tƣởng đã sử dụng rất thành công các đại từ nghi vấn trong những sáng tác kịch của mình, điều này đƣợc chứng minh phần nào từ những phân tích ví dụ dƣới đây:
a.Sử dụng đại từ nghi vấn “ai”, “gì”, “nào” để hỏi về ngƣời, vật, việc, hiện tƣợng.
Ví dụ (6): Tâu Hoàng thượng đó là ai? [33, tr 15: đối thoại Lê Tƣơng Dực - Kim Phƣợng]
* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: phát ngôn của Đan Thiềm có chứa đại từ nghi vấn “ai” để hỏi về ngƣời.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ NDMĐ: đây là hành động hỏi của kim Phƣợng với Lê Tƣơng Dực. + CH B: Lê Tƣơng Dực vui mừng khi nghĩ tới Cửu trùng đài, nghĩ tới thợ giỏi Vũ Nhƣ Tô đã bị lính triều đình bắt và đang giải về kinh. Kim Phƣợng không biết ngƣời Lê Tƣơng Dực đang nghĩ tới và nói tới.
+ CB: Kim Phƣợng thực hiện hành động hỏi với mong muốn nhận đƣợc câu trả lời của Lê Tƣơng Dực.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Kim Phƣợng đã nhận đƣợc câu trả lời của Lê Tƣơng Dực: “Vũ Như Tô”.
Ví dụ (7): Có việc gì? Tôi vừa mới hầu Hoàng thượng ở tòa Kinh Diên
ra đây. [33, tr 53: đối thoại Nguyễn Vũ - Đan Thiềm]
* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn của Nguyễn Vũ có chứa đại từ nghi vấn “gì” để hỏi về sự việc.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ NDMĐ: đây là hành động hỏi của Nguyễn Vũ với Đan Thiềm.
+ CH B: Đan Thiềm chào Nguyễn Vũ, và nói là may mắn vì đƣợc gặp cụ lớn Nguyễn Vũ vì Hoàng thƣợng đang mong cụ lớn. Nguyễn Vũ thấy lạ vì ông vừa mới hầu Hoàng thƣợng ở tòa Kinh Diên ra.Đan Thiềm gặp ông không biết là có việc gì.
+ TL: Nguyễn Vũ muốn biết là Đan thiềm gặp mình có việc gì.
+ CB: Nguyễn Vũ thực hiện hành động hỏi với mong muốn nhận đƣợc câu trả lời của Đan Thiềm.
- Hiêụ quả ở lời của hành động hỏi: Nguyễn Vũ đã nhận đƣợc câu trả lời của Đan Thiềm: Hoàng thƣợng ngồi buồn muốn mời Cụ lớn đánh mấy hội… Bẩm có cả thứ phi hầu bàn.
Ví dụ (8): Thầy nó, tôi còn lạ gì? [33, tr 38: đối thoại Thị Nhiên - Vũ Nhƣ Tô]
* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn của Thị Nhiên có chứa đại từ nghi ấn “gì”. Ở ví dụ trên, tƣởng chừng từ “gì” không phải là một đại từ nghi vấn , nhƣng thực chất xét về ngữ cảnh của lời nói thì từ “gì” là một từ để hỏi, hỏi về tính cách của Vũ Nhƣ Tô.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ NDMĐ: Đây là hành động hỏi của Thị Nhiên với Vũ Nhƣ Tô.
+ CH B: Thị Nhiên rất hiểu tính cách của chồng mình nhƣng chƣa nói thẳng ra tính cách đó là gì, là nhƣ thế nào.
+ TL: Thị Nhiên rất muốn Vũ Nhƣ Tô biết Thị Nhiên rất hiểu tính cách của Vũ Nhƣ Tô.
+ CB: Thị Nhiên thực hiện hành động hỏi với mong muốn Vũ Nhƣ Tô biết đƣợc rằng vợ mình rất hiểu tính cách của mình.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Vũ Nhƣ Tô đã nhận đƣợc lời nhận xét của vợ về tính cách của mình: động làm cái gì là muốn làm to hơn ngƣời.
Ở đây, với đại từ nghi vấn “gì” trong câu hỏi của Thị Nhiên nó mang vẻ mới lạ.Đại từ nghi vấn tức là từ để hỏi, nhƣng trong trƣờng hợp hỏi ở ví dụ (8) nó dƣờng nhƣ còn là lời khẳng định, lời khẳng định bao hàm sự tự hào.
Ví dụ (9): Họ chê ở chỗ nào? [33, tr 89: đối thoại Vũ Nhƣ Tô - Thị Nhiên] * Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: phát ngôn của Vũ Nhƣ Tô có chứa đại từ nghi vấn “nào” . Đại từ này dùng để hỏi Thị Nhiên về địa điểm mà mọi ngƣời chê xấu ở Cửu trùng đài.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ NDMĐ: Đây là hành động hỏi của Vũ Nhƣ Tô với Thị Nhiên.
+ CH B: Thị Nhiên kể với Vũ Nhƣ Tô: bao nhiêu ngƣời đi xem Cửu trùng đài, ai về cũng trầm trồ khen đẹp, khen lớn. Họ khen rồi họ chê đấy.Nghe lời Thị Nhiên kể thì Vũ Nhƣ Tô không biết họ chê ở chỗ nào.
+ TL: Vũ Nhƣ Tô rất muốn Thị Nhiên cho biết họ chê ở chỗ nào.
+ CB: Vũ Nhƣ Tô thực hiện hành động hỏi với mong muốn nhận đƣợc câu trả lời của Thị Nhiên.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Vũ Nhƣ Tô đã nhận đƣợc câu trả lời của Thị Nhiên: “Có người chê đài chỉ toàn là cảnh An Nam, xấu lắm. Mấy lị họ chê ở chỗ xây đài phí tiền”
b. Hỏi về nguyên nhân hoặc cái không biết cụ thể, Nguyễn Huy Tƣởng sử dụng đại từ “sao”.
- Đại từ “sao” được dùng để hỏi về nguyên nhân:
Ví dụ (10): Sao kín thế? [33, tr 46: đối thoại Phó Cõi - Vũ Nhƣ Tô] * Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: phát ngôn của phó Cõi có chứa đại từ nghi vấn “sao” để hỏi về nguyên nhân của sự việc: Vũ Nhƣ Tô cất quyển sổ có bức họa đồ Cửu trùng đài do ông đã phác xong kín thế.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ NDMĐ: Đây là hành động hỏi của phó Cõi với Vũ Nhƣ Tô.
+ CH B: Phó Cõi không biết tại sao Vũ Nhƣ Tô lại cất quyển sổ có bức họa đồ Cửu trùng đài do ông phác thảo lại kín thế.
+ TL: Phó Cõi muốn Vũ Nhƣ Tô cho biết rõ ý định của mình.
+ CB: Phó Cõi thực hiện hành động hỏi với mong muốn nhận đƣợc câu trả lời của Vũ Nhƣ Tô.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Phó Cõi đã nhận đƣợc câu trả lời từ Vũ Nhƣ Tô: “để ở ngay chỗ nằm. Khi thức, khi ngủ, lúc nào cũng nhìn thấy để xem xây được đến đâu, nên thêm bớt cái gì.Như thế mới không thiếu sót”.
Ví dụ (11): Sao bác lại gàn thế? [33, tr 71: đối thoại Phó Cõi - Vũ Nhƣ Tô] Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: phát ngôn trên của Phó Cõi có sử dụng đại từ nghi vấn “sao” để hỏi về nguyên nhân.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ NDMĐ: Đây là hành động hỏi của phó Cõi với Vũ Nhƣ Tô. + CH B: phó Cõi không biết tại sao Vũ Nhƣ Tô lại gàn nhƣ thế. + TL: phó Cõi muốn Vũ Nhƣ Tô cho biết rõ.
+ CB: phó Cõi thực hiện hành động hỏi với mong muốn nhận đƣợc câu trả lời của Vũ Nhƣ Tô.
- Hiệu quả ở lời của hành động: Phó Cõi đã nhận đƣợc câu trả lời từ Vũ Nhƣ Tô: “Có chú gàn. Anh em chúng ta cùng nhau cố kết xây đài, vui cùng nhau chung, nhục cùng chịu. Chú coi tôi ra cái gì mà không chịu hưởng chung
với tôi”.
- Đại từ “sao” được dùng để hỏi về cái không biết cụ thể:
Ví dụ (12): Thế quan Đông các bảo sao?[33, tr 54: đối thoại Đan Thiềm - Vũ Nhƣ Tô]
* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn trên của Đan Thiềm có chứa đại từ nghi vấn “sao” để hỏi về cái không biết cụ thể.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ NDMĐ: đây là hành động hỏi của Đan Thiềm với Vũ Nhƣ Tô.
+ CH B: Đan Thiềm không biết quan Đông các nói gì với Vũ Nhƣ Tô về việc xây Cửu trùng đài.
+ TL: Đan Thiềm rất muốn Vũ Nhƣ Tô kể lại lời quan Đông các nói với Vũ Nhƣ Tô.
+ CB Đan Thiềm thực hiện hành động hỏi với mong muốn nhận đƣợc lời hồi đáp từ Vũ Nhƣ Tô.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Đan Thiềm đã đƣợc nghe Vũ Nhƣ Tô kể lại lời quan Đông các nói: “quan Đông các bảo sẽ không can Hoàng
thượng và bảo chúng tôi cứ xây đài, có việc gì đã có quan Đông các”.
Ví dụ (13): Chúng bảo sao? [33, tr 70: đối thoại đám thợ - Vũ Nhƣ Tô] * Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: phát ngôn trên của đám thợ có sử dụng đại từ nghi vấn “sao” để hỏi về cái không biết cụ thể.
- Điều kiện sử dụng ở lời:
+ NDMĐ: đây là hành động hỏi của đám thợ xây Cửu trùng đài với Vũ Nhƣ Tô.
+ CH B: đám thợ không biết chắc chắn, có phải Thái tử Chiêm Thành nói: “người An Nam không xây nổi Cửu trùng đài, có thật như thế không”.
+ TL: đám thợ muốn Vũ Nhƣ Tô cho biết rõ lời Thái tử Chiêm Thành đã nói.
+ CB: đám thợ thực hiện hành động hỏi với mong muốn nhận đƣợc lời hồi đáp từ Vũ Nhƣ Tô.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: đám thợ đã nhận đƣợc câu trả lời từ Vũ Nhƣ Tô: “chúng bảo nguời An Nam chỉ có thể làm được cái đền, cái miếu
nhỏ nhỏ bé bé...”.
c. Hỏi về thời gian, Nguyễn Huy Tưởng sử dụng đại từ “bao giờ”.
Ví dụ (14): Bắn cả rồi à? Thôi thế thì chết! Bao giờ thế?[19, tr 24: đối thoại bà cụ Phƣơng - Ngọc]
* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn trên của bà cụ Phƣơng có sử dụng đại từ nghi vấn “bao giờ” để hỏi về thời gian.
- Điều kiện sử dụng ở lời:
+ NDMĐ: Đây là hành động hỏi của bà cụ Phƣơng với Ngọc.
+ CH B: bà cụ Phƣơng ngạc nhiên vì không hề biết ông Châu và ông Thừa đã bị bắn.
+ TL: bà cụ Phƣơng muốn Ngọc cho biết ông Châu và ông Thừa bị bắn từ bao giờ.
+ CB: bà cụ Phƣơng thực hiện hành động hỏi mong muốn nhận đƣợc câu trả lời từ Ngọc.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Ngọc ngạc nhiên trƣớc câu hỏi của mẹ vợ vì Ngọc không nghĩ đƣợc rằng bà cụ Phƣơng không hề biết việc ông Châu và Ông Thừa đã bị bắn. Ngọc đã phải kể lại sự việc để bà cụ Phƣơng biết rõ: “Mé không biết một tí gì à? Tòa án dân chúng xử kia đấy! Đường hoàng lắm, cũng chánh án, cũng bồi thẩm, y như tòa án Tây không bằng (…)
Ví dụ (15): Ai thế? Kìa ông Thái! Ông về bao giờ thế? [19, tr 41: đối thoại Thơm - Thái]
* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: phát ngôn trên của Thơm có sử dụng đại từ nghi ấn “ bao giờ” để hỏi về thời gian.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ NDMĐ: Đây là hành động hỏi của Thơm với Thái.
+ CH B: Thơm ngạc nhiên trƣớc sự xuất hiện của Thái ở nhà mình, không biết Thái về từ bao giờ.
+ TL: Thơm muốn Thái cho biết Thái về từ lúc nào.
+ CB: Thơm thực hiện hành động hỏi mong muốn Thái trả lời.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Thơm đã nhận đƣợc câu trả lời từ Thái: “Tôi mới đến đây”.
d. Hỏi về số lƣợng, sử dụng đại từ “mấy”, “bao nhiêu”. Nếu nhƣ “mấy” đƣợc dùng để hỏi về số lƣợng thƣờng không quá lớn (không vƣợt quá 10) thì
“bao nhiêu” lại đƣợc dùng để hỏi về số lƣợng không rõ nhiều ít.
Ví dụ (16):Thế nhưng mỗi chú đem được bao nhiêu thợ? [33, tr 44: đối thoại Vũ Nhƣ Tô - phó Toét - phó Cõi]
* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: phát ngôn trên của Vũ Nhƣ Tô có sử dụng đại từ nghi vấn “bao nhiêu” để hỏi về số lƣợng không rõ nhiều ít.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ NDMĐ: Đây là hành động hỏi của Vũ Nhƣ Tô với phó Toét và phó Cõi. + CH B: Vũ Nhƣ Tô không biết rõ là phó Toét và phó Cõi đã tuyển đƣợc bao nhiêu thợ để xây Cửu trùng đài.
+ TL: Vũ Nhƣ Tô muốn phó Toét và phó Cõi cho biết họ đã tuyển đƣợc cụ thể là bao nhiêu thợ.
+ CB: Vũ Nhƣ Tô thực hiện hành động hỏi để phó Toét và phó Cõi cung cấp con số cho mình.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Vũ Nhƣ Tô đã có câu trả lời của phó Toét và phó Cõi về số lƣợng thợ mà họ tuyển đƣợc: phó Toét “tôi hai trăm”. Phó Cõi “tôi ba trăm”.
Ví dụ (17): Thế độ mấy năm? [33, tr 51: đối thoại Thái tử Chiêm Thành - Vũ Nhƣ Tô]
* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn trên của Thái tử Chiêm Thành có sử dụng đại từ nghi vấn “mấy” để hỏi về số lƣợng.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ NDMĐ: Đây là hành động hỏi của Thái tử với Vũ Nhƣ Tô.
+ CH B: Thái tử Chiêm Thành không biết thời gian để xây xong Cửu trùng đài là mấy năm.
+ TL: Thái tử muốn Vũ Nhƣ Tô cho biết thời gian cụ thể.
+ CB:Thái tử thực hiện hành động hỏi để Vũ Nhƣ Tô cung cấp thời gian xây Cửu trùng đài cho mình.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Thái tử đã đƣợc thỏa mãn bởi câu trả lời của Vũ Nhƣ Tô: “độ hai năm”.
e. Hỏi về vị trí, sử dụng đại từ nghi vấn “đâu”.
Ví dụ (18): Ta đã quyết hưng binh trừ bạo chúa, trừ quyền thần, trừ đứa xây đài, đứa nào theo ta thì sống, không theo ta thì chết. Thằng phó Bảo có đây
không? [33, tr 103: đối thoại Trịnh Duy Sản - phó Bảo - Tƣ Bằng]
* Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn trên của Trịnh Duy Sản có sử dụng đại từ nghi vấn “đâu” để hỏi về vị trí.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ NDMĐ: đây là hành động hỏi của Trịnh Duy Sản với Tƣ Bằng. + CH B: Trịnh Duy Sản không biết Tƣ Bằng đang ở đâu.
+ TL: Trịnh Duy Sản đã gọi to để muốn nghe đƣợc câu trả lời của Tƣ Bằng đang ở đâu.
+ CB: Trịnh Duy Sản thực hiện hành động gọi hỏi mong muốn nhận đƣợc câu trả lời của Tƣ Bằng.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Trịnh Duy Sản sau khi gọi hỏi thật to “Tư Bằng đâu?” thì đã đƣợc Tƣ Bằng thƣa “dạ”, hành động thƣa của Tƣ Bằng đã giúp Trịnh Duy Sản xác định đƣợc vị trí Tƣ Bằng đang ở đâu.
Ví dụ (19): Bác ấy đâu? [33, tr 65: đối thoại phó Độ - Hai Quát] * Cơ sở nhận diện câu hỏi trực tiếp:
- Dấu hiệu hình thức: phát ngôn trên của phó Độ có sử dụng đại từ nghi vấn “ đâu” để hỏi về vị trí.