Hỏ i khuyên

Một phần của tài liệu hành động hỏi trong kịch của nguyễn huy tưởng (Trang 88 - 91)

7. Bố cục của luận văn

3.1.6. Hỏ i khuyên

Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên cho rằng: Khuyên là “ Nói

với thái độ ân cần cho người khác biết điều mình cho là người đó nên

làm”.[25, tr 497].

Trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng, hành động khuyên ẩn sau hình thức câu hỏi chiếm 7,3%, (26 câu hỏi gián tiếp) tổng số câu hỏi gián tiếp.

Ví dụ (24): Đẹp quá. Tôi chỉ xin khuyên ông gìn giữ sức khỏe.Sự nghiệp thì mênh mang, sức người có hạn. Tôi thấy ông quá say sưa về công việc, suốt ngày lao lực. Đốc thúc thợ thuyền, xem xét, tính toán, đêm khuya còn thao thức bên ngọn đèn, ăn uống kham khổ, bao nhiêu bổng lộc vua ban đem chia cho thợ cả... Chăm chỉ là hay, nhưng quá độ thì có hại.Thấy ông đảm việc, tôi mừng cũng có, nhưng lo cũng nhiều.Trông ông sút đi nhiều, ông nên thận

trọng, kẻo có mệnh hệ nào thì lấy ai xây tiếp Cửu trùng đài? [33, tr 86: đối

thoại Đan Thiềm - Vũ Nhƣ Tô]

Với đại từ nghi vấn “nào” và “ai”, phát ngôn trên của Đan Thiềm có hình thức của một câu hỏi nhƣng mục đích lại nhằm biểu thị hành động nói gián tiếp khác.

Dựa vào ngữ cảnh: Đan Thiềm và Vũ Nhƣ Tô cùng ngắm cảnh Cửu trùng đài. Đan Thiềm cảm động trƣớc vẻ đẹp của Cửu trùng đài. Để có đƣợc

Cửu trùng đài nhƣ trƣớc mắt Đan Thiềm thì Vũ Nhƣ Tô đã phải lao tâm khổ tứ. Vì là bạn tri kỷ nên Đan Thiềm rất hiểu và lo lắng cho Vũ Nhƣ Tô.Đan Thiềm luôn mong ƣớc Cửu trùng đài đƣợc hoàn thành nhanh chóng để Vũ Nhƣ Tô có đƣợc một công trình kiến trúc mà ngƣời đời sau vẫn phải nhớ tới ông. Trong triều đình, Đan Thiềm là ngƣời lo lắng cho sức khỏe của Vũ Nhƣ Tô rất nhiều, đối với Đan thiềm: “Sự nghiệp thì mênh mang, sức người có hạn” nên Vũ Nhƣ Tô: “quá say sưa về công việc, suốt ngày lao lực. Đốc thúc thợ thuyền, xem xét,

tính toán, đêm khuya còn thao thức bên ngọn đèn” khiếncho Đan Thiềm lo

lắng, và nhất là chế độ ăn uống của Vũ Nhƣ Tô “kham khổ” ảnh hƣởng rất lớn tới sức khỏe. Đan Thiềm cảm phục tấm lòng sẻ chia của Cả Tô: “bao nhiêu

bổng lộc vua ban đem chia cho thợ cả”. Đối với Đan thiềm, niềm vui còn lại

trong cuộc sống là ngƣời bạn tri kỷ Vũ Nhƣ Tô và Cửu trùng đài, nên bà lo lắng và mong muốn Vũ Nhƣ Tô có sức khỏe thật tốt để hoàn thành Cửu trùng đài, để đất nƣớc có đƣợc công trình kiến trúc để đời, để bà vẫn còn niềm vui trong cuộc sống. Từ những lí do trên mà Đan Thiềm đã đặt ra câu hỏi: “Trông ông sút đi nhiều, ông nên thận trọng, kẻo có mệnh hệ nào thì lấy ai xây tiếp Cửu trùng đài?”

Từ ngữ cảnh và phát ngôn của Đan thiềm có thể khẳng định: Đây chính là câu hỏi đƣợc sử dụng biểu thị hành động nói gián tiếp, đó là lời khuyên chân thành của một ngƣời bạn tri kỷ dành cho Vũ Nhƣ Tô.

Ví dụ (20): Các chú phải dứt khoát đi mới được chứ? Định ra làm sao,

cứ do dự mãi. Để đến chết rồi mới định hay sao?[33, tr 95: đối thoại Hai Quát -

Phó Độ].

Xét về mặt hình thức câu chữ thì phát ngôn trên đây của Hai Quát là câu hỏi sử dụng các tiểu từ tình thái “chứ” và “sao”, nhƣng mục đích hƣớng tới lại hoàn toàn khác.

Quận công lôi kéo đám thợ xây Cửu trùng đài về phía mình để khởi loạn. Nhƣng không phải ngƣời thợ nào cũng đồng ý theo Quận công khởi loạn. Hai

cuộc sống lầm than của ngƣời dân, việc đánh đập, chém giết phu tất cả là do Vũ Nhƣ Tô, nên Hai Quát không phục Cả Tô nữa mà đi theo Quận công để khởi loạn, và hi vọng sau khi khởi loạn thì không phải xây Cửu trùng đài nữa và đƣợc tự do. Hai quát thăm dò ý kiến của Phó Độ, muốn biết họ định ra làm sao, không hài lòng với việc họ chƣa có quyết định rõ ràng. Hai Quát tức bực với Phó Độ, Phó Cõi, Phó Toét vì cả ba bọn họ vẫn chƣa quyết định theo ai, Hai Quát lo cho họ vì không khởi loạn mà tiếp tục xây đài và theo Cả Tô thì chỉ còn con đƣờng chết thôi. Từ sự lo lắng mà Hai Quát đã đƣa ra những lời khuyên nhủ: “Các chú phải dứt khoát đi mới được chứ? Định ra làm sao, cứ do

dự mãi. Để đến chết rồi mới định hay sao?”.

Nhƣ vậy, Hai Quát hỏi hỏi nhƣng mục đích lại là khuyên nhủ, và bộc lộ thái độ.

Ví dụ (21): Ừ, cứ vui như thế mới được. Trông mặt rầu rầu, lắm lúc đến ghét.Thì ta cứ vui đi nào. Thôi thì chẳng may chú “mấy” thằng Sáng đã như thế, mình thương thì cứ thương trong bụng, rồi còn tính việc làm ăn, chứ cha con, chị em đứt ruột ra được ấy chứ lị. Nhưng một vừa hay phải thôi, chứ buồn

suốt đời được à?[19, tr 79: đối thoại Ngọc - Thơm]

Phát ngôn trên của Ngọc có hình thức là hỏi (sử dụng tiểu từ tình thái “à”) nhƣng mục đích lại khác.

Từ khi ông Phƣơng và Sáng mất, bà Phƣơng sống một mình, rồi đi đâu Thơm cũng không rõ nữa nên trong lòng Thơm lúc nào cũng buồn. Thơm biết Ngọc là tay sai cho giặc nhƣng chƣa nói thẳng với Ngọc, mà chỉ hỏi về việc Ngọc đang làm liệu có phải là cho Tây không, ngƣời ta đồn thế…Mặt Thơm lúc nào cũng rầu rầu khiến Ngọc khó chịu. Thái và Cửu đang chạy trốn Tây và đám tay sai, nếu không thì sẽ bị bắt và bị giết vì họ là Việt minh. Thái cứ ngỡ ngôi nhà thơm đang sống là nhà ngƣời quen cũ nên đã chạy vào và không ngờ đã gặp Thơm ở đấy. Thơm đã giấu Thái và Cửu trong nhà.Họ đang nói chuyện thì Ngọc về nên Thơm phải giấu Thái và Cửu vào trong buồng.Để không bị

Ngọc nghi ngờ và không vào trong buồng, Thơm phải tỏ vẻ vui vẻ với Ngọc. Ngọc thấy thái độ của Thơm vui vẻ nên cũng thấy dễ chịu và thoải mái về tinh thần.Ngọc đã động viên và khuyên nhủ Thơm. Từ đó ta thấy phát ngôn trên có hình thức là câu hỏi nhƣng mục đích hƣớng tới của Ngọc lại là muốn khuyên Thơm hãy sống vui vẻ lên.

Ví dụ (23): Đã làm rồi, thì thôi đi, hay ho gì việc ấy. Ốm xác, vất vả cả

ngày lẫn đêm chứ được ích gì? [Tr73: đối thoại Thơm - Ngọc]

Phát ngôn của Thơm có chứa đại từ nghi vấn “gì” nhƣng phát ngôn trên không mang hành động hỏi đích thực.

Đang đêm khuya Ngọc không ngủ mà chuẩn bị đi ra ngoài, khiến Thơm phải hỏi Ngọc đi đâu.Thơm hỏi chỉ là để hỏi vì trong lòng Thơm đã biết rõ Ngọc đi làm việc gì trong đêm khuya, ngoài việc đi bắt những ngƣời làm cách mạng thì không còn việc gì khác. Thơm nhẹ nhàng khuyên nhủ chồng: “Đã làm rồi, thì thôi đi, hay ho gì việc ấy. Ốm xác, vất vả cả ngày lẫn đêm chứ được ích ?”.Lời khuyên của Thơm đƣợc thực hiện dƣới hình thức là một câu hỏi, nhƣng mục đích là đƣa ra lời khuyên với Ngọc.

Tóm lại, khuyên là hành động đe dọa đến thể diện của ngƣời tiếp nhận, nhƣng lời khuyên đƣợc đặt dƣới hình thức là câu hỏi sẽ trở nên tế nhị và sức thuyết phục cao hơn.

Trong nhóm câu hỏi - khuyên, hành động khuyên có khi hƣớng vào chính bản thân ngƣời nói, có khi lại hƣớng tới đối tƣợng nghe.Song, dù khuyên mình hay khuyên ngƣời thì hình thức hỏi cũng khiến cho ý khuyên trở nên kín đáo hơn.

Một phần của tài liệu hành động hỏi trong kịch của nguyễn huy tưởng (Trang 88 - 91)