Hỏi trách

Một phần của tài liệu hành động hỏi trong kịch của nguyễn huy tưởng (Trang 83 - 86)

7. Bố cục của luận văn

3.1.4. Hỏi trách

Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, trách là: “Tỏ lời không bằng lòng về người nào đó, cho là phải chịu trách nhiệm về điều không hay,

không tốt đã xảy ra”. [25, Tr 984]

Trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng, hành động trách đƣợc thể hiện qua hình thức câu hỏi chiếm 11,6% (41 câu) tổng số câu hỏi gián tiếp mà chúng tôi thống kê đƣợc.

Trong nhóm câu này, hành động trách đôi khi không đứng độc lập mà sau nó có thể còn có những hành động gián tiếp khác nhƣ bộc lộ thái độ, bác bỏ - từ chối, đay nghiến, chì chiết…

Ví dụ (13): Thực là giống ngu si. Đứa thợ quèn thì chỉ chết già ở hang cùng ngõ hẻm! Mấy kẻ đã được quân vương biết tới?Hay là để người đời

khinh rẻ như bèo. Thực là giống ngu si. [33, tr 16: đối thoại Lê Tƣơng Dực -

Kim Phƣợng].

Câu hỏi trên đây, xét ở phƣơng diện hình thức câu chữ thì nó là một câu hỏi (sử dụng các tiểu từ tình thái “mấy”, “đã”) nhƣng ngƣời nghe, ngƣời đọc dễ dàng nhận ra nó biểu thị những hành dộng khác nhau.

Dựa vào ngữ cảnh: Vũ Nhƣ Tô không phục mệnh của vua xây Cửu trùng đài, mà đƣa mẹ và vợ con đi trốn, nhƣng cuối cùng cũng bị lính bắt giải về kinh thành. Thứ phi Kim Phƣợng và vua Lê Tƣơng Dực nói chuyện về Vũ Nhƣ Tô, Kim Phƣợng dùng lời lẽ nặng nề và thái độ bực tức trách cứ sự không nghe lời vua của Vũ Nhƣ Tô “Thực là giống ngu si. Đứa thợ quèn thì chỉ chết già ở

hang cùng ngõ hẻm!”. Thái độ khinh miệt đối với Vũ Nhƣ Tô của Kim Phƣợng

đƣợc thể hiện rõ ràng. Ngƣời tài giỏi nhƣ Vũ Nhƣ Tô bị bắt ép xây Cửu trùng đài, việc làm mà Vũ Nhƣ Tô ban đầu không có nhiệt huyết nên không chịu làm, Kim Phƣợng cho rằng Vũ Nhƣ Tô đƣợc xây Cửu trùng đài là nhờ đƣợc vua biết đến, nhƣng Vũ Nhƣ Tô lại không biết phục mệnh “thực là giống ngu si”.

Vậy, qua phát ngôn của Kim Phƣợng chúng tôi có thể nhận thấy: câu hỏi của Kim Phƣợng không nhằm để hỏi mà để biểu thị các hành động nói gián tiếp: trách móc, thể hiện thái độ.

Ví dụ (14): Câm ngay đi. Quân điên rồ, câm ngay đi không ông vả vỡ miệng bây giờ. Mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu trùng đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư? Người ta oán mày hơn oán quỷ. Câm ngay đi.[33, tr 122: đối thoại Quân sĩ - Vũ Nhƣ Tô]

Phát ngôn trên có hình thức là hỏi nhƣng mục đích hƣớng tới lại là hành động mắng: những ngƣời thợ dƣới sự chỉ đạo của Quận công họ đã liên kết lại với nhau và khởi loạn. Khởi loạn để họ tìm tới tự do và đốt phá Cửu trùng đài vì theo họ Cửu trùng đài là nguyên nhân dẫn đến cuộc sống khổ ải và lầm than cho dân chúng. Trong tiềm thức mọi ngƣời, Cửu trùng đài đƣợc xây là do Vũ Nhƣ Tô, chính vì vậy mà đám quân sĩ căm thù Vũ Nhƣ Tô, ngƣời dân căm hờn Vũ Nhƣ Tô, họ muốn giết Vũ Nhƣ Tô. Thông qua những lời quát mắng, mà hành động gián tiếp tiếp theo đƣợc bộc lộ: trách móc, oán hờn Vũ Nhƣ Tô “

Mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu trùng đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư?Người ta oán mày hơn oán quỷ. Câm ngay đi.”.

Tóm lại, câu hỏi trên của đám quân sĩ không nhằm để hỏi mà gián tiếp trách cứ và bộc lộ thái độ.

Ví dụ (15): Thơm, mày ăn mặc có khác gì con đĩ không? Làm vợ một thằng

nho mà sang như là bà hoàng ấy.[19, tr 31: đối thoại ông cụ Phƣơng - Thơm].

Phát ngôn trên mang hình thức hỏi, nhƣng mục đích hƣớng tới lại không phải nhƣ vậy.

Chồng Thơm khoác lên mình vẻ bề ngoài là một nhà nho, nhƣng thực chất là một tên “chó săn”, chính vì vậy mà hắn có nhiều tiền.Thơm là vợ hắn nên Thơm không thiếu tiền. Quần áo và vòng vàng Thơm không thiếu. Tất cả ngƣời dân Bắc Sơn đang đồng lòng đánh Tây, đuổi Tây, để có cuộc sống tự do và ấm no. Cách ăn mặc của Thơm nó không phù hợp với vợ của một nhà nho và đặc biệt là không phù hợp với thời thế của dân làng. Bà cụ Phƣơng (mẹ Thơm) thể hiện sự trách móc của bà đối với con gái “Thơm, mày ăn mặc có

khác gì con đĩ không?”.Thông qua lời trách móc bà còn tỏ thái độ không đồng

tình, tức giận và sự xấu hổ với trang phục Thơm đang mặc.

Nói tóm lại, trách móc là hành động đe dọa nghiêm trọng đến thể diện ngƣời nghe, ngƣời nhận, dễ khiến cho ngƣời nghe, ngƣời nhận cảm thấy mất lòng.Trách móc đƣợc thể hiện qua hình thức câu hỏi là một cách “lảng tránh

hành vi đe dọa thể diện”, làm cho hòa khí giữa ngƣời tham gia giao tiếp đƣợc

đảm bảo. Tuy nhiên, không phải lúc nào, biện pháp này cũng phát huy tác dụng một cách tôi đa, đặc biệt là trong những trƣờng hợp ngƣời nói đang trong cơn tức giận.

Ví dụ (16):Đến đây mày đã biết chưa? Cái việc mày đi theo thằng Ngọc đã sung sướng cho tao chưa, con kia? (Nói với vợ). Chính là bà, Thằng Ngọc cầm súng giết con, giết họ hàng, làng mạc, vì bà đã thả thằng Ngọc ra để thằng Ngọc đi chỉ đường cho Tây nó vào bắn em vợ nó, nó giết bạn bố vợ nó, nó đi

lung bố vợ nó. Bà đã biết chưa? Hay bà vẫn chưa biết? [19, tr 66: đối thoại

Ông cụ Phƣơng - bà cụ Phƣơng - Thơm]

Phát ngôn trên có hình thức là hỏi nhƣng mục đích hƣớng tới là: hành

thả tự do. Thơm theo Ngọc làm vợ, đƣơng nhiên Thơm đã giữ Ngọc ở lại Bắc Sơn. Sáng đã bị Tây bắt và giết chết, Ngọc là kẻ chỉ điểm cho Tây bắt Sáng, nhƣ vậy Ngọc đã nhẫn tâm gián tiếp giết em vợ. Theo ông Phƣơng mẹ con bà Phƣơng là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Sáng, của dân làng, họ hàng...vì họ mà Ngọc đƣợc tự do và Ngọc ở lại Bắc sơn làm điều ác. Bà cụ Phƣơng và Thơm không hề biết Ngọc làm tay sai cho giặc. Những lời trách cứ của ông cụ Phƣơngthể hiện thái độ bực tức, giận dữ vô cùng, thể hiện nỗi đau tột cùng khi đứa con trai duy nhất đã chết. Ông cụ Phƣơng thấy xấu hổ khi Thơm lấy Ngọc vì Thơm lấy đúng kẻ làm tay sai cho giặc.

Vậy, qua phát ngôn của ông cụ Phƣơng chúng tôi có thể nhận thấy: câu hỏi của ông cụ Phƣơng không nhằm để hỏi mà để biểu thị liên tiếp hai hành động nói gián tiếp: trách cứ và bộc lộ thái độ

Một phần của tài liệu hành động hỏi trong kịch của nguyễn huy tưởng (Trang 83 - 86)