Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (Trang 116 - 117)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý

Mục tiêu hoạt động kinh doanh của TISCO là đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất, tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu. Thể hiện bằng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tương ứng với mức độ rủi ro chấp nhận được. Việc xây dựng được một cơ cấu nguồn vốn tối ưu sẽ cho phép hạn chế rủi ro tài chính, rủi ro phá sản cho TISCO. Như đã phân tích ở phần trên, cơ cấu nguồn vốn của TISCO qua các năm hiện xoay quanh mức 70% nợ; 30% vốn chủ sở hữu, tức mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức tương đối cao

Hiện nay, TISCO sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết và TSCĐ, đây là chính sách tài trợ mạo hiểm, rất dễ gây nên tình trạng mất khả năng thanh toán, tình trạng căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn. Vì vậy, trong thời gian tới, TISCO nên điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn xuống mức gần mức trung bình của ngành là 50% nợ vay; 50% vốn chủ sở hữu. Tức là, cần tiến hành tài trợ cho nhu cầu vốn bằng nguồn vốn chủ sở hữu, bằng cách sử dụng linh hoạt các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa được sử dụng tới, sử dụng nguồn vốn lợi nhuận để tái lại đầu tư, tăng vốn bằng phát hàng cổ phiếu, giảm sức ép trả cổ tức (chuyển hình thức trả cổ tức từ tiền mặt sang cổ phiếu), phát hành trái phiếu (có thể xem xét phát hành trái phiếu và các sản phẩm phái sinh từ trái phiếu) [15; tr.72-73].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Ngoài ra, TISCO cần thực hiện đúng tiến độ đã cam kết trong phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay NH thuộc Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2. Cụ thể, Dự án sản xuất giai đoạn 2 – Công ty Gang thép Thái Nguyên (nay là CTCP Gang thép Thái Nguyên) được phê duyệt từ năm 2005 với tổng mức đầu tư xấp xỉ 242 triệu USD tương đương với 3.843 tỷ đồng. Trong đó, vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) 1.605 tỷ đồng, vay NHTP cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) là 1.863 tỷ đồng, phần còn lại là vốn của chủ đầu tư 375 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án 2,5 năm kể từ ngày Chủ đầu tư ký Hợp đồng tín dụng vay vốn.

Đến nay Dự án tiếp tục bị kéo dài chưa vào sản xuất nhưng hàng tháng TISCO vẫn phải trả nợ gốc và lãi cho các NH. Nếu tiếp tục duy trì trả như hiện nay thì tình hình tài chính TISCO gặp rất nhiều khó khăn không thể chịu được. TISCO đã xây dựng phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của các NH đề nghị được giãn nợ bao gồm cả nợ lãi và gốc. Cụ thể, TISCO đề nghị được cơ cấu lại khoản nợ 1.109.746 triệu đồng của VDB và Vietinbank với thời hạn trả nợ được chia đều cho 10 năm, bắt đầu trả từ tháng 07/2015 đến hết năm 2025. Đề xuất này đã được Tổng Công ty thép Việt Nam chấp nhận và thông qua ngày 20/05/2013 [10].

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (Trang 116 - 117)