Kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (Trang 76 - 82)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1.3. Kết quả kinh doanh

Là doanh nghiệp đầu đàn của ngành thép Việt Nam trong những năm đổi mới đất nước, TISCO đã không ngừng tăng trưởng, đạt những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình. Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi nhờ việc tiếp tục các chính sách kích thích kinh tế của các Chính phủ, các nền kinh tế lớn trên thế giới tăng trưởng khá, nhu cầu sử dụng thép và nguyên liệu thép trên thế giới tăng mạnh. Với những thuận lợi của thị trường, các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của TISCO đã có những bứt phá rõ rệt. Bước sang năm 2011 và 2012, trước những ảnh hưởng tiêu cực từ các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế, trong khi nhiều doanh nghiệp trong ngành thép phá sản, TISCO vẫn đạt kết quả kinh doanh cuối năm tương đối khả quan. Do các yếu tố bất lợi từ thị trường như giá cả nguyên nhiên vật liệu biến động mạnh, chi phí tài chính lớn, sự giảm giá của đồng nội tệ… các tỷ suất lợi nhuận có giảm so với năm 2010.

* Phân tích doanh thu

Về tốc độ tăng trưởng, nhìn chung, chỉ tiêu doanh thu của TISCO tăng trưởng khá tốt qua các năm kể từ sau cổ phần hóa vào năm 2009. Doanh thu bán hàng năm 2011 đạt 9.683.353 triệu đồng, tăng 16,27% so với tổng doanh thu cả năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

(8.328.346 triệu đồng). Tuy nhiên, năm 2012, TISCO đạt doanh thu 7.940.548 triệu đồng, giảm 18,0% so với 2011. Mức tăng trưởng doanh thu bình quân qua 3 năm (2010 – 2012) của TISCO đạt âm 0,87%/năm.

Về cơ cấu doanh thu theo địa bàn tiêu thụ, thị trường miền Bắc vẫn là phân vùng thị trường chủ lực chiếm đến 95% doanh số tiêu thụ sản phẩm của TISCO. Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm chính được chia thành các nguồn thu từ việc bán thép vằn, thép hình, thép tròn và gang. Trong cơ cấu doanh thu của TISCO, nhóm sản phẩm chủ lực chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất qua các năm là thép vằn các loại. Tỷ trọng nhóm sản phẩm này liên tiếp tăng trưởng qua các năm. Nếu như trước cổ phần hóa, nhóm sản phẩm thép vằn chỉ chiếm khoảng 70% doanh thu thì năm 2011, nhóm sản phẩm này đã mang lại tới 85,4% tổng doanh thu của TISCO.

Đứng thứ hai về tỷ trọng đóng góp vào doanh thu là thép tròn, trung bình khoảng 14% doanh thu hàng năm. Tỷ trọng mặt hàng này đang dần bị thu hẹp trước chính sách của TISCO là tập trung vào mặt hàng thép vằn nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các sản phẩm còn lại là thép hình, gang và các sản phẩm khác như cốc luyện kim (than cốc), phôi, nhựa đường…chiếm tỷ trọng khiêm tốn trên tổng doanh thu và đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy TISCO đang có xu hướng tập trung vào phát huy thế mạnh các sản phẩm chủ lực để đem lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty.

*Phân tích chi phí

Tổng hợp các chi phí sản xuất và kinh doanh của TISCO theo yếu tố trong giai đoạn 2010 – 2012 thể hiện rõ đặc thù ngành công nghiệp luyện kim là chi phí nguyên vật liệu góp tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất (trung bình chiếm tới 71,4% tỷ trọng chi phí sản xuất tính bình quân giai đoạn 2010-2012). Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chính của TISCO có xu hướng giảm qua các năm, đặc biệt năm 2011, chi phí nguyên liệu của TISCO giảm từ 72% xuống còn 66%.

Việc tiết kiệm các chi phí này là một trong những nhân tố chủ lực góp phần giúp TISCO kiểm soát tốt tốc độ tăng giá vốn qua các kỳ. Điều này cũng phản ánh thế mạnh của TISCO so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhờ vào chu trình luyện kim khép kín với việc chủ động đến 60% phôi thép sản xuất để cung cấp cho dây chuyền cán thép, giúp TISCO giảm giá thành đơn vị sản phẩm đáng kể so với việc nhập mua phôi từ các nguồn bên ngoài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.12. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012

Nguồn: [5], [6], [8], [9] và tính toán của tác giả

Chỉ tiêu 2010 (Triệu đồng) 2011 (Triệu đồng) 2012 (Triệu đồng) Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.328.346 9.683.353 7.940.548 1.355.007 16,27 (1.742.805) (18,00) Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.328.346 9.683.353 7.940.548 1.355.007 16,27 (1.742.805) (18,00)

Giá vốn hàng bán 7.367.023 8.615.334 7.208.835 1.248.311 16,94 (1.406.499) (16,33)

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 961.323 1.068.019 731.714 106.696 11,10 (336.305) (31,49)

Doanh thu hoạt động tài chính 11.602 44.044 32.573 32.442 279,62 (11.471) (26,04)

Chi phí tài chính 309.786 542.178 418.430 232.392 75,02 (123.748) (22,82)

Trong đó: Chi phí lãi vay 248.981 461.578 396.074 212.597 85,39 (65.504) (14,19)

Chi phí bán hàng 86.116 83.748 66.800 (2.368) (2,75) (16.948) (20,24)

Chi phí quản lý doanh nghiệp 304.421 333.434 281.051 29.013 9,53 (52.383) (15,71)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 272.602 152.702 -1.994 (119.900) (43,98) (154.696) (101,31)

Thu nhập khác 22.547 25.106 16.185 2.559 11,35 (8.921) (35,53)

Chi phí khác 13.634 6.579 6.984 (7.055) (51,75) 405 6,16

Lợi nhuận khác 8.913 18.528 9.201 9.615 107,88 (9.327) (50,34)

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 281.515 171.230 3.235 (110.285) (39,18) (167.995) (98,11) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 70.202 44.511 2.350 (25.691) (36,60) (42.161) (94,72)

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 211.314 126.719 885 (84.595) (40,03) (125.834) (99,30)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Hiện nay, trong khi giá phôi nhập mua dao động ở mức 14 triệu đồng/tấn thì việc tự chủ phôi thép sản xuất đã đưa chi phí giá thành phôi tự sản xuất của TISCO xuống mức dưới 12 triệu đồng/tấn, giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí nguyên vật liệu cho TISCO. Đặc biệt, khi Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 đi vào vận hành, chi phí giá thành sản xuất phôi thép dự kiến chỉ còn 11.7 triệu đồng/tấn phôi. Đứng thứ hai về tỷ trọng chi phí là nhóm chi phí liên quan đến nhiên liệu và động lực chiếm bình quân khoảng 12,7% và có xu hướng tăng dần qua các năm do giá một số nhiên liệu đầu vào chính như điện, dầu, khí than… có xu hướng tăng mạnh trong các năm gần đây. Các chi phí khác như nhân công, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài… có xu hướng tương đối ổn định qua các năm.

Giá thành sản xuất

Về tốc độ tăng trưởng, so với mức tăng trưởng doanh thu, giá vốn hàng bán tăng cao hơn, đạt mức bình quân khoảng 0,31%/năm. Mức tăng giá vốn hàng bán cao cho thấy TISCO đã kiểm soát chưa tốt các chí phí yếu tố cấu thành giá vốn. Do tốc độ tăng trưởng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng giá vốn nên tỷ suất lợi nhuận gộp của TISCO giảm từ mức trung bình 11,03% (năm 2010) xuống mức 9,21% (năm 2012). Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh khá rõ sự khó khăn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của TISCO kể từ sau cổ phần hóa năm 2009. Đặc biệt, chiếm tỷ trọng lớn với vai trò quan trọng trong cơ cấu giá thành là chi phí sản xuất và/hoặc nhập phôi thép (khoảng 95%). Đây là nguyên liệu rất quan trọng đối với chu trình cán thép. Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, với việc đưa vào vận hành dây chuyền luyện phôi 500.000 tấn là nhằm chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu các mặt hàng này.

Các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính

Có thể thấy tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của TISCO duy trì ở mức tương đối ổn định qua các kỳ. Tỷ trọng chi phí quản lý có xu hướng tăng nhẹ do các chi phí dự phòng và một số chi phí bằng tiền khác phát sinh tăng trong những năm gần đây. Chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng dần qua các năm, chiếm tỷ trọng 5,27% tổng chi phí năm 2012. Trong cơ cấu tài chính, chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng lớn nhất (86,72% tổng chi phí tài chính bình quân qua các kỳ) và là nguyên nhân chính làm cho chi phí tài chính của TISCO tăng nhanh qua các năm. Điều này phản ánh thực trạng của TISCO là đang trong giai đoạn đầu tư tăng cường tài sản cố định, nâng cao năng lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

sản xuất, đồng thời phản ánh đúng bản chất của một doanh nghiệp trong ngành luyện kim là cần nhiều nguồn lực để phát triển sản xuất.

Bảng 3.13. Tỷ trọng các loại chi phí hoạt động trên tổng doanh thu

STT Khoản mục 2010 2011 2012 Giá trị (Trđ) Tỷ lệ % Giá trị (Trđ) Tỷ lệ % Giá trị (Trđ) Tỷ lệ % 01 Chi phí bán hàng 86.116 1,03 83.748 0,86 66.800 0,84 02 Chi phí QLDN 304.421 3,66 333.435 3,44 281.051 3,54 03 Chi phí tài chính 309.786 3,72 542.178 5,60 418.430 5,27 04 Doanh thu thuần 8.328.346 100,00 9.683.353 100,00 7.940.548 100,00

Nguồn: [5], [6], [8], [9] và tính toán của tác giả

Năm 2011, trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung, mặt bằng lãi suất bị tăng lên nhiều so với các năm trước, chi phí lãi vay của TISCO tăng thêm tới 85,13% dẫn đến chi phí tài chính của TISCO tăng 75,02% so với năm 2010. Đặc biệt, năm 2012 chi phí lãi vay giảm 14,19% so với năm 2011, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí tài chính (94,66%). Bên cạnh chi phí lãi vay, khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí tài chính hàng năm của TISCO là lỗ chênh lệch tỷ giá, chiết khấu thanh toán và lãi mua hàng trả chậm.

Bảng 3.14. Cơ cấu chi phí tài chính

STT Khoản mục 2010 2011 2012 Giá trị (Trđ) Tỷ lệ % Giá trị (Trđ) Tỷ lệ % Giá trị (Trđ) Tỷ lệ % 01 Lãi tiền vay 248.981 80,37 461.578 85,13 396.074 94,66

02 Chiết khấu thanh toán,

lãi mua hàng trả chậm - - 1.094 0,20 20.431 4,88

04 Lỗ chênh lệch tỷ giá 40.974 13,23 79.297 14,63 1.593 0,38 05 Dự phòng các khoản đầu tư 19.830 6,40 208 0,04 331 0,08

06 Chi phí tài chính khác 1 0,00 1 0,00 1 0,00

Tổng cộng 309.786 100,00 542.178 100,00 418.430 100,00

Nguồn: [5], [6], [8], [9] và tính toán của tác giả

* Phân tích lợi nhuận

Là doanh nghiệp đầu đàn của ngành thép Việt Nam trong những năm đổi mới đất nước, TISCO đã không ngừng tăng trưởng, đạt những thành công nhất định trong hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

động kinh doanh của mình. Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi nhờ việc tiếp tục các chính sách kích thích kinh tế của các Chính phủ, các nền kinh tế lớn trên thế giới tăng trưởng khá, nhu cầu sử dụng thép và nguyên liệu thép trên thế giới tăng mạnh. Sang năm 2011, trước những ảnh hưởng tiêu cực từ các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế, trong khi nhiều doanh nghiệp trong ngành thép phá sản, TISCO vẫn đạt kết quả kinh doanh cuối năm tương đối khả quan. Tuy nhiên, do các yếu tố bất lợi từ thị trường như giá cả nguyên nhiên vật liệu biến động mạnh, chi phí tài chính lớn, sự giảm giá của đồng nội tệ…, các tỷ suất lợi nhuận có giảm so với năm 2010.

Biểu đồ 3.5. Quy mô lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế

Nguồn: [5], [6], [8], [9] và tổng hợp của tác giả

Năm 2010 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của TISCO đạt 272.602 triệu đồng và 211.314 triệu đồng, năm 2011 tương ứng là 152.702 triệu đồng (giảm 43,98% so với năm 2010) và 126.719 triệu đồng (giảm 40,03% so với năm 2010). Năm 2011, một số chỉ tiêu như tiêu thụ, lợi nhuận, cổ tức không đạt theo kế hoạch TISCO đề ra do chi phí tài chính tăng 232.392 triệu đồng, tương ứng 75,02% so với năm 2010, đặc biệt từ tháng 02/2011, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường bất động sản, các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất thép, cạnh tranh rất quyết liệt, nhu cầu thép xây dựng sụt giảm dẫn đến tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Năm 2012, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới khó khăn , giá cả hàng hóa không ổn định. Ở trong nước, mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện phát triển kinh tế xã hội và Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất tín dụng ở mức cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, hàng tồn kho lớn, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao trong khi giá bán sản phẩm liên tục giảm đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, các công trình đầu tư công vẫn tiếp tục đình hoãn, giãn tiến độ; thị trường bất động sản trầm lắng; nhu cầu thép xây dựng sụt giảm, cạnh tranh gay gắt do cung lớn hơn cầu nhất là cạnh tranh với thép nhập ngoại. Trong bối cảnh đó, TISCO đang tập trung triển khai dự án giai đoạn 2, các hạng mục của dự án đều chậm tiến độ, chi phí tài chính tăng cao. Ngoài ra, TISCO phải khắc phục sự cố trượt lở bãi thải số 3 của Mỏ than Phấn Mễ, xử lý sụt lún tại Mỏ sắt Trại Cau, Mỏ sắt Ngườm Cháng Cao Bằng phải dừng sản xuất theo ý kiến của UBND tỉnh Cao Bằng càng làm cho tình hình tài chính khó khăn hơn. Điều này dẫn đến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của TISCO giảm tương ứng 31,49%; 101,31% và 99,3% so với năm 2011.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)