Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (Trang 82 - 148)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2.1. Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

* Tình hình thanh toán

Để góp phần nâng cao năng lực tài chính, cũng như năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp cần theo dõi tình hình công nợ và khả năng thanh toán, qua đó đánh giá mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể phát sinh nhiều khoản nợ phải thu và nợ phải trả, đó là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu để tình trạng nợ nần kéo dài, tỷ lệ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp lớn sẽ dẫn đến hậu quả mất dần khả năng thanh toán. Nghiên cứu tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả, qua đó thấy được mức độ chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn của TISCO trên cơ sở so sánh các khoản nợ phải thu, các khoản nợ phải trả thông qua số tuyệt đối và tương đối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.15. Tình hình thực hiện các khoản phải thu

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Trđ) Tỷ lệ (%) Giá trị (Trđ) Tỷ lệ (%)

1 Các khoản phải thu ngắn hạn 1.164.575 100,00 1.614.588 100,00 733.035 100,00 450.013 38,64 (881.553) (54,60)

1.1 Phải thu của khách hàng 893.515 76,72 1.505.889 93,27 647.786 88,37 612.374 68,54 (858.103) (56,98) 1.2 Trả trước cho người bán 271.689 23,33 148.416 9,19 126.681 17,28 (123.273) (45,37) (21.735) (14,64)

1.3 Các khoản phải thu khác 5.745 0,49 13.808 0,86 13.939 1,90 8.063 140,35 131 0,95

1.4 Dự phòng phải thu ngắn hạn

khó đòi (6.374) (0,55) (53.525) (3,32) (55.371) (7,55) 47.151 739,74 1.846 3,45

2 Các khoản phải thu dài hạn 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

Tổng cộng 1.164.575 100,00 1.614.588 100,00 733.035 100,00 450.013 38,64 (881.553) (54,60)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.16. Tình hình thực hiện các khoản phải trả

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ lệ (%) Giá trị (trđ) Tỷ lệ (%) 1 Nợ ngắn hạn 2.516.824 65,21 4.088.662 57,40 3.827.815 51,76 1.571.838 62,45 (260.847) (6,38) 1.1 Vay và nợ ngắn hạn 2.063.765 53,47 3.182.523 44,68 2.865.895 38,75 1.118.758 54,21 (316.628) (9,95) 1.2 Phải trả người bán 167.398 4,34 648.464 9,10 568.117 7,68 481.066 287,38 (80.347) (12,39)

1.3 Người mua trả tiền trước 3.264 0,08 4.453 0,06 72.589 0,98 1.189 36,43 68.136 1530,11

1.4 Thuế và các khoản phải nộp NN 100.500 2,60 19.581 0,27 15.240 0,21 (80.919) (80,52) (4.341) (22,17)

1.5 Phải trả người lao động 99.799 2,59 103.818 1,46 66.153 0,89 4.019 4,03 (37.665) (36,28)

1.6 Chi phí phải trả 14.477 0,38 36.617 0,51 59.228 0,80 22.140 152,93 22.611 61,75

1.7 Các khoản phải trả, phải nộp khác 40.873 1,06 52.096 0,73 120.769 1,63 11.223 27,46 68.673 131,82

1.8 Quỹ khen thưởng phúc lợi 26.748 0,69 41.110 0,58 59.824 0,81 14.362 53,69 18.714 45,52

2 Nợ dài hạn 1.342.657 34,79 3.034.434 42,60 3.567.631 48,24 1.691.777 126,00 533.197 17,57

2.1 Phải trả dài hạn khác 551 0,01 570 0,01 428 0,01 19 3,45 (142) (24,91)

2.2 Vay và nợ dài hạn 1.340.407 34,73 3.033.300 42,58 3.567.189 48,23 1.692.893 126,30 533.889 17,60

2.3 Dự phòng trợ cấp mất việc làm - - 549 0,01 - - - - - -

2.4 Doanh thu chưa thực hiện 1.699 0,04 14 0,00 14 0,00 (1.685) (99,18) 0 0,00

Tổng nợ phải trả 3.859.481 100,00 7.123.096 100,00 7.395.446 100,00 3.263.615 84,56 272.350 3,82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Kết quả nghiên cứu tình hình thực hiện các khoản nợ phải thu của TISCO cho thấy khi quy mô sản xuất và tiêu thụ tăng lên thì các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng lên. Năm 2011 các khoản phải thu ngắn hạn là 1.614.588 triệu đồng, tăng 450.013 triệu đồng, tỷ lệ tăng 38,64% so với năm 2010. Trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng (chiếm tỷ trọng 93,27%) tăng 612.374 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 68,54%), các khoản phải thu khác (chiếm tỷ trọng 0,49%) tăng 8.063 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 140,35%). Bước sang năm 2012 khi quy mô sản xuất và tiêu thụ của TISCO giảm, các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm tương ứng với tỷ lệ giảm là 54,60%. Ngoài ra để dự phòng rủi ro tín dụng có thể gặp phải trong việc thu hồi công nợ nên TISCO đã trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi tăng thêm 1.846 triệu đồng so với năm 2011. Hầu hết các khoản phải thu đều cho thấy TISCO đang bị chiếm dụng vốn trong ngắn hạn. Điều này cũng phù hợp với sự biến động doanh thu tiêu thụ của TISCO trong giai đoạn 2010-2012.

Kết quả nghiên cứu về tình hình các khoản nợ phải trả phản ánh tình hình vốn chiếm dụng của TISCO. Nợ phải trả năm 2011 là 7.123.096 triệu đồng, tăng 84,56% so với năm 2010, trong đó nợ ngắn hạn tăng 1.571.838 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 62,45%), nợ dài hạn tăng 1.691.777 triệu đồng (tỷ lệ tăng 126%). Sang năm 2012, nợ phải trả đã tăng lên 272.350 triệu đồng (tỷ lệ tăng 3,82%), trong đó nợ ngắn hạn giảm xuống 260.847 triệu đồng (tỷ lệ giảm 6,38%), các khoản nợ dài hạn lại tăng lên 533.197 triệu đồng (tỷ lệ tăng 17,57%). Trong năm 2012, các khoản nợ dài hạn gia tăng chủ yếu là do sự tăng lên của vay và nợ dài hạn với số tiền tăng lên là 533.889 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 17,60%). Nguyên nhân được xác định là do TISCO gia tăng các khoản nợ vay các TCTD để đáp ứng như cầu vốn đầu tư cho dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 và các dự án khác. Tổng số vốn mà TISCO đi chiếm dụng năm 2012 là 962.362 triệu đồng, tăng 55.638 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 6,14%) so với năm 2011.

Để đánh giá khái quát tình hình chiếm dụng vốn của TISCO, cần tính toán tỷ số giữa các khoản vốn bị chiếm dụng (các khoản phải thu) và vốn chiếm dụng (các khoản phải trả). Điều này phản ánh sự tương quan giữa các khoản chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa TISCO và các đối tác kinh tế. Năm 2010 và 2011, tỷ lệ vốn bị chiếm dụng so với vốn chiếm dụng đều lớn hơn 100%, chứng tỏ nguồn vốn của TISCO đã bị chiếm dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Tuy nhiên tỷ lệ vốn bị chiếm dụng so với vốn chiếm dụng lại có xu hướng giảm, năm 2010 là 255,78%, năm 2012 là 76,17%. Như vậy, chỉ có năm 2012, TISCO có chiếm dụng vốn của các đối tác kinh tế. Chỉ tiêu này quá cao và thấp quá đều không tốt, ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy số vốn đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh và đều có thể ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 3.17. Tình hình vốn bị chiếm dụng so với vốn chiếm dụng

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012

01 Vốn bị chiếm dụng (Triệu đồng) 1.164.575 1.614.588 733.035

02 Vốn chiếm dụng (Triệu đồng) 455.309 906.724 962.362

03 Tỷ lệ vốn bị chiếm dụng so với vốn chiếm

dụng (%) 255,78 178,07 76,17

Nguồn: [5], [6], [8], [9] và tính toán của tác giả

* Khả năng thanh toán

Năng lực duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng để đưa ra các quyết định tài chính. Nếu khả năng thanh toán không đáp ứng thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán công nợ và có thể lâm vào tình trạng phá sản mặc dù có thể doanh nghiệp vẫn kinh doanh có lãi. Khi đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ, có thể sử dụng các chỉ tiêu như hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán lãi vay.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thanh toán của TISCO trong giai đoạn 2010 – 2012 có xu hướng giảm. Ngoại trừ hệ số thanh toán tổng quát và hệ số thanh toán lãi vay, các chỉ tiêu còn lại là hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh đều nhỏ hơn 1,0 lần. Điều đó cho thấy khả năng thanh toán của TISCO không cao.

Hệ số thanh toán tổng quát trong giai đoạn 2010 – 2012 đều lớn hơn 1,0 lần, chứng tỏ khả năng thanh toán của TISCO luôn lớn hơn nhu cầu thanh toán, nói cách khác TISCO có đủ và thừa khả năng thanh toán. Mặc dù luôn lớn hơn 1,0 lần nhưng giá trị chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm (năm 2010 là 1,53 lần, năm 2011 là 1,30 lần, năm 2012 là 1,27 lần). Khả năng thanh toán tổng quát suy giảm xuất phát từ nguyên nhân TISCO đang gia tăng nguồn vốn vay nợ từ các TCTD để tài trợ cho các dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 và các dự án nhỏ lẻ khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.18. Phân tích khả năng thanh toán giai đoạn 2010 – 2012

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng (giảm) 2011/2010 Tăng (giảm) 2012/2011 1 Tổng tài sản (trđ) 5.913.202 9.256.973 9.402.787 3.343.771 145.814 2 Tài sản ngắn hạn (trđ) 2.619.703 3.617.032 2.885.262 997.329 (731.770) 3 Hàng tồn kho (trđ) 1.225.501 1.669.354 1.756.469 443.853 87.115 4 Nợ phải trả (trđ) 3.859.481 7.123.095 7.395.446 3.263.614 272.351 5 Nợ ngắn hạn (trđ) 2.516.824 4.088.662 3.827.815 1.571.838 (260.847)

6 Chi phí lãi vay (trđ) 248.981 461.578 396.074 212.597 (65.504)

7 Lợi nhuận trước thuế (trđ) 281.515 171.230 3.235 (110.285) (167.995)

8 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế - EBIT = 6 + 7 (trđ) 530.496 632.808 399.309 102.312 (233.499)

9 Hệ số thanh toán tổng quát = 1/4 (lần) 1,53 1,30 1,27 (0,23) (0,03)

10 Hệ số thanh toán ngắn hạn = 2/5 (lần) 1,04 0,88 0,75 (0,16) (0,13)

11 Hệ số thanh toán nhanh = (2-3)/5 (lần) 0,55 0,48 0,29 (0,08) (0,18)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Biểu đồ 3.6. Khả năng thanh toán giai đoạn 2010-2012

Nguồn: [5], [6], [8], [9] và tính toán của tác giả

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn năm 2010, 2011 và 2012 tương ứng là 1,04 lần; 0,88 lần và 0,75 lần chứng tỏ tài sản ngắn hạn của TISCO không đủ để bù đắp, chi trả cho khoản nợ ngắn hạn. Đặc biệt, năm 2011 và 2012 toàn bộ tài sản ngắn hạn của TISCO không đủ trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn (trong khi một doanh nghiệp tiên tiến trong ngành là CTCP thép Pomina, mã CK POM đạt 1,15 lần).

Hệ số thanh toán nhanh của TISCO năm 2010 là 0,55 lần, năm 2011 là 0,48 lần, năm 2012 là 0,29 lần, giảm 0,18 lần so với năm 2011. Mức này vẫn nằm trong phạm vi từ 0,3 – 0,5 lần. Tuy nhiên, điều đó đã báo hiệu sự khó khăn về công tác thanh toán nợ ngắn hạn của TISCO.

Hệ số thanh toán lãi vay của TISCO trong giai đoạn 2010-2012 đều lớn hơn 1,0 lần (năm 2010 là 2,13 lần, năm 2011 là 1,37 lần và năm 2012 là 1,01 lần). Điều này chứng tỏ số tiền vay nợ vẫn được sử dụng tốt cho hoạt động kinh doanh, TISCO vẫn đảm bảo khả năng thanh toán tiền lãi vay đúng hạn. Tuy nhiên, xu hướng giảm của hệ số này cũng cho thấy TISCO cần xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý để hạn chế nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính trong thời gian tới.

3.2.2.2. Cấu trúcnguồn vốn và tài sản

Hệ số cấu trúc nguồn vốn là chỉ tiêu tài chính hết sức quan trọng đối với nhà quản trị, chủ nợ cũng như các nhà đầu tư. Cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp được đo lường thông qua các chỉ tiêu như tỷ suất nợ, tỷ suất vốn chủ sở hữu (tỷ suất tự tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

trợ), tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu. Qua đó cho thấy tính độc lập về mặt tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu cấu trúc nguồn vốn của TISCO trong giai đoạn 2008 - 2012 cho thấy xu hướng giảm tỷ suất tự tài trợ (năm 2010 là 34,73%, năm 2011 là 21,37% và năm 2012 là 19,70 lần) và gia tăng tỷ suất nợ (năm 2010 là 65,27%, năm 2011 là 76,95% và năm 2012 là 78,65%). Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ một trăm đồng tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì tương ứng có mấy đồng tài trợ bằng nợ phải trả. Năm 2012, tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu là 399,18% tức là nợ phải trả gấp gần 4 lần số vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ trong thời gian vừa qua đa phần tài sản của TISCO được tài trợ từ nguồn vốn bên ngoài.

Biểu đồ 3.7. Cấu trúc nguồn vốn giai đoạn 2010-2012

Nguồn: [5], [6], [8], [9] và tính toán của tác giả

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cấu trúc nguồn vốn của TISCO qua các năm đều lớn hơn 70%, tỷ suất tự tài trợ đều nhỏ hơn 30%. Nhìn chung, cấu trúc nguồn vốn của TISCO đang xoay quanh tỷ lệ nợ : vốn chủ sở hữu là 7:3. So với các doanh nghiệp trong ngành thép thì tỷ suất nợ của TISCO cao hơn. Điều này chứng tỏ TISCO sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao hay nói cách khác tính độc lập về phương diện tài chính không cao, an ninh tài chính thiếu bền vững. Để đánh giá chính xác tính hợp lý và mức độ an toàn của TISCO cần liên hệ với chính sách huy động vốn, chính sách đầu tư của TISCO trong những năm qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.19. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị: Triệu đồng, %

Nguồn: [5], [6], [8], [9] và tính toán của tác giả

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng (giảm) 2011/2010 Tăng (giảm) 2012/2011 1 Tài sản ngắn hạn (trđ) 2.619.703 3.617.032 2.885.262 936.595 (722.518) 2 Tài sản dài hạn (trđ) 3.293.499 5.639.941 6.517.526 1.638.874 701.311 3 Tổng tài sản (trđ) 5.913.202 9.256.973 9.402.787 2.575.469 (21.207) 4 Nợ phải trả (trđ) 3.859.481 7.123.095 7.395.446 2.645.604 87.403 5 Vốn chủ sở hữu (trđ) 2.053.721 1.978.188 1.852.661 936.595 (722.518)

6 Cơ cấu nguồn vốn

7 Tỷ suất nợ = 4/3 (%) 65,27 76,95 78,65 11,68 1,70

8 Tỷ suất tự tài trợ = 5/3 (%) 34,73 21,37 19,70 (13,36) (1,67)

9 Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu = 4/5 (%) 187,93 360,08 399,18 172,16 39,10

10 Cơ cấu tài sản

11 Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn = 1/3 (%) 44,30 39,07 30,69 (5,23) (8,39)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Ngành thép Việt Nam được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ 20, với sự ra đời mẻ gang đầu tiên vào năm 1963, nhưng phải đến năm 1975 mới có mẻ thép đầu tiên ra đời tại TISCO. Trong những năm qua, ngành thép đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu tăng cao và đang đứng trước những cơ hội, tiềm năng lớn. TISCO cũng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và đang triển khai các DAĐT nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Theo tác giả thì cơ cấu nguồn vốn của TISCO là hợp lý trong giai đoạn này. Tuy nhiên việc duy trì cơ cấu vốn chủ yếu nghiêng về các khoản nợ phải trả, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn sẽ gây áp lực thanh toán. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ TISCO phải đối mặt với rủi ro tài chính. Thực tế cho thấy tại thời điểm 31/12/2011 và 31/12/2012, TISCO đã không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Biểu đồ 3.8. Cơ cấu tài sản giai đoạn 2010-2012

Nguồn: [5], [6], [8], [9] và tính toán của tác giả

Hệ số cơ cấu tài sản phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn 2010 – 2012 tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn của TISCO cao hơn tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Đồng thời, tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm (năm 2010 là 44,3%, năm 2012 là 30,06%), ngược lại tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn lại có xu hướng tăng (năm 2010 là 55,7%, năm 2012 là 69,31%). Năm 2012, tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn là 30,06%, giảm 9,01% so với năm 2011. Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn năm 2012 là 69,31%, tăng 8,38% so với năm 2011.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Cơ cấu tài sản hiện đang duy trì là phù hợp với cơ cấu ngành nghề kinh doanh và chiến lược phát triển và sản xuất của TISCO được thể hiện của Nghị quyết của HĐQT năm 2012 và những năm tiếp theo là tiếp tục tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục công trình đã đầu tư để khai thác, phát huy hết công suất đã đầu tư. Đồng thời tiếp tục bám sát, theo dõi sát sao diễn biến tình hình kinh tế trong nước, quốc tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chủ động phân tích nắm bắt tình hình để có những nhận đinh, đánh giá đúng đắn, từ đó kịp thời đưa ra những

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (Trang 82 - 148)