Đối với Tổng Công ty Thép Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (Trang 124 - 148)

5. Bố cục của luận văn

4.3.1. Đối với Tổng Công ty Thép Việt Nam

Trong những năm qua, ngành thép trong nước phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Thị trường giá cả nguyên vật liệu thế giới và trong nước biến động mạnh. Giá điện, xăng dầu, giá gas và giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất thép liên tục tăng và ở mức cao. Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP đã tập trung mọi nguồn lực khắc phục khó khăn và đề ra nhiều biện pháp, giải pháp như điều chỉnh chiến lược kinh doanh, kế hoạch đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, tiết giảm giá thành, xây dựng chính sách bán hàng linh hoạt để tăng sức cạnh tranh, giữ vững thị phần…

Năm 2013 và những năm tới, nền kinh tế toàn cầu nói chung và thị trường thép thế giới nói riêng được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng khả năng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với năm 2012. Chính phủ đã ban hành những chính sách “giải cứu” nền kinh tế và doanh nghiệp năm 2013 tại các Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, trong đó nhấn mạnh đến việc tiếp tục điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ một cách chặt chẽ, thận trọng nhưng cũng linh hoạt theo diễn biến của nền kinh tế; và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 07/01/2013 đã đề ra một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu trong năm 2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Ngành công nghiệp thép Việt Nam hoàn toàn có thể kỳ vọng vào việc các chính sách hỗ trợ của Chính phủ sẽ có tác dụng và đạt hiệu quả cao đối với các DN sản xuất kinh doanh thép trong năm kế hoạch 2013; trong đó khai thông thị trường tiêu thụ thép là mục tiêu quan trọng nhất mà các doanh nghiệp ngành thép mong muốn và đang hướng tới với sự hỗ trợ tích cực từ chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Trong bối cảnh đó, Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP cần thực hiện tốt mục tiêu hoạt động là phát triển bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh, sản xuất kinh doanh hiệu quả nhằm tối đa hóa giá trị lợi ích cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

Thứ nhất, phát huy tối đa sức mạnh của hệ thống lãnh đạo cấp cao trong Tổng Công ty để hoàn thành trách nhiệm đối với cổ đông, người lao động và Nhà nước. Nâng cao hiệu quả của việc phân cấp, ủy quyền trong các công việc cụ thể cho một số vị trí, đơn vị;

Thứ hai, chủ động trong công tác dự báo về thị trường thép. Đặc biệt tập trung các nguồn thông tin có cơ sở để làm tốt công tác dự báo đối với nguồn nguyên vật liệu cần nhập khẩu; đàm phán để có giá nhập tốt nhất với số lượng đủ cho nhu cầu sản xuất; xây dựng chiến lược với đối tác để tạo cơ hội về giá hợp lý cho sản xuất;

Thứ ba, quản lý hiệu quả chi phí hoạt động bằng cách tiết kiệm chi phí sản xuất và tiết kiệm chi phí phân phối;

Thứ tư, duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát tốt chất lượng phôi thép trước khi sản xuất, quyết tâm giảm thiểu sản phẩm lỗi, hỏng. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thép Tổng Công ty có thế mạnh;

Thứ năm, xây dựng và ban hành các Quy chế hoạt động của HĐQT, Quy chế tài chính, Quy chế quản trị nội bộ, Quy chế công bố thông tin, Quy chế quản lý cán bộ, Quy chế quản lý vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác của Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP cho phù hợp với các quy định mới của Chính phủ, Bộ, ngành có liên quan và phù hợp với Điều lệ Tổng Công ty.

4.3.2. Đối với hệ thống ngân hàng thƣơng mại

Nguồn thu về lãi suất cho vay là nguồn thu nhập “nuôi sống” hoạt động của NH và theo lý thuyết, NH nào cũng muốn cho vay lãi suất cao. Tuy nhiên, xét về bản chất kinh tế thì lãi suất tiền vay có lại nguồn gốc từ lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp, do đó, các NH chỉ có thể “tồn tại” khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

và phát triển. Vì vậy, khi thực hiện chính sách lãi suất, các NH cần:

Thứ nhất, phân tích và đánh giá chính xác mức sinh lời của doanh nghiệp để từ đó xác định lãi suất cho vay hợp lý, đảm bảo đôi bên cùng có lợi;

Thứ hai, nâng cao khả năng dự báo và thực hiện tốt vai trò tư vấn về lãi suất cho vay để giúp doanh nghiệp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho chính mình và cho cả ngân hàng;

Thứ ba, thực hiện thường xuyên và kịp thời các chính sách ưu đãi, chia sẻ khó khăn về lãi suất với các doanh nghiệp gặp khó khăn trong khả năng của mình, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững và gắn bó với doanh nghiệp;

Thứ tư, phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách lãi suất ổn định, đồng nhất, để vừa đảm bảo lợi ích kinh doanh của ngân hàng vừa tránh những xáo trộn về mặt bằng lãi suất gây ảnh hưởng đến nền kinh tế;

Thứ năm, nắm bắt chặt chẽ chỉ đạo của Chính phủ, thông tin, tổ chức hướng dẫn, các chính sách mới được hoàn thiện bổ sung giúp các thành phần kinh tế có điều kiện khắc phục những khó khăn hiện tại để phát triển.

Ngoài ra, để tạo nhận thức cho khách hàng về các sản phẩm tài chính nói chung và các sản phẩm tài chính phái sinh nói riêng, các NH cần: (i) tổ chức bộ phận nhân viên tuyên truyền, giới thiệu nhằm tạo nhận thức cho khách hàng về các sản phẩm phái sinh; (ii) tổ chức hội thảo, tọa đàm, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để gia tăng sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm; (iii) phổ biến rộng rãi lợi ích của các công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro.

4.3.3. Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên

Thứ nhất, tập trung tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trên địa bàn như: các ngành sản xuất chủ lực, sản phẩm tồn kho hoặc nâng cao mức tiêu thụ hàng hóa trong các cơ sở sản xuất, giúp các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn mới sau tái cơ cấu kinh tế của các Tập đoàn kinh tế thành các Tổng Công ty Nhà nước, lồng ghép các chương trình mục tiêu, xây dựng nông thôn mới, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn. Huy động tốt các nguồn lực để phát triển hạ tầng đồng bộ, trước mắt tập trung phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng các cơ chế phối hợp thực hiện có hiệu quả trên địa bàn.

Thứ hai, thực hiện giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch tại khu công nghiệp Điềm Thụy, Yên Bình để thu hút dự án đầu tư của Tập đoàn Samsung, các dự án công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

nghiệp hỗ trợ đầu tư sản xuất và các dự án công nghệ cao có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, phát triển đột phá của tỉnh. Tạo các điều kiện thuận lợi cho phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh công nghiệp đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch, phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác; gắn đầu tư đổi mới với bảo vệ môi trường; tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp tiến hành rà soát, tổ chức lại sản xuất kinh doanh đổi mới công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

Thứ ba, thực hiện có hiệu quả của hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại; hướng các hoạt động này thiết thực cho: kêu gọi đầu tư; hỗ trợ đầu tư, duy trì và phát triển sản xuất (đặc biệt là các ngành nghề mới, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất các sản phẩm mũi nhọn có tiềm năng, lợi thế của tỉnh). Nâng cao năng lực quản lý; đào tạo và phát triển nghề trong các cơ sở công nghiệp nông thôn; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học; liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Trước những diễn biến không thuận lợi của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng nợ xấu và tồn kho. Với các giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế năm 2012 chỉ đạt 5,03%, thấp hơn mức 5,89% của năm 2011 và thậm chí còn thấp hơn cả mức 5,32% của năm 2009, năm chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Mức tăng trưởng của cả ba khu vực, nông lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây dựng đều thấp hơn mức tăng của năm 2011. Năm 2012 thực sự là một năm khó khăn với các doanh nghiệp Việt Nam thể hiện thông qua số doanh nghiệp đăng ký mới giảm cả về số lượng và tổng số vốn, trong khi số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động lại tăng lên, nhất là số doanh nghiệp giải thể. Trong năm 2012 có 54.261 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động, tăng 6,29% so với năm 2011, trong đó, giải thể 9.355 doanh nghiệp, tăng 22,9%, ngừng hoạt động là 44.906 doanh nghiệp [17; tr.15].

Là một doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh chủ yếu là sản xuất gang, thép trong những năm qua cùng với sự khó khăn của nền kinh tế nói chung và của ngành thép nói riêng, CTCP Gang thép Thái Nguyên đã từng bước vượt qua để hội nhập với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khi cổ phiếu của TISCO đã niêm yết trên TTCK và hoạt động kinh doanh của TISCO đã đạt được những thành tích nhất định, vấn đề nâng cao năng lực tài chính là cần thiết và tất yếu.

Kết quả nghiên cứu thực trạng năng lực tài chính tại TISCO giai đoạn 2010 – 2012 cho thấy hoạt động kinh doanh đã đạt được hiệu quả nhất định về doanh thu và lợi nhuận mặc dù TISCO vẫn chịu ảnh hưởng ít nhiều của khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên năng lực tài chính của TISCO vẫn tồn tại những bất cập như: khả năng thanh toán thấp, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, chi phí gia tăng, hoạt động tài chính lỗ triền miên, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn chưa cao, khả năng sinh lời suy giảm…

Do vậy, trong thời gian tới, TISCO cần phát huy kết quả đạt được, nỗ lực nghiên cứu và triển khai các giải pháp nâng cao năng lực tài chính như: nâng cao năng lực và trình độ quản trị doanh nghiệp, cải thiện năng lực thanh toán, xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản, tăng cường QLRR…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

Hoàng Thị Thu, Vũ Thị Hậu, Phạm Xuân Thủy (2013), Giải pháp quản lý rủi ro tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), Kỷ yếu “Hội thảo về Khoa học Quản trị 2013”, tổ chức ngày 21/07/2013, tại Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, 71 Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

[1] Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2011), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2010, mục tiêu, biện pháp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2011, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

[2] Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2012), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2011, mục tiêu, biện pháp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2012, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

[3] Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2013), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2012, mục tiêu, biện pháp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2013, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

[4] Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2010), Bản công bố thông tin (bản cáo bạch), thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

[5] Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2012), Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011 đã kiểm toán, Thái Nguyên.

[6] Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2012), Báo cáo thường niên năm 2011, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

[7] Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2012), Bản công bố thông tin sơ bộ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

[8] Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2013), Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012 đã kiểm toán, Thái Nguyên.

[9] Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2013), Báo cáo thường niên năm 2012, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

[10] Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (2013), Phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của ngân hàng thuộc dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

[11] Công ty cổ phần thép Pomina (2013), Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012 đã kiểm toán, Bình Dương.

[12] Lê Thị Xuân (2011), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[13] Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Luật Chứng khoán (2006)…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

[14] Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà Xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[15] Nguyễn Việt Dũng (2011), Đề tài NCKH cấp Cơ sở: Đánh giá tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại TNG, Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Thái Nguyên.

[16] Nguyễn Thị Quyên (2012), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[17] VCCI – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2013), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. [18] Xếp hạng tín nhiệm 596 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam,

Trích lục từ Báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2011, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

[19] Website của Tạp chí cộng sản: www.tapchicongsan.org.vn

TIẾNG ANH

[20] Ann-Katrin Napp (2011), Financial management in SME – the use of financial analysis for identifying analysing and monitoring internal financial risks,

Aarhus School of Business, Aarhus University, pp.1-66.

[21] Amalendu Bhunia, Somnath Mukhuti (2012), Financial risk measurement of small and medium – sized companies listed in Bombay stock exchange, Internationl Journal of advances in management and economics, pp. 1 - 8.

[22] Gang Fu, Weilan Fu and Dan Liu (2012), Empirical study on financial risk factors: Capital structure, operation ability, profitability, and solvency - evidence from listed companies in China, Journal of Business Management and Economics Vol. 3(5). pp. 0173-0178.

[23] John B.Caouette, Edward I.Altman, Paul Narayanan (1998), Managing Credit Risk, The next Great Financial Challenge, Published by John Wiley & Sons, pp.112-122.

[24] Fu Gang, Liu Dan (2012), Research on the Influence Factors of Financial Risk for Small and Medium- sized Enterprise: An Empirical Analysis from 216 Companies of Small Plates, ShenZhen Stock Exchange, China, Journal of Contemporary Research in Business, January 2012, Vol 3, No 9.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

PHỤ LỤC 1

CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN

Phường Cam Giá, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2011

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Tại ngày 31 tháng 12 năm 2011

số TÀI SẢN Thuyết minh 31/12/2011 VND 01/01/2011 VND 100 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.617.031.726.538 2.619.702.621.432 110 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 3 279.366.983.072 172.776.643.474

111 1. Tiền 277.366.983.072 172.776.643.474

112 2. Các khoản tương đương tiền 2.000.000.000 -

120 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 4 10.000.000.000 10.000.000.000

121 1. Đầu tư ngắn hạn 10.000.000.000 10.000.000.000

130 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.614.587.897.464 1.164.575.177.608

131 1. Phải thu của khách hàng 1.505.889.211.059 893.514.519.790

132 2. Trả trước cho người bán 148.415.692.758 271.689.475.715

135 5. Các khoản phải thu khác 5 13.808.425.341 5.745.246.356

139 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (53.525.431.694) (6.374.064.253)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (Trang 124 - 148)