Nâng cao năng lực và trình độ quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (Trang 114 - 115)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Nâng cao năng lực và trình độ quản trị doanh nghiệp

Bộ máy quản trị gọn nhẹ, năng động, linh hoạt trước những biến động của thị trường luôn là đòi hỏi bức thiết đối với công tác quản trị doanh nghiệp. Muốn vậy, TISCO phải chú ý ngay từ khâu tuyển dụng theo nguyên tắc tuyển người theo yêu cầu của công việc. Việc hoạt động theo mô hình CTCP sẽ tạo điều kiện cho những cá nhân có khả năng bộc lộ ưu thế sẵn có của mình, tuy nhiên bản thân TISCO phải có nhận thức rõ ràng về vấn đề này bằng các văn bản, quy chế, nội quy, tiêu chuẩn. Cơ cấu bộ máy quản trị phải thích ứng với những biến động của môi trường kinh doanh. Phải xác định rõ chức năng, quyền hạn, chế độ trách nhiệm đối với mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân trong bộ máy quản trị và phải được quy định rõ ràng trong điều lệ tổ chức hoạt động của CTCP.

Quản trị doanh nghiệp hiện nay là một vấn đề quan trọng mà các CTCP cần phải có sự đầu tư cần thiết và lâu dài. Hệ thống quản trị doanh nghiệp bao gồm một loạt các nguyên tắc xác định những mối quan hệ (quyền lợi và trách nhiệm) giữa các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

cổ đông, các nhà quản lý doanh nghiệp, các chủ nợ, chính phủ, các bên nắm giữ quyền lợi khác trong doanh nghiệp và những cơ chế trực tiếp hoặc gián tiếp để thực thi những nguyên tắc này. Những nội dung chính của quản trị doanh nghiệp bao gồm: cơ cấu sở hữu, vấn đề bảo vệ và kiểm soát các cổ đông, kiểm soát và bảo vệ các chủ nợ, thị trường chuyển nhượng quyền kiểm soát doanh nghiệp, cạnh tranh thị trường và tài chính doanh nghiệp. Do đó, TISCO cần thực hiện các cách thức sau để giải quyết vấn đề quản trị cho CTCP.

Thứ nhất, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chung về luật pháp cho những người lao động và cán bộ quản lý các cấp (tại TISCO và các đơn vị thành viên) về quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông, của cơ quan nhà nước, các cơ quan quản lý trong CTCP như đại hội cổ đông, HĐQT, ban kiểm soát, trình tự thủ tục thông qua các quyết định quan trọng nhằm làm cho cổ đông, đặc biệt cổ đông là những người lao động nhận thức được, tránh tình trạng xảy ra xung đột trong nội bộ doanh nghiệp hoặc làm cho việc làm chủ của người lao động và các cổ đông thiểu số chỉ là hình thức do họ không hiểu về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của CTCP. Từ đó đảm bảo cho hoạt động của CTCP thực sự hiệu quả sau chuyển đổi sở hữu.

Thứ hai, đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật cho các cán bộ quản lý những kiến thức cơ bản, hiện đại, thiết thực về quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường theo các giác độ: kinh tế, quản lý, tâm lý và chính sách kinh tế quản lý mới của Đảng và Nhà nước, để từ đó họ có thể vận dụng và áp dụng vào quản lý thực tế nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, tổ chức nghiên cứu phát hiện các vấn đề quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa, tổ chức tọa đàm, tập huấn về quản trị CTCP…

Thứ tư, thay đổi tập quán quản lý theo hướng chủ động đối phó với rủi ro chứ không phải thụ động giải quyết hậu quả của rủi ro. Muốn vậy, TISCO cần có giám đốc hay chuyên gia am hiểu chuyên môn phụ trách phân tích, đánh giá và đề ra các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (Trang 114 - 115)