5. Bố cục của luận văn
3.2.1.2. Tình hình nguồn vốn
Về quy mô nguồn vốn: Quy mô nguồn vốn của TISCO trong giai đoạn 2010 – 2012 đã có sự gia tăng. Năm 2010, tổng nguồn vốn là 5.913.202 triệu đồng; sang năm 2012 tổng nguồn vốn là 9.402.787 triệu đồng (tăng 145.814 triệu đồng, tương đương 1,58% so với năm 2011). Trong đó, chủ yếu là do sự gia tăng của nợ phải trả (tăng 272.350 triệu đồng, tương đương 3,82%). Điều này chứa đựng nguy cơ rủi ro tài chính khi TISCO chủ yếu tài trợ vốn đầu tư bằng nguồn vay nợ.
Về cơ cấu nguồn vốn: Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2010-2012 nguồn vốn để tài trợ cho nhu cầu vốn của TISCO chủ yếu được huy động từ bên ngoài và luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nguồn vốn, với tỷ lệ trên 70%. Trong đó, chủ yếu vẫn là nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn năm 2010 2.516.824 triệu đồng, năm 2012 là 3.827.815 triệu đồng. Đặc biệt trong năm 2011, nợ ngắn hạn đã tăng so với 2010 là 1.571.838 triệu đồng (tương đương 62,45%). Nguyên nhân do trong năm 2011, TISCO tiến hành vay ngắn hạn ngân hàng để phục vụ nhu cầu vốn lưu động và mở L/C nhập khẩu nguyên vật liệu. Tỷ trọng các khoản nợ dài hạn có xu hướng gia tăng (năm 2010 là 22,71%; năm 2012 là 37,94%). Điều này là phù hợp trong bối cảnh TISCO đang nỗ lực triển khai các DAĐT mở rộng sản xuất.
* Nợ phải trả
Nợ phải trả của TISCO tăng dần qua các năm, riêng năm 2011, nợ phải trả tăng 84,56% so với năm 2010 trong đó hai khoản mục tăng mạnh nhất là nợ vay ngắn hạn tăng 54,21% so với năm trước lên 3.182.523 triệu đồng và nợ vay dài hạn tăng 126,3% so với năm trước lên 3.033.300 triệu đồng. Phải trả người bán tăng 271% so với năm 2010 lên 648.464 triệu đồng cho thấy TISCO tận dụng lợi thế chiếm dụng vốn từ khách hàng tốt hơn năm trước. Tuy nhiên, do tỷ trọng phải trả người bán thấp (7,01% tổng nguồn vốn) nên TISCO chủ yếu dựa vào vay nợ ngắn hạn để tài trợ nhu cầu tăng tài sản lưu động năm 2011 lên thêm 36%. Kết quả nghiên cứu cho thấy TISCO hiện đang duy trì quan hệ tín dụng tại rất nhiều TCTD với tổng hạn mức lên tới 3.480.000 triệu đồng. Đây là thế mạnh của TISCO trong việc tiếp cận vốn so với nhiều doanh nghiệp khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.10. Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ lệ (%) Giá trị (trđ) Tỷ lệ (%) I NỢ PHẢI TRẢ 3.859.481 65,27 7.123.096 76,95 7.395.446 78,65 3.263.615 84,56 272.350 3,82 1 Nợ ngắn hạn 2.516.824 42,56 4.088.662 44,17 3.827.815 40,71 1.571.838 62,45 (260.847) (6,38) 1.1 Vay và nợ ngắn hạn 2.063.765 34,90 3.182.523 34,38 2.865.895 30,48 1.118.758 54,21 (316.628) (9,95) 1.2 Phải trả người bán 167.398 2,83 648.464 7,01 568.117 6,04 481.066 287,38 (80.347) (12,39)
1.3 Người mua trả tiền trước 3.264 0,06 4.453 0,05 72.589 0,77 1.189 36,43 68.136 1530,11
1.4 Thuế và các khoản phải nộp NN 100.500 1,70 19.581 0,21 15.240 0,16 (80.919) (80,52) (4.341) (22,17)
1.5 Phải trả người lao động 99.799 1,69 103.818 1,12 66.153 0,70 4.019 4,03 (37.665) (36,28)
1.6 Chi phí phải trả 14.477 0,24 36.617 0,40 59.228 0,63 22.140 152,93 22.611 61,75
1.7 Các khoản phải trả, phải nộp khác 40.873 0,69 52.096 0,56 120.769 1,28 11.223 27,46 68.673 131,82
1.8 Quỹ khen thưởng phúc lợi 26.748 0,45 41.110 0,44 59.824 0,64 14.362 53,69 18.714 45,52
2 Nợ dài hạn 1.342.657 22,71 3.034.434 32,78 3.567.631 37,94 1.691.777 126,00 533.197 17,57
2.1 Phải trả dài hạn khác 551 0,01 570 0,01 428 0,00 19 3,45 (142) (24,91)
2.2 Vay và nợ dài hạn 1.340.407 22,67 3.033.300 32,77 3.567.189 37,94 1.692.893 126,30 533.889 17,60
2.3 Dự phòng trợ cấp mất việc làm - - 549 0,01 - - - -
2.4 Doanh thu chưa thực hiện 1.699 0,03 14 0,00 14 0,00 (1.685) (99,18) 0 0,00
II VỐN CHỦ SỞ HỮU 2.053.721 34,73 1.978.188 21,37 1.852.661 19,70 (75.533) (3,68) (125.527) (6,35) 1 Vốn chủ sở hữu 2.053.651 34,729 1.978.188 21,37 1.852.661 19,70 (75.463) (3,67) (125.527) (6,35)
1.1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.840.000 31,12 1.840.000 19,88 1.840.000 19,57 0 0,00 0 0,00
1.2 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 1.421 0,02 (7.722) (0,08) (6.635) (0,07) (9.143) (643,42) 1.087 (14,08)
1.3 Quỹ đầu tư phát triển - 0,00 14.115 0,15 21.921 0,23 14.115 - 7.806 55,30
1.4 Quỹ dự phòng tài chính - 0,00 4.890 0,05 7.987 0,08 4.890 - 3.097 63,33
1.5 Lợi nhuận chưa phân phối 212.230 3,59 126.905 1,37 (10.612) (0,11) (85.325) (40,20) (137.517) (108,36)
2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 70 0,001 - - - - (70) (100,00) 0 -
III Lợi ích của cổ đông thiểu số - - 155.689 1,68 154.680 1,65 155.689 - (1.009) (0,65)
TỔNG NGUỒN VỐN 5.913.202 100,0 9.256.973 100,00 9.402.787 100,00 3.343.771 56,55 145.814 1,58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Biểu đồ 3.4. Quy mô nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 3.11. Danh sách nợ vay ngắn hạn và hạn mức tín dụng tại 31/12/2012
Đơn vị: Triệu đồng
STT Tên tổ chức tín dụng Hạn mức Dƣ nợ đến 31/12/2012
01 NHTMCP An Bình – CN Thái Nguyên 150.000 76.634
02 NHTMCP Ngoại thương Việt Nam 300.000 95.182
03 NHTMCP Hàng Hải – CN Thái Nguyên 200.000 196.848
04 NHTMCP Công thương – CN Lưu Xá Thái Nguyên 500.000 499.062 05 NHTMCP Công thương – CN Thái Nguyên 250.000 249.685 06 NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-
CN Thái Nguyên 600.000 555.887
07 NHTMCP Quốc tế Việt Nam – CN Thái Nguyên 250.000 107.233
08 NHTMCP Quân Đội – CN Thái Nguyên 500.000 464.493
09 NHTMCP Công thương – CN Hòa Lạc 50.000 47.566
10 NHTMCP Công thương – CN Hà Nội 180.000 180.000
11 NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng-CN Thái Nguyên 150.000 44.757
12 Ngân hàng TNHH INDOVINA 300.000 4.861
13 Ngân hàng Sacombank – CN Thái Nguyên 50.000 34.250
Tổng cộng 3.480.000 2.556.458
Nguồn: [5], [6], [8], [9] và tổng hợp của tác giả
Vay nợ ngắn hạn là 2.557.231 triệu đồng, trong đó gồm vay NH là 2.556.458 triệu đồng và vay cá nhân là 773 triệu đồng. Trong cơ cấu nợ vay dài hạn, nợ vay cho các dự án nhỏ lẻ khác chiếm tỷ trọng thấp (11,6% trên tổng nợ vay dài hạn). Dự án
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
giai đoạn I còn dư nợ khoảng 223.022 triệu đồng chiếm 6,6% nợ vay dài hạn. Chiếm tỷ trọng lớn nhất (81,8%) là các khoản vay tài trợ Dự án giai đoạn II với tổng dư nợ 2.761.590 triệu đồng trong đó tập trung tại hai TCTD là Chi nhánh NH Phát triển Khu vực Bắc cạn, Thái Nguyên và NHTMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội.
* Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu của TISCO được giữ ổn định qua các năm, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.840.000 triệu đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu không tăng qua các kỳ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu vốn sang phụ thuộc ngày càng nhiều vào nợ vay. Tỷ trọng vốn vay tăng dần qua các năm đưa hệ số đòn bẩy tài chính của TISCO từ xấp xỉ 2 lần lên hơn 3 lần trong năm 2011 và gần 4 lần trong năm 2012. Như vậy có thể nhận thấy, TISCO đang cố găng duy trì cơ cấu nguồn vốn của mình quanh tỷ lệ nợ là 70% và vốn chủ sở hữu là 30%. Tài sản của TISCO chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn vay. Mặc dù trong năm vừa qua TISCO vẫn kinh doanh có hiệu quả nhưng nợ phải trả lớn thì sẽ không chủ động về mặt tài chính, mức độ tự chủ về tài chính không cao.