Tính đa dạng của cây gỗ trong một số quần xã thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 69 - 72)

3.5.2.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở địa hình thấp

Trong phân quần hệ phụ này có các quần xã phân bố chủ yếu ở chân và sườn núi dưới 700m như hai quần xã Quần xã Sâng + Dẻ + Lọ nồiQuần xã Sâng+Gội+Kháo+Cà lồ+Vàng anh (chi tiết thuộc phụ biểu 2). Việc xác định các quần xã dựa vào giá trị I % (độ quan trọng của loài). Trong cả 2 quần xã đều có loài Sâng và đều có I% là cao nhất, tiếp tới là các giá trị của các loài khác. Các loài cây gỗ ở đây thường có bộ rễ khoẻ, vỏ bóng, lá rộng, các loài có mức độ tái sinh cao, đây là quần xã có tầng tán phát triển, số lượng cá thể

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiều, độ che phủ lên tới 60%. Như trên đã thống kê ở quần hệ này cây gỗ gồm 3 tầng, được thể hiện cụ thể qua 2 ôtc như sau:

Tầng ưu thế sinh thái (A1) tương đối liên tục chủ yếu là đại diện thuộc về các họ như Kháo, Gội, Sâng với chiều cao đạt từ 17 - 35 m, đường kính ngang ngực đạt khoảng 15 – 70 cm, độ che phủ của các cá thể này lên tới 40% khu vực nghiên cứu.

- Tầng dưới tán là các cá thể chủ yếu thuộc về các chi Gội,Vàng anh,Trai….. Các cá thể này có chiều cao trung bình 7 - 15 m, đường kính ngang ngực trung bình 10 – 20 cm.

3.5.2.2. Rừng kín thường xanh cây lá rộng ở núi thấp

Dựa vào kết quả ta thấy tương ứng với 2 ô là 2 quần xã chỉ thị là

Chẹo+Giổi+Dẻ và Muồng+Dâu gia xoan+Giổi+Kháo ( phụ biểu 3). Ở quần hệ này các loài cây chỉ thị đa phần là những cây gỗ nhỏ chiều cao trung bình của cây gỗ là 17,41m và 20,94m, số lượng phân bố các cây gỗ tại 2 ô không đều 1 ô = 45 loài và 1 ô – 61 loài, điều này chứng tỏ có thể do sự thích ứng của cây gỗ ở các dạng địa hình khác nhau.

Theo mô tả về quần hệ tại đây -

-

(Annonaceae), Re (Lauraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Chè (Theaceae), Cà phê (Rubiaceae)…

3.5.2.3. Rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên núi đá vôi

Thông qua các kết quả tính toán (phụ biểu 4) được ta thấy ở trạng thái rừng này các quần xã chỉ thị vẫn là các cây tiên phong ưa sáng. Số lượng cây tại 2 ôtc vẫn còn ít và rất hạn chế về số lượng , các chỉ số đa dạng cũng có mức chênh lệch nhau đáng kể được thể hiện cụ thể qua 2 bảng trên.

Theo hiện trạng thống kê các kiểu thảm thực vật ta thấy tại 2 ô các loài cây gỗ có cấu trúc khác nhau tại ô1 có cấu trúc gồm 3 tầng cây gỗ, trong đó

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có tầng A1 (tầng nhô) cao 25-30m, có cây cao 33m; thành phần chủ yếu là Sâng (Pometia pinnata), Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Táu muối (Vatica diospyroides, V. subglabra), Chò chỉ (Parashorea chinensis (Aglaia spectabilis)… Tầng

(Aglaia spectabilis Caryodaphnopsis tonkinensis , (Saraca dives),

Kháo (Beischmiedia sp.), Re (Cinnamomum (Archidendron

sp.)… Tầng A3 (tầng dưới tán) cao 8-15m, thường gặp các loài Bứa (Garcinia oblongifolia ), Tai chua (Garcinia cova), Trâm vối (Syzygium cuminii), Vàng anh (Saraca dives), Bời lời (Litsea sp.), Máu chó (Knema sp.)...

Khác với ở chân núi (ô1), trên sườn núi rừng thường có 2 tầng cây gỗ (ô4), trong đó tầng trên (tầng tán rừng) cao 20m với thành phần chính là Đinh (Markhamia stipulata ), Sâng (Pometia pinnata)… Tầng dưới tán cao 8-10m gồm Trai (Garcinia fagraeoides), Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Vàng anh (Saraca dives), Trâm vối (Syzygium cuminii......

3.5.2.4. Rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt

Theo như trên cho biết kiểu này gặp ở tất cả các tuyến điều tra, phân bố ở khu vực gần các khu dân cư hay đường đi lại thuận lợi. Nhưng do thời gian có hạn tôi chỉ tiến hành lập 3 ôtc ở 3 vị trí khác nhau (chân, sườn, đỉnh) trên mỗi kiểu thảm thực vật, mỗi ô tôi đã đưa ra một quần xã chỉ thị (phụ biểu 5).

Từ các kết quả như trên nhận thấy rằng cây gỗ đang dần được phục hồi nhanh chóng tại đây, và có rất nhiều loài cây gỗ mà tại trạng thái rừng nguyên sinh theo kết quả thống kê là chưa thấy xuất hiện.

Số lượng loài giữa các ô có sự chênh lệch cao có thể do khu vực phân bố khác nhau. Sau đây tôi sẽ phân tích sau về cấu trúc quần xã như sau:

Tầng A1 (tầng nhô) đã bị phá huỷ hiện các loài cây đang tái sinh lại chưa tạo thành tầng tán cho tầng này.

Tầng A2 (tầng tán rừng) gồm những cây cao 7 - 20m, đường kính 10 - 20cm. Thành phần gồm: Chẹo (Helicia cochinchinensis Lour), Muồng (Peltophorum sp), Dẻ gai (Castanopsis indica, Re (Cinnamomum bejolghota, Cinnamomum iners), Trâm (Syzygium), Vàng anh (Saraca dives)...

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tầng A3 (tầng dưới tán) gồm những cây gỗ có chiều cao 10 – 15m, đường kính 25 - 30cm. trong tầng này thường gặp Máu chó (Knema pierei, Mạy tèo (Streblus macrophyllu), các loài thuộc chi Elaeocarpus, Ormosia,

Syzygium, Archidendron, Litsea...

3.5.2.5. Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo như bảng kết quả thống kê (phụ biểu 6) cho 3 ô tại trạng thái này ta thấy giá trị quan trọng của loài (I%) được sắp xếp giảm dần từ trên xuống. Các giá trị (I%) càng lớn thì loài đó được xếp vào quần xã chỉ thị cho ô đó nói riêng và cả trạng thái đó nói chung. Và ở trạng thái này cũng thống kê được 3 quần xã chỉ thị khác nhau, cùng một trạng thái có 3 quần xã chỉ thị chứng tỏ sinh trưởng và phát triển của các loài cây gỗ ở địa hình khác nhau thì cũng khác nhau. Số lượng các loài giữa các ô tương đối đồng đều do đó các chỉ số quan trọng của loài cũng ít chênh lệch. Cấu trúc quần xã như sau:

Tầng cây gỗ cao 8 – 18 m, đường kính 10 - 20cm. Thành phần gồm các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh. Có các ưu hợp sau:

- Chẹo (Engelhardtia roxburghiana) + Dẻ (Castanopsis indica)+ Re (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.)

- Ràng ràng (Ormosia fordian + Dẻ gai (Castanopsis indica) + Chẹo (Engelhardtia roxburghiana)

- Ràng ràng (Ormosia fordian + Dẻ gai (Castanopsis indica) + Chẹo (Engelhardtia roxburghiana) + Bời lời (Litsea umbellata, Litsea verticillata).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 69 - 72)