Xã Xuân Sơn nằm trong một vùng đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc của dãy Hoàng Liên Sơn. Vùng đồi núi thấp này toả rộng từ hữu ngạn sông Hồng sang đến tả ngạn sông Đà. Sông Bứa và các chi lưu của nó toả nhiều nhánh ra gần như khắp vùng. Nhìn toàn cảnh, các
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dãy đồi núi chỉ cao chừng 600 - 700 m, hình dáng khá mềm mại vì chúng được cấu tạo bởi các loại đá phiến biến chất quen thuộc. Cao nhất là đỉnh Voi (1.386 m), tiếp đến là núi Ten (1.244 m) và núi Cẩn (1.144 m).Các thung lũng trong vùng mở rộng và uốn lượn khá phức tạp. Nhìn chung, địa hình trong khu vực có những kiểu chính như sau:
- Kiểu núi trung bình: Hình thành trên đá phiến biến chất, có độ cao từ 700 - 1.368 m; chiếm tỷ lệ 10,4% diện tích tự nhiên. Kiểu này phân bố chủ yếu ở Xuân Sơn và các dãy núi đất xen kẽ. Tác dụng xâm thực mạnh, độ dốc lớn, trung bình 300, mức độ chia cắt phức tạp và là đầu nguồn của hệ sông suối của sông Bứa.
- Kiểu địa hình núi thấp: Được hình thành trên đá trầm tích lục nguyên uốn nếp, tác dụng xâm thực, bóc mòn, thuộc địa hình này là các núi có độ cao từ 300 - 700 m phân bố chủ yếu từ Nam, Tây Nam đến phía Bắc khu vực. Núi ở đây có hình dạng mềm mại, đỉnh tròn, sườn thoải, độ dốc trung bình chỉ 200
, có những thung lũng mở rộng hơn ở vùng núi phía Tây bắc.
- Kiểu đồi: Có độ cao dưới 300 m, phân bố chủ yếu về phía Đông khu vực. Có hình dạng đồi lượn sóng mềm mại được cấu tạo từ các loại đá trầm tích và biến chất hạt mịn, hiện nay đã được trồng chè xanh, chè san.
- Thung lũng và bồn địa: Đó là những vùng trũng kiến tạo giữa núi. Đây là các thung lũng sông suối mở rộng, địa hình bằng phẳng, độ dốc rất thoải, trong đó có trầm tích phù sa rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.