Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 27 - 29)

Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của các dạng với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của điều kiện sinh thái đối với loài thực vật.

Phổ dạng sống được biểu thị bằng một biểu thức cộng các nhóm dạng sống (tính theo %). Thông qua phổ dạng sống có thể biết được đặc tính sinh thái của hệ thực vật và. Đây là cơ sở để thể so sánh về điều kiện sinh thái học của hệ thực vật ở vùng này với hệ thực vật ở vùng khác.

Một số công trình nghiên cứu về dạng sống ở Việt Nam như: Doãn Ngọc Chất (1969) nghiên cứu dạng sống của một số loài thực vật thuộc họ Hoà thảo. Hoàng Chung (1980) thống kê thành phần dạng sống cho loại hình đồng cỏ Bắc Việt Nam, đã đưa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại kiểu đồng cỏ Savan, thảo nguyên [11].

Thái Văn Trừng (1978) cũng áp dụng nguyên tắc của Raunkiaer khi phân chia dạng sống của hệ thực vật ở Việt Nam [56].

Lê Trần Chấn (1990) khi nghiên cứu hệ thực vật Lâm Sơn tỉnh Hoà Bình cũng phân chia hệ thực vật thành 5 nhóm dạng sống chính theo phương pháp của Raunkiaer. Tuy nhiên tác giả đã dùng thêm ký hiệu để chi tiết hoá một số dạng sống (a: ký sinh; b. bì sinh; c. dây leo; d. cây chồi trên thân thảo). Tác

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giả không xếp phương thức sống ký sinh, bì sinh vào dạng sống cơ bản mà chỉ coi đây là những dạng phụ [8].

Phan Nguyên Hồng (1991) [19] khi nghiên cứu hình thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam đã chia thành 7 dạng sống cơ bản: Cây gỗ (G), cây bụi (B), cây thân thảo (T), dây leo (L), cây gỗ thấp hoặc dạng cây bụi (G/B), ký sinh (K), bì sinh (B).

Phạm Hồng Ban (1999) [1] nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái tái sinh sau nương rẫy vùng Tây Nam Nghệ An, áp dụng khung phân loại của Raunkiaer để phân chia dạng sống, phổ dạng sống:

SB = 67,40Ph + 7,33Ch + 12,62He + 8,53Cr + 4,09Th

Nguyễn Thế Hưng (2003) khi nghiên cứu dạng sống thực vật trong các trạng thái thảm thực vật tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) đã kết luận: Nhóm cây chồi trên đất có 196 loài chiếm 60,49% tổng số loài của toàn hệ thực vật; nhóm cây chồi sát đất có 26 loài chiếm 8,02%; nhóm cây chồi nửa ẩn có 43 loài chiếm 13,27%; nhóm cây chồi ẩn có 24 loài chiếm 7,47%; nhóm cây 1 năm có 35 loài chiếm 10,80% [20].

Ngô Tiến Dũng (2002) [13] nghiên cứu về dạng sống của hệ thực vật ở VQG Yok Don dựa vào thang phân loại dạng sống của Raunkiaer đã lập được phổ dạng sống của thực vật Yok Don như sau:

SB = 71,73Ph + 1,41Ch + 7,77He + 4,59Cr + 6Th + 8,48 Chưa xác định Vũ Thị Liên (2005) [23] phân chia dạng sống thực vật trong thảm thực vật sau nương rẫy ở Sơn La theo thang phân loại của Raunkiaer. Kết quả phổ dạng sống như sau:

SB = 69,69Ph + 3,76Ch + 9,29He + 10,84Cr + 6,42Th

Nguyễn Nghĩa Thìn - Nguyễn Thị Thời (1998) [34] khi nghiên cứu đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan, đã xây dựng được phổ dạng sống căn cứ trên dạng sống của thân cây như: C các loài cây thân cỏ, Ch-Dl nhóm thân ngầm,... đã xác định được 7 nhóm loài cây chính trên

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vùng Sa Pa - Pan Si Pan mang tính đặc thù điển hình của phổ dạng sống thực vật trên vùng núi cao

SB=18,4ĐM+16,8TM+B +12DL + FS-Pl +1.1Bks + 18.2 Ch-Đl + 26.5C

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 27 - 29)