Một số biện pháp bảo tồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 106)

Tài nguyên rừng tại xã Xuân Sơn chỉ được xét là còn tồn tại các giống quý hiếm chứ sự đa dạng cây gỗ thì còn hạn chế nhưng vẫn còn có nhiều giá trị không những cho khoa học, kinh tế và kể cả về môi trường sinh thái. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý nguồn tài nguyên quý giá này chưa được quan tâm đầy đủ. Từ kết quả điều tra thực địa, đánh giá những tác động tới khu bảo tồn, tôi thấy để bảo tồn tài nguyên cây gỗ nói riêng và tài nguyên rừng nói chung cần phải có một số giải pháp như sau:

Nhìn chung chất lượng các loại rừng thứ sinh và khả năng tái sinh phục hồi rừng rất kém. Do vậy để phục hồi rừng cần quan tâm hơn nữa tới việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

- Xác định rõ ràng ranh giới từng phân khu, tiểu khu có các loài quan trọng cần bảo tồn và giám sát trong Khu bảo tồn. Xây dựng hồ sơ quản lý các loài quan trọng trên bản đồ và ngoài thực địa thông qua hệ thống định vị. Xây dựng các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng đệm nhằm hạn chế các tác động do lao động nông nhàn gây ra đối với tài nguyên rừng của Khu bảo tồn. Thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào khu vực bảo tồn, đây là cơ sở để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống trong và giáp ranh với Khu bảo tồn, tạo bước đệm vững chắc cho mọi hoạt động bảo tồn có hiệu quả.

- Khuyến khích người dân địa phương tham gia các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, từng bước xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích bền vững giữa các bên có liên quan, đặc biệt là các hoạt động nhằm nâng cao đời sống kinh tế.

- Nâng cao năng lực cho các cấp chính quyền địa phương trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Sử dụng các quan hệ truyền thống trong cộng đồng để tuyên truyền luật bảo vệ phát triển rừng, luật đa dạng sinh học, thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết về bảo tồn cho cộng đồng.

- Nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, xử lý thật nghiêm minh các đối tượng vi phạm luật BV&PTR.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nâng cao năng lực về công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học cho cán bộ kiểm lâm địa bàn, thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cũng như sử dụng một số trang thiết bị phục vụ công tác theo dõi diễn biến của các loài quan trọng như GPS, máy ảnh,...

- Xây dựng các biển hiệu tuyên truyền, nhắc nhở, biển hiệu ngăn cấm mang lửa vào rừng, biển báo cấp nguy cơ cháy rừng tại các cửa rừng nơi bà con hay đi lại vào rừng nhằm nâng cao ý thức của mọi người dân trong QLBVR. Xây dựng các trạm dự báo cháy rừng, đảm bảo phương tiện PCCCR tại chỗ, hướng dẫn bà con các kỹ năng kỹ thuật về PCCCR, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng các băng cản lửa khi làm nương hoặc những băng cản lửa ở những diện tích rừng được giao khoán, bảo vệ. Tuyên truyền luật PCCCR và xử lý nghiêm minh khi để cháy rừng xẩy ra. Khi có cháy rừng xẩy ra phải nhanh chóng chữa cháy kịp thời khi đám cháy còn nhỏ, nếu để cháy diện tích lớn thì việc chữa cháy trên núi đá vôi ít hiệu quả và hậu quả là rất lớn.

- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho các quần xã thực vật rừng như sau: + Điều tiết tổ thành tầng cây cao, nuôi dưỡng những loài cây bản địa đáp ứng mục đích bảo tồn nguyên vẹn hệ sinh thái, tuyển chọn và tạo không gian dinh dưỡng phù hợp cho những cây mẹ sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Hạn chế sự phát triển của cây bụi, thảm tươi, loại bỏ bớt những loài cây ít giá trị, chất lượng kém ra khỏi lâm phần (đối với phân khu phục hồi sinh thái).

- Bảo tồn tại chỗ một số loài cây làm thuốc và cây ăn quả phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập cho gia đình người dân.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Từ những kết quả thu được tôi rút ra kết luận như sau:

1. Hiện trạng cây gỗ tại xã Xuân Sơn vẫn còn khá phong phú, đã xác định được có 2 ngành là ngành Quyết lá thông và ngành Ngọc lan gồm 45 họ, 89 chi, 119 loài. Ngành Ngọc lan chiếm ưu thế tuyệt đối với 44 họ, 86 chi và 11 loài. Trong đó có 17 loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam gồm 13 loài thuộc cấp VU và 4 loài thuộc cấp En, 3 loài thuộc Nghị đinh 32/CP.

2. Xác định dạng sống của các loài cây gỗ như sau: Nhóm chồi trên đất (Ph) chiếm ưu thế tuyệt đối với tổng số loài của toàn hệ, trong đó Ph = 62,18MM + 27,73Mi + 10,08Na. Các cây thuộc dạng sống của cây chồi trên mặt đất trong đó cây chồi trên to (MM) có 74 loài chiếm 62,18%, cây chồi trên vừa (Mi) có 33 loài chiếm 27,73% và cây chồi nên nhỏ (Na) có 12 loài chiếm 10,08%.

3. Về yếu tố địa lý:

+ Đối với họ: ưu thế thuộc về các yếu tố đặc hữu Việt Nam chiếm 10,71%, yếu tố Đông Dương chiếm 21,43%, yếu tố Bắc Bộ chiếm 17,86%. Còn lại các yếu tố khác chiếm 50% tổng số họ các loài cây gỗ nghiên cứu.

+ Đối với chi: Ưu thế thuộc về các yếu tố đặc hữu Việt Nam chiếm 10,09%, yếu tố Đông Dương chiếm 29,36%, yếu tố đặc hữu Bắc Bộ chiếm 14,68%. Còn lại các yếu tố khác chiếm 45,87% tổng số chi các loài cây gỗ nghiên cứu.

+ Đối với loài: Chiếm ưu thế là yếu tố Đông Dương với 29,41%, thấp nhất là yếu tố đặc hữu Xuân Sơn chỉ chiếm 1% và 0,84% tổng số loài.

4. Đã tiến hành thống kê và nghiên cứu một số giá trị tài nguyên khác của cây gỗ ngoài cho giá trị sản phẩm gỗ còn có tài nguyên cây làm thuốc (44

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

loài); tài nguyên làm cảnh (5 loài); tài nguyên cây có quả ăn được (22 loài); tài nguyên cây có tinh dầu (5 loài), cây có độc (3 loài).

5. Sự kết hợp của các yếu tố địa hình, địa chất, thuỷ văn đã hình thành ở VQG Xuân Sơn một hệ thực vật có tính đa dạng cao với 9 kiểu hệ sinh thái và thảm thực vật (4 trạng thái nguyên sinh, 5 trạng thái thứ sinh). Trong đó tại xã Xuân Sơn xác định có 4 kiểu thảm thực vật có cây gỗ.

Các quần xã cây gỗ: Thông qua việc điều tra, sắp xếp các ô tiêu chuẩn và nghiên cứu trên các kiểu thảm thực vật, ở trạng thái nguyên sinh có 6 quần xã cây gỗ, được chia ra 2 quần xã/ 1 kiêu thảm thực vật. Trạng thái rừng thứ sinh cũng có 6 quần xã gồm 3 quần xã / 1 kiểm thảm thực vât. Những đặc trưng về số lượng cây chênh lệch nhau chỉ rõ sự khác biệt trên các kiểu lập địa núi đất và núi đá vôi...

TỒN TẠI

Vì thời gian và phương tiện nghiên cứu có hạn nên đề tài còn có những tồn tại sau:

+ Đề tài mới chỉ xác định được một số chỉ số để xác định trong điều kiện tự nhiên. Do thời gian còn hạn chế, nên các số liệu đo đếm còn mang tính chất liệt kê đáng giá, chưa sử dụng các đại lượng trong thống kê để so sánh vì số lượng các yếu tố đánh giá chưa đủ.

+ Chưa phân tích được mối quan hệ của nó với một số nhân tố ảnh hưởng chủ yếu như : Những yếu tố ảnh hưởng đến tái sinh phục hồi, các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên rừng...

+ Để có kết luận chính xác cần được phân tích thông qua phân tích thống kê để đảm bảo độ tin cậy còn hạn chế.

+ Số lượng ô thí nghiệm trên cùng một trạng thái còn hạn chế, nên độ chính xác của các biểu dự đoán chưa cao.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KIẾN NGHỊ

Do thời gian nghiên cứu cũng như lần đầu tiên làm quen vời nghiên cứu khoa học nên tôi vẫn chưa có đủ điều kiện để đưa ra các biện pháp cụ thể để phục hồi rừng nhanh chóng, đặc biệt là vấn đề quản lý bảo vệ rừng trong đó có nhóm cây gỗ đang được quan tâm triệt để, mà chỉ nghiên cứu được những vấn đề đã nghiên cứu như trên.

Trong quá trình nghiên cứu tại khu vực thời tiết còn lạnh, mưa nhiều nên việc đo tính trong rừng gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc thu thập số liệu tại hiện trường mất rất nhiều thời gian, mà trong thời gian nghiên cứu này thảm thực vật nhìn chung thay đổi theo tháng. Đầu đợt nghiên cứu do lạnh thảm thực vật nhìn chung tương đối xấu, héo úa và ít, nhưng tới cuối đợt nghiên cứu thảm thực vật nhìn chung đã xanh tốt hơn. Vì vậy, việc thu thập số liệu nghiên cứu nhóm cây gỗ chỉ một lần thì việc đánh giá không có tính chất rộng mà chỉ đánh giá tại thời gian nghiên cứu.

Do đó, tôi hi vọng trong thời gian tới sẽ có những nghiên cứu cụ thể hơn nữa về đối tượng nhóm cây gỗ và tìm ra những giải pháp thiết thực hơn để quá trình bảo tồn nhóm cây có hiệu quả hơn trong việc phát triển tại khu vực.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Phạm Hồng Ban (1999), “Bước đầu nghiên cứu tính đa dạng sinh học trong nông nghiệp nương rẫy ở vùng Tây Nam - Nghệ An”, Luận án Tiến sĩ sinh học, Trường Đại học Sư phạm Vinh.

2. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Tiến Bân (2000), Thực vật chí Việt Nam, Tập I. Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.

4. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2003-2005), Danh lục thực vật Việt Nam; tập I,II,III. Nxb Nông nghiệp. Hà Nội.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần II – Thực vật. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội. 2007.

6. Bộ Lâm nghiệp (1971 – 1988), Cây gỗ rừng Việt Nam, Tập 1-7, Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội.

7. Lê Mộng Chân (1994), Điều tra tổ thành thực vật vùng núi cao Ba Vì,

Thông tin khoa học lâm nghiệp, số 4.

8. Lê Trần Chấn (1990), Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm Sơn tỉnh Hoà Bình, Luận án PTS, Hà Nội.

9. Chính phủ Việt Nam và Dự án của Quỹ Môi trường toàn cầu -VIE/95/G31 (1995), Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam, Hà Nội.

10. Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP quy định về quản lý và Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ rừng Việt Nam.

11. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

12. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.25-26.

13. Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Nghĩa Thìn (2002), “Phân tích các yếu tố địa lý thực vật và dạng sống của hệ thực vật ở Vườn quốc gia Yokdon”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 12, tr 1108.

14. Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng (Chủ biên) (2008), Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Nxb. Giáo dục.

15. Trương Quang Học (2001), Từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững, NXB Khoa học và kỹ thuật.

16. Phạm Hoàng Hộ (1991-1992), Cây cỏ Việt Nam, quyển I – III. Montreal, Canada.

17. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III. Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Phan Nguyên Hồng (1970), Đặc điểm phân bố sinh thái của hệ thực vật và thảm thực vật Miền bắc Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

19. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I.

20. Nguyễn Thế Hưng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

21. IUCN, UNEP, WWF (1996), Cứu lấy Trái đất - Chiến lược cho cuộc sống bền vững, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội.

22. Nguyễn Gia Lâm (2003), "Đa dạng sinh học tài nguyên rừng ở Bình Định", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 5, tr 609-664. 23. Vũ Thị Liên (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật

đến sự biến đổi môi trường đất ở một số khu vực tỉnh Sơn La, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

24. Phan Kế Lộc (1978), Tập san sinh vật học, 2(16).

25. Phan Kế Lộc (1985), “Thử vận dụng bảng phân loại UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, (12).

26. Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

27. Trần Đình Lý (1998), Sinh thái thảm thực vật, Giáo trình cao học, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

28. Nguyễn Đức Ngắn (2004), "Tài nguyên sinh vật của Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận" tạp chí Nông nghiệp và phát triên nông thôn số 4, tr 527 - 529.

29. Nguyễn Thị Ngọc (2000), Nghiên cứu một số mô hình rừng phục hồi tự nhiên sau nương rẫy ở Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

30. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng Miền bắc Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

31. Richard B. Primack (1999), Cơ sở sinh học bảo tồn, Nxb. Khoa học & kỹ thuật. 32. Từ Minh Tiệp (2000), Đánh giá tính đa dạng thực vật vật vùng núi đá vôi,

khu vực đông bắc Vườn quốc gia Ba Bể, Luận văn Thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Đại học Lâm Nghiệp Xuân Mai, Hà Tây.

33. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội.

34. Nguyễn Nghĩa Thìn (1998), Đa dạng thực vật bậc cao có mạch vùng núi cao Sa Pa, Phanxiphăng, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

35. Nguyễn Nghĩa Thìn (2000), Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

36. Nguyễn Nghĩa Thìn (2006), Đa dạng thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Nxb. Nông nghiệp.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

37. Lê Thị Xuân Thu (2007), Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới một số quần xã rừng trồng phòng hộ tại xã Bằng Giã huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

38. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.

39. Viện Điều tra Quy hoạch rừng (1971-1988), Cây gỗ rừng Việt Nam. Hà Nội. 40. Jacinto Regalado Jr. và nnk (2003), "Các chi mới cho khoa học của thực

vật bậc cao có mạch và bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam (1993-2002)".

Báo cáo khoa học - Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 về các nghiên cứu cơ bản trong sinh học, nông nghiệp và y học Huế, 25- 26/7/2003. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

II. Tiếng nƣớc ngoài

41. Brummitt R. K. And C. E. Powell. Authors of plants nemes. Royal Botani gardens, Kew, 1992.

42. IPGRI (1963), diversity for developmen. The stralegy of the International. 43. Lecomte. H. (1907 – 1937), Flore Generale de L’indochine, I – VII, Paris. 44. Maurand L. (1943), Indochine forestiere. Bel, Unecarter forestiere.

45. Raunkiaer c. (1934), the life form of plants and statical plant geography, Oxford.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 106)