Những nghiên cứu tại VQG Xuân Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 29 - 31)

Vườn quốc gia Xuân Sơn là một vườn quốc gia nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Với kiểu địa hình núi đá vôi đặc trưng. Được chuyển từ Khu BTTN Xuân Sơn thành vườn quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 49/2002/QĐ- TTg ngày 17 tháng 4 năm 2002

Vườn quốc gia Xuân Sơn có diện tích vùng đệm 18.369 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 15.048 hakhu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11.148 ha, phân khu phục hồi sinh thái kết hợp bảo tồn di tích lịch sử: 3.000 ha phân khu hành chính, dịch vụ: 900 ha. Điểm đặc trưng của Xuân Sơn là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha). Xuân Sơn được đánh giá là rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan.

Sự đa dạng sinh vật tại VQG Xuân Sơn mới được nghiên cứu sơ bộ qua một số cuộc điều tra khảo sát của một số cơ quan như: Điều tra nghiên cứu khả thi thành lập khu BTTN Xuân Sơn năm 1990, do Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc phối hợp với Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc thực hiện; Điều tra sơ bộ tài nguyên động vật và thực vật khu BTTN Xuân Sơn năm 1998, do Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ, Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Khoa sinh Đại học sư phạm Hà Nội thực hiện; đặc biệt giai đoạn 2000 - 2001, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật tại khu BTTN Xuân Sơn cho thấy về thực vật ngành Hạt trần gặp 5 họ với 6 loài trong đó có 3 loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) (Tuế núi đá - Cycas balansae Warb., Dẻ tùng sọc trắng hẹp -

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg., Kim giao - Nageia fleuryi (Hick.) De Laub.). Những cây cho gỗ trong ngành Hạt kín (Magnoliophyta) bước đầu đã thống kê được 130 loài, trong đó có những cây gỗ quý như táu mật (Vatica tonkinensis A. Chev.), trai (Garcinia fagraeoides A. Chev.), lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss.), nghiến (Excentrodendron tonkinense

(Gagnep.) Chang), sến mật (Madhuca pasquieri H. Lec.), sâng (Pometia pinnata Wang - Hsi), chò nâu (Dipterocarpus retusus Bl.), Chò chỉ

(Parashorea chinensis), chò vẩy (Dysoxylum hainanense Merr.), trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecome).

Tháng 10 năm 2002, Trung tâm Tài nguyên Môi trường thuộc Viện Điều tra Quy hoạch rừng phối hợp với Ban quản lý VQG Xuân Sơn và Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ tiếp tục tổ chức một đợt khảo sát đa dạng sinh vật ở khu vực này và đã thu được kết quả: Về thực vật, đã thống kê được 726 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 475 chi và 134 họ. Như vậy số lượng loài thực vật tăng gấp đôi so với trước. Trong các ngành thực vật đã ghi nhận được thì ngành Ngọc lan - Magnoliophyta chiếm đa số (672 loài, 444 chi, 111 họ), sau đó là ngành Dương xỉ - Polypodiophyta (42 loài, 21 chi, 15 họ); rồi đến ngành Thông đất - Lycopodiophyta (5 loài, 3 chi, 2 họ), ngành Thông - Pinophyta (5 loài, 5 chi, 4 họ) và ít loài nhất là 2 ngành Quyết lá thông - Psilotophyta và ngành Cỏ tháp bút - Equisetophyta (1 loài, 1 chi, 1 họ). Những kết quả vừa nêu mới chỉ là số liệu bước đầu cho toàn thể VQG Xuân Sơn, chưa có một thống kê cụ thể nào cho loài cây gỗ tại xã Xuân Sơn. Do đó, việc xác định nghiên cứu đề tài về đa dạng cây gỗ tại xã Xuân Sơn thuộc VQG Xuân Sơn của tôi là cần thiết và thiết thực cho công tác nghiên cứu bước đầu để đưa ra những phương hướng bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học tại đây.

* Nhận xét và đánh giá chung: Tóm lại, các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ phần nào cho chúng ta để hiểu biết về các vấn đề liên quan tới đa dạng sinh học của thảm thực vật như về: Phân loại, dạng sống, yếu tố địa lý,

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giá trị tài nguyên hay công dụng và cấu trúc thảm thực vật. Đây là nền móng để nghiên cứu cho loài cây gỗ nói riêng.

Những nghiên cứu về thành phần loài của các tác giả trên Thế giới và ở Việt Nam đều tập trung nghiên cứu và đánh giá thành phần loài ở một vùng và khu vực cụ thể, phản ánh hệ thực vật đặc trưng trong mối tương quan với điều kiện địa hình và khí hậu.

Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau mà cho đến nay, những nghiên cứu một cách có hệ thống về cấu trúc thảm thực vật và các vấn đề ĐDSH của cây gỗ, khu vực cụ thể còn ít ỏi và tản mạn, hạn chế này gây khó khăn cho thực tiễn sản xuất, cụ thể là: (i) chưa tìm ra đặc điểm, quy luật tái sinh trưởng loài cây gỗ (ii) chưa có các giải pháp đồng bộ và hiệu quả mong muốn cho từng đối tượng cụ thể... Đồng thời những kết quả vừa nêu chỉ là số liệu bước đầu cho toàn thể VQG Xuân Sơn, chưa có một thống kê cụ thể nào cho loài cây gỗ tại xã Xuân Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)