Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 36 - 106)

* Tăng trưởng kinh tế xã hội.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa bền vững và ổn định, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng và chi phối bởi các yếu tố tự nhiên như thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh lây lan phát triển. Cũng như sự đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án còn chưa đồng bộ và hạn chế. Tuy nhiên Đảng bộ và nhân dân xã đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, không ngừng phấn đấu vươn lên và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng

*. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nền kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Hoạt động chủ yếu là sản xuất cây lương thực và chăn nuôi gia súc. Trong cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp là chính chiếm tỷ trọng gần 90% tổng giá trị sản phẩm.

* Khu kinh tế nông nghiệp.

- Ngành trồng trọt

Sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu là cây lúa là cây trồng chính, hàng năm diện tích gieo trồng lúa đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Theo kết quả điều

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tra (năm 2012) Diện tích lúa cả năm là 82ha, năng suất đạt 45 tạ/ha, trong đó lúa lai đạt 70 %. Diện tích Ngô là 25,6 ha, năng suất đạt 36 tạ/ha, sản lượng đạt 369 tấn. Diện tích trồng sắn là 11 ha. Diện tích trồng Lạc là 5,5 ha. Diện tích nương tuy thấp hơn sự thật nhiều, nhưng nếu cứ luân chuyển thì chắc chắn diện tích rừng bị chuyển đổi sẽ tăng nhanh.

- Ngành chăn nuôi

Chăn nuôi trong khu vực chưa được chú trọng đầu tư. Thành phần đàn gia súc, gia cầm còn tương đối đơn giản, chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà. Bình quân mỗi hộ gia đình có 2 trâu hoặc bò, 2 lợn, 7 - 8 gà hoặc ngan, vịt. Tổng đàn trâu có 296 con, đàn bò có 301 con, đàn lợn có 2015 con, đàn dê có 51 con, gia cầm có 6050 con.

Giống chăn nuôi ở đây chủ yếu là các loại giống cũ cổ truyền, chậm lớn. Tuy nhiên, những loại này cho thịt rất ngon như lợn Mán, gà ri, vịt, ngan,... Khi cải tạo vật nuôi tăng năng suất cần chú ý giữ lại những giống quý này; tuy chậm lớn nhưng trong tương lai chúng sẽ là những đặc sản hấp dẫn khách du lịch. Dịch vụ thú y trong khu vực chưa phát triển. Hầu hết các xóm chưa có cán bộ thú y hoặc cán bộ chưa qua lớp đào tạo chính quy. Dịch bệnh vật nuôi thường xuyên xảy ra

- Sản xuất lâm nghiệp

Tổng diện tích đất Lâm nghiệp toàn xã có 5423,69 ha. Trong khu vực không có lâm trường, và không phải là vùng rừng sản xuất, bởi vậy sản xuất lâm nghiệp ở đây chủ yếu là việc thu hái lâm sản tự phát của nhân dân. Trước đây lâm sản do người dân khai thác từ rừng là gỗ phục vụ làm nhà và một số loài động vật hoang dã dùng làm nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Từ khi thành lập Khu BTTN, đặc biệt là từ khi chuyển hạng thành VQG thì hiện tượng săn bắt và khai thác gỗ đã giảm rất nhiều. Các lâm sản ngoài gỗ người dân thu hái chủ yếu là mật ong, song mây, sa

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhân, lá cọ, các loài cây thuốc... Tuy nhiên, trong quá trình thu hái không có kế hoạch nên các nguồn tài nguyên này cũng đã suy giảm.

Ngoài ra, người dân xã Xuân Sơn còn tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng bằng cây bản địa do Ban quản lý VQG triển khai. Hiện nay xã có 1 cán bộ lâm nghiệp xã hợp đồng với Ban quản lý thực thi công tác theo dõi, quản lý bảo vệ rừng.

- Thủy sản

Năng suất thấp chủ yếu là tự cung tự cấp

* Việc làm, thu nhập và đời sống

Theo các tiêu chí phân loại hộ gia đình quốc gia, toàn bộ các hộ gia đình trong xã được xếp vào diện nghèo đói. Thu nhập bình quân các hộ gia đình chưa đạt 700.000 đồng/năm. Tại xã đang chỉ đạo các khu tích cực tuyên truyền để bà con nhân dân cho con em đi xuất khẩu lao động hoặc tìm kiếm việc làm.

Tuy sống gần rừng có nhiều loại gỗ quý nhưng đồ đạc trong nhà người dân như bàn ghế, giường, tủ rất tạm bợ. Theo người dân thì do cuộc sống còn thiếu thốn nên họ chỉ lo tìm đủ nguồn lương thực, thực phẩm. Hầu hết các hộ gia đình thiếu lương thực từ 1 tháng trở lên, nhiều hộ thiếu tới 4 - 5 tháng.

* Nhận xét chung

Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trực tiếp là Huyện ủy UBND huyện Tân Sơn và các phòng ban chức năng trong việc thực hiện các nghị quyết chủ trương chính sách trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tình hình chính trị, trật tự xã hội địa phương ổn định, an ninh giữ vững, nhân dân ổn định tư tưởng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Những thành tựu mà xã đã đạt được trong năm 2012 tạo động lực to lớn để cán bộ nhân dân các dân tộc trong xã phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013

Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có phát triển nhưng còn chậm, sản xuất vẫn mang tính tự cung, tự cấp, trang trải, chưa mang tính hàng hóa, đời

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sống của người dân được cải thiện, nhưng không phải không còn có khó khăn. Kết hợp với trong những năm qua thời tiết diễn biến phức tạp nên nền kinh tế vẫn còn biến động quá nhiều đến giá cả, nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chỉ đạo và điều hành của UBND xã thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Do nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi phải có sự sắp xếp lại lao động và phân bố một cách hợp lý các nguồn lực để tạo ra một bước phát triển toàn diện dân số phát triển, các nhu cầu về sản xuất và đời sống, cũng như các công trình xây dựng về: Giao thông, Thủy lợi, Dịch vụ và Thương mại, về sử dụng điện năng, các khu văn hóa - thể thao, khu dân cư ngày càng cao. Sẽ gây áp lực mạnh đối với đất đai. Đó là việc xây dựng phương án quy hoạch sử dụng các loại đất để đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát triển đó.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Các nhóm cây gỗ (cây lấy gỗ) có D1.3 ≥ 6cm tại xã Xuân Sơn thuộc Vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu trên trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh, trong đó đề tài giới hạn nghiên cứu về đa dạng thực vật thân gỗ ở các kiểu thảm thực vật, đa dạng các yếu tố địa lý và giá trị sử dụng....của nhóm cây gỗ tại xã Xuân Sơn thuộc VQG Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm: Tại xã Xuân Sơn thuộc VQG Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ

Thời gian: Nghiên cứu tiến hành từ tháng 11/2012 đến tháng 7/2013

2.3. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu các yếu tố đa dạng về cây gỗ gồm các nội dung sau - Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài

- Nghiên cứu tính đa dạng về dạng sống - Nghiên cứu tính đa dạng về yếu tố địa lý

- Nghiên cứu tính đa dạng về giá trị tài giá trị sử dụng

- Nghiên cứu tính đa dạng về cấu trúc một số quần xã thực vật - Các loài cây gỗ quí hiếm

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp kế thừa

- Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước.

- Kế thừa các kết quả đã có như thống kê về diện tích và phân bố, đặc điểm các quá trình tác động về hiện trạng đối tượng nghiên cứu, tổng hợp số liệu quy hoạch rừng và đất rừng của từng địa phương.

- Kế thừa kết quả theo dõi về đặc điểm của chế độ mưa tại khu vực nghiên cứu (Phân bố lượng mưa, cường độ mưa...)

2.4.2. Phương pháp điều tra

Điều tra ngoài thực địa được thực hiên phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn.

Tuyến điều tra được xác định trên cơ sở bản đồ hiện trạng. Tuyến điều tra có chiều dài ít nhất 1km; trên tuyến chính mở các tuyến phụ sang hai bên để thu thập số liệu. Các tuyến điều tra được xác định sao cho đi qua được tất cả các trạng thái rừng trên địa bàn xã. Tổng số đã thực hiện 4 tuyến: Các tuyến 1 đi qua thôn Cỏi, thôn Lấp, hướng núi Ten và đi qua xóm Lạng.

Ô tiêu chuẩn được bố trí dọc theo hai bên tuyến điều tra; ô tiêu chuẩn có diện tích 2500m2 (50x50m). Các ô tiêu chuẩn được lựa chọn theo phương pháp đại diện (mỗi trạng thái rừng thiết lập A = 6 ô).

Trên mỗi tuyến tiến hành điều tra tất cả các cây gỗ (đo D1.3 và Hvn)) nằm ở phạm vi 10 m về hai phía.

Trong ô tiêu chuẩn thu thập các số liệu về điều kiện lập địa (độ cao, độ dốc, hướng phơi, đá mẹ thổ nhưỡng), số liệu về cây gỗ (cây có D1.3 >= 6cm) gồm chiều cao, đường kính thân. Số liệu được ghi chép cho từng loài theo mẫu Biểu 01 sau:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

BIỂU 01: PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY GỖ

Ô tiêu chuẩn: ……….…….Diện tích: …………2500 m2………

Thôn/bản……….. .xã Xuân Sơn huyện Tân Sơn Phú Thọ Tọa độ: ……… Độ cao so với mặt biển……… Vị trí địa hình……….Hướng phơi ……… Đá mẹ ………... Thổ nhưỡng ………... Trạng thái thảm thực vật: ……….. Ngày…… tháng………năm……….Người điều tra: ………

TT Tên cây Tên khoa học D1.3 (cm) Hvn (m) Ghi chú 1 2 ….

Những cây có đường kính <20cm được đo bằng thước kẹp kính với độ chính xác đến mm, đo theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân. Những cây có đường kính lớn hơn được đo theo chu vi bằng thước vải thống thường, sau đó tra bảng chuyển đổi thành đường kính.

Chiều cao vút ngọn (HVN, m) được đo bằng thước Blumeleiss với độ chính xác đến dm. HVN của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây.

Những cây chưa biết tên khoa học, thu mẫu tiêu bản để giám định tên. Thu mẫu tiêu bản được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007).

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

+ Xác định và kiểm tra tên khoa học: Tiến hành phân loại từng họ, trong họ phân từng chi. Để tiến hành xác định tên loài, thực hiện theo trình tự gồm các bước sau: Phân họ, chi. Để làm được việc đó phải dùng phương pháp chuyên gia, có như vậy mới giảm nhẹ được gánh nặng trong khâu xác định

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tên khoa học, so mẫu, xác dịnh tên loài. Dựa vào một số tài liệu chính như: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991 – 1993; 1999 – 2000) [17]; Cây gỗ Rừng Việt Nam (1971 – 1988) [6].

+ Kiểm tra tên khoa học: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại các tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót. Điều chỉnh khối lượng họ và chi theo hệ thống của Brummitt trong “Vascular Plant Families and Genera”(1992), điều trỉnh tên loài theo các tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), “Tạp chí sinh học – chuyên đề thực vật” (1994,1995,2004) và “ Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2003 – 2004) [4] và chỉnh tên tác giả theo tài liệu “Authors of Plant Names” của Brummitt R.K. và C. E. Powell (1992) [41].

+ Bổ sung thông tin: Việc xác định các thông tin về đa dạng sinh học của cây gỗ về dạng sống, yếu tố địa lý, về công dụng và tình trạng đe doạ, bảo tồn ngoài các tài liệu trên, còn sử dụng các tài liệu khác như: 1900 cây có ích (Trần Đình Lý,1993); Sách đỏ Việt Nam (2007) [5]; Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi,1995) [26]; Tài nguyên thực vật Đông Nam châu Á (PROSEA);Từ điển thực vật thông dụng (Võ Văn Chi,2003),…

+ Xây dựng bảng danh lục thực vật: Lập bảng danh lục cây gỗ theo nguyên tắc xếp vần ABC đối với các họ, chi, loài và được căn cứ theo hệ thống phân loại của Brummitt (1992). Trên cơ sở danh lục, căn cứ vào các tiêu chuẩn của IUCN và Chính phủ Việt Nam (2006) [10], Nghị định số 32/2006/NĐ-CP quy định về quản lý và Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ rừng Việt Nam để lập danh lục các loài cây gỗ quý hiếm.

Danh lục ngoài tên khoa học và tên Việt Nam của các loài còn ghi tình trạng bảo tồn trong sách đỏ và các thông tin khác gồm: dạng sống, yếu tố địa lý và công dụng như mô hình ở Bảng 2.1.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 2.1 Bảng danh lục các loài thực vật STT Tên khoa học Tên Việt Nam Yếu tố ĐL Dạng sống Công dụng 1 2 ….

2.4.3.1. Phân tích đánh giá tính đa dạng cây gỗ

* Đánh giá đa dạng cây gỗ về phân loại

+ Đánh giá đa dạng các taxon trong ngành

Thống kê số loài, chi và họ theo từng ngành từ thấp đến cao trên cơ sở dựa vào bảng danh lục thực vật đã xây dựng, tính tỷ lệ % của các taxon để từ đó thấy được mức độ đa dạng của nó.

+ Đánh giá đa dạng loài của các họ

Xác định họ có nhiều loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của tổng số cây gỗ thu được

+ Đánh giá đa dạng loài của các chi

Xác định chi nhiều loài tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của tổng số cây gỗ thu được.

* Đánh giá đa dạng cây gỗ về các yếu tố địa lý

Trên cơ sở danh lục thực vật đã được lập tiến hành phân tích để xác định và xếp các loài vào các yếu tố địa lý

Thang phân loại các yếu tố địa lý được áp dụng theo thang phân loại của P. Tomas, năm 1967, đã được áp dụng khi nghiên cứu hệ thực vật miền Bắc Việt Nam, có tham khảo phương pháp phân tích tính đa dạng yếu tố địa lý của Lê Trần Chấn năm 1990 [8], cho hệ thực vật Lâm Sơn, Hòa Bình

Các loài thực vật bậc cao được xếp vào 16 yếu tố địa lý khác nhau: 1. Yếu tố đặc hữu VQG Xuân Sơn: Bao gồm các loài chỉ phân bố ở Xuân Sơn

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2. Yếu tố đặc hữu Bắc Bộ: Bao gồm các loài chỉ phân bố trong địa giới hành chính của Bắc Bộ

3. Yếu tố đặc hữu Bắc Bộ - Trung Bộ: Bao gồm các loài chỉ phân bố trong địa giới hành chính của Bắc Bộ - Trung Bộ

4. Yếu tố đặc hữu Việt Nam: Bao gồm các loài chỉ phân bố ở Việt Nam

5. Yếu tố Đông Dương: Bao gồm những loài chỉ phân bố trên lãnh thổ 3 nước Đông Dương

6. Yếu tố Malaixia: Bao gồm những loài phân bố ở Đông Dương và phần Malaixia lục địa

7. Yếu tố Himalaya: Bao gồm những loài phân bố ở Ấn Độ (trừ phần Tây - Bắc), phần phía Nam của dẫy Himalaya, phần Nam Trung Hoa, Miến Điện (Mianma), Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam

8. Yếu tố Malesia: Bao gồm những loài phân bố trên các đảo của Mailaixia, Indonexia, Philippine, bán đảo Malaixia

9. Yếu tố châu Á nhiệt đới: Bao gồm những loài phân bố ở các nước Châu Á nhiệt đới

10. Yếu tố nhiệt đới: Bao gồm những loài phân bố ở các vùng nhiệt đới của Châu Á, Châu phi và các đảo Đại Dương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 36 - 106)