Đa dạng ở mức độ ngành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 50 - 51)

Từ những mẫu vật thu được trong khu vực nghiên cứu, tôi đã xây dựng được bảng danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch tại khu vực nghiên cứu dựa theo hệ thống Brummint (1992) (Xem phần phụ biểu 1). Theo bảng danh lục này bước đầu đã ghi nhận 119 loài thuộc 89 chi, 45 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó: Ngành quyết lá Thông (Psilotophyta) có 2 loài, 2 chi, 1 họ; Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có 117 loài, 87 chi, 44 họ. Mức độ đa dạng trong từng họ giữa các ngành khác nhau được thể hiện qua số loài của mỗi họ. Sự phân bố không đều nhau của các taxon không chỉ được thể hiện trong ngành, số loài trên một diện tích mà còn được thể hiện ngay trong các họ của mỗi ngành. Cụ thể được trình bày trong bảng 3.1

Bảng 3.1: Phân bố của các taxon trong các ngành của cây gỗ tại xã Xuân Sơn

TT Ngành thực vật Họ Chi Loài Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Ngành quyết lá thông (Psilotophyta) 1 2,22 2 2,27 2 1,69 2 Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) 44 97,78 87 97,73 116 98,31 Tổng 45 100 89 100 119 100

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1. Biểu đồ sự phân bố của các taxon cây gỗ trong ngành

Với số liệu điều tra của các cây gỗ đã xác định được theo các thông tin trên thì sự phân bố taxon chỉ ở 2 ngành mà các tỷ lệ chênh lệch nhau khá lớn và đều nhau cả ở 3 mức độ họ, chi, loài. Điều này cho thấy ở mức độ ngành thì đa dạng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu còn quá thấp và nghèo nàn, sự phân chia về các tỷ lệ còn quá chênh lệch. Do đó, ở mức độ ngành thì cây gỗ chưa thực sự được coi là đa dạng tại đây.

Như vậy, cây gỗ tại khu vực nghiên cứu với sự phân bố của các taxon trong bảng 3.1 không chỉ nói lên sự đa dạng của nó mà còn phản ánh sự tồn tại của các loài, chi, họ thuộc nhóm thực vật được coi là tổ tiên trên trái đất. Đặc biệt là sự xuất hiện của các chi là những đại diện còn sót lại của ngành quyết lá Thông đã được tìm thấy ở nơi đây cho thấy đây là các chi thực vật cổ trong nhóm thực vật bậc cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 50 - 51)