Phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 41 - 42)

Điều tra ngoài thực địa được thực hiên phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn.

Tuyến điều tra được xác định trên cơ sở bản đồ hiện trạng. Tuyến điều tra có chiều dài ít nhất 1km; trên tuyến chính mở các tuyến phụ sang hai bên để thu thập số liệu. Các tuyến điều tra được xác định sao cho đi qua được tất cả các trạng thái rừng trên địa bàn xã. Tổng số đã thực hiện 4 tuyến: Các tuyến 1 đi qua thôn Cỏi, thôn Lấp, hướng núi Ten và đi qua xóm Lạng.

Ô tiêu chuẩn được bố trí dọc theo hai bên tuyến điều tra; ô tiêu chuẩn có diện tích 2500m2 (50x50m). Các ô tiêu chuẩn được lựa chọn theo phương pháp đại diện (mỗi trạng thái rừng thiết lập A = 6 ô).

Trên mỗi tuyến tiến hành điều tra tất cả các cây gỗ (đo D1.3 và Hvn)) nằm ở phạm vi 10 m về hai phía.

Trong ô tiêu chuẩn thu thập các số liệu về điều kiện lập địa (độ cao, độ dốc, hướng phơi, đá mẹ thổ nhưỡng), số liệu về cây gỗ (cây có D1.3 >= 6cm) gồm chiều cao, đường kính thân. Số liệu được ghi chép cho từng loài theo mẫu Biểu 01 sau:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

BIỂU 01: PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY GỖ

Ô tiêu chuẩn: ……….…….Diện tích: …………2500 m2………

Thôn/bản……….. .xã Xuân Sơn huyện Tân Sơn Phú Thọ Tọa độ: ……… Độ cao so với mặt biển……… Vị trí địa hình……….Hướng phơi ……… Đá mẹ ………... Thổ nhưỡng ………... Trạng thái thảm thực vật: ……….. Ngày…… tháng………năm……….Người điều tra: ………

TT Tên cây Tên khoa học D1.3 (cm) Hvn (m) Ghi chú 1 2 ….

Những cây có đường kính <20cm được đo bằng thước kẹp kính với độ chính xác đến mm, đo theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân. Những cây có đường kính lớn hơn được đo theo chu vi bằng thước vải thống thường, sau đó tra bảng chuyển đổi thành đường kính.

Chiều cao vút ngọn (HVN, m) được đo bằng thước Blumeleiss với độ chính xác đến dm. HVN của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây.

Những cây chưa biết tên khoa học, thu mẫu tiêu bản để giám định tên. Thu mẫu tiêu bản được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)