Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 42 - 50)

+ Xác định và kiểm tra tên khoa học: Tiến hành phân loại từng họ, trong họ phân từng chi. Để tiến hành xác định tên loài, thực hiện theo trình tự gồm các bước sau: Phân họ, chi. Để làm được việc đó phải dùng phương pháp chuyên gia, có như vậy mới giảm nhẹ được gánh nặng trong khâu xác định

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tên khoa học, so mẫu, xác dịnh tên loài. Dựa vào một số tài liệu chính như: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991 – 1993; 1999 – 2000) [17]; Cây gỗ Rừng Việt Nam (1971 – 1988) [6].

+ Kiểm tra tên khoa học: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại các tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót. Điều chỉnh khối lượng họ và chi theo hệ thống của Brummitt trong “Vascular Plant Families and Genera”(1992), điều trỉnh tên loài theo các tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), “Tạp chí sinh học – chuyên đề thực vật” (1994,1995,2004) và “ Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2003 – 2004) [4] và chỉnh tên tác giả theo tài liệu “Authors of Plant Names” của Brummitt R.K. và C. E. Powell (1992) [41].

+ Bổ sung thông tin: Việc xác định các thông tin về đa dạng sinh học của cây gỗ về dạng sống, yếu tố địa lý, về công dụng và tình trạng đe doạ, bảo tồn ngoài các tài liệu trên, còn sử dụng các tài liệu khác như: 1900 cây có ích (Trần Đình Lý,1993); Sách đỏ Việt Nam (2007) [5]; Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi,1995) [26]; Tài nguyên thực vật Đông Nam châu Á (PROSEA);Từ điển thực vật thông dụng (Võ Văn Chi,2003),…

+ Xây dựng bảng danh lục thực vật: Lập bảng danh lục cây gỗ theo nguyên tắc xếp vần ABC đối với các họ, chi, loài và được căn cứ theo hệ thống phân loại của Brummitt (1992). Trên cơ sở danh lục, căn cứ vào các tiêu chuẩn của IUCN và Chính phủ Việt Nam (2006) [10], Nghị định số 32/2006/NĐ-CP quy định về quản lý và Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ rừng Việt Nam để lập danh lục các loài cây gỗ quý hiếm.

Danh lục ngoài tên khoa học và tên Việt Nam của các loài còn ghi tình trạng bảo tồn trong sách đỏ và các thông tin khác gồm: dạng sống, yếu tố địa lý và công dụng như mô hình ở Bảng 2.1.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 2.1 Bảng danh lục các loài thực vật STT Tên khoa học Tên Việt Nam Yếu tố ĐL Dạng sống Công dụng 1 2 ….

2.4.3.1. Phân tích đánh giá tính đa dạng cây gỗ

* Đánh giá đa dạng cây gỗ về phân loại

+ Đánh giá đa dạng các taxon trong ngành

Thống kê số loài, chi và họ theo từng ngành từ thấp đến cao trên cơ sở dựa vào bảng danh lục thực vật đã xây dựng, tính tỷ lệ % của các taxon để từ đó thấy được mức độ đa dạng của nó.

+ Đánh giá đa dạng loài của các họ

Xác định họ có nhiều loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của tổng số cây gỗ thu được

+ Đánh giá đa dạng loài của các chi

Xác định chi nhiều loài tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của tổng số cây gỗ thu được.

* Đánh giá đa dạng cây gỗ về các yếu tố địa lý

Trên cơ sở danh lục thực vật đã được lập tiến hành phân tích để xác định và xếp các loài vào các yếu tố địa lý

Thang phân loại các yếu tố địa lý được áp dụng theo thang phân loại của P. Tomas, năm 1967, đã được áp dụng khi nghiên cứu hệ thực vật miền Bắc Việt Nam, có tham khảo phương pháp phân tích tính đa dạng yếu tố địa lý của Lê Trần Chấn năm 1990 [8], cho hệ thực vật Lâm Sơn, Hòa Bình

Các loài thực vật bậc cao được xếp vào 16 yếu tố địa lý khác nhau: 1. Yếu tố đặc hữu VQG Xuân Sơn: Bao gồm các loài chỉ phân bố ở Xuân Sơn

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2. Yếu tố đặc hữu Bắc Bộ: Bao gồm các loài chỉ phân bố trong địa giới hành chính của Bắc Bộ

3. Yếu tố đặc hữu Bắc Bộ - Trung Bộ: Bao gồm các loài chỉ phân bố trong địa giới hành chính của Bắc Bộ - Trung Bộ

4. Yếu tố đặc hữu Việt Nam: Bao gồm các loài chỉ phân bố ở Việt Nam

5. Yếu tố Đông Dương: Bao gồm những loài chỉ phân bố trên lãnh thổ 3 nước Đông Dương

6. Yếu tố Malaixia: Bao gồm những loài phân bố ở Đông Dương và phần Malaixia lục địa

7. Yếu tố Himalaya: Bao gồm những loài phân bố ở Ấn Độ (trừ phần Tây - Bắc), phần phía Nam của dẫy Himalaya, phần Nam Trung Hoa, Miến Điện (Mianma), Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam

8. Yếu tố Malesia: Bao gồm những loài phân bố trên các đảo của Mailaixia, Indonexia, Philippine, bán đảo Malaixia

9. Yếu tố châu Á nhiệt đới: Bao gồm những loài phân bố ở các nước Châu Á nhiệt đới

10. Yếu tố nhiệt đới: Bao gồm những loài phân bố ở các vùng nhiệt đới của Châu Á, Châu phi và các đảo Đại Dương

11. Yếu tố Tân nhiệt đới và Liên nhiệt đới: Bao gồm các loài phân bố trên toàn vành đai nhiệt đới của thế giới

12. Yếu tố Đông Á: Bao gồm các loài phân bố ở Nhật Bản, Triều Tiên, phía Đông của Trung Quốc, Bắc Việt Nam và Bắc Lào

12. Yếu tố Châu Á: Bao gồm các loài phân bố trong toàn bộ phạm vi lãnh thổ Châu Á

13. Yếu tố ôn đới Bắc: Bao gồm những loài phân bố ở vùng ôn đới Bắc – Bắc Á, Châu Âu và Bắc Mỹ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

15. Yếu tố di cư hiện đại, nhập nội và cây trồng: Bao gồm các loài có nguồn gốc di cư hiện đại và các loài cây trồng

Khi xếp các loài vào 16 yếu tố địa lý nêu trên, có một số loài do nhiều lý do như thiếu tài liệu, khó xác định vùng phân bố, do trình độ tác giả có hạn… nên không thể xếp được. Tôi gộp các loài đó vào một yếu tố nữa đó là yếu tố 17: Yếu tố không xác định

Khi nghiên cứu một khu hệ thực vật cụ thể chúng ta thường quan tâm đến các đặc điểm riêng biệt của khu hệ đó so với các khu hệ khác, vì vậy đưa yếu tố đặc hữu của VQG Xuân Sơn lên đầu để nhấn mạnh tính khác biệt, cái riêng của hệ thực vật này

+ Xây dựng phổ yếu tố địa lý thực vật: Sau khi đã phân chia các loài thuộc vào từng yếu tố địa lý của cây gỗ, tiến hành lập phổ các yếu tố địa lý để dễ dàng so sánh và xem xét cấu trúc các yếu tố địa lý giữa các vùng với nhau.

* Đánh giá về giá trị tài nguyên

+ Đa dạng về giá trị sử dụng: Dựa vào bảng danh lục đã được chỉnh lý tên, sử dụng các tài liệu hiện có như Sách đỏ Việt Nam, Cây gỗ rừng Việt Nam, Từ điển cây thuốc Việt Nam,… để xác định các loài cây có ích, tính tỷ lệ % so với tổng số loài của cả vùng nghiên cứu.

* Đánh giá đa dạng về dạng sống

Căn cứ vào các thông tin thu thập từ các bộ thực vật chí, tạp chí sinh học, các chuyên khảo, dựa vào bảng phân chia của Raunkiaer C. 1934, Do chỉ nghiên cứu các nhóm cây gỗ nên chỉ tiến hành phân loại và dựa theo vị trí dạng sống mà cây gỗ thuộc vào có chồi so với mặt đất trong mùa bất lợi cho sinh trưởng, phân dạng sống của cây gỗ trong khu vực nghiên cứu như sau:

1. Cây chồi trên (Phanerophytes - Ph) – Gồm những cây gỗ có chồi trên đất, chia ra làm các họ sau:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1-1. Cây chồi trên to ( Mega, Meso – Phanerophytes MM ) – Cây gỗ lớn và vừa cao trên 8m (>8m) có chồi trên đất: Sâng, Chò chỉ, Lim, Gội, Sung, Máu chó, Trường…

1-2. Cây có chồi trên nhỏ (Micro – Phanerophytes Mi ) – Cây gỗ nhỏ cao từ 2-8m có trồi trên đất như: Chòi mòi, Dâu da, Gái, Mận, Đào…

1-3. Cây có chồi trên nhỏ (Nano – Phanerophytes Na) – Cây gỗ nhỏ, nửa bụi có trồi trên đất cao từ 25 - 300cm như các loài trong họ cà phê, Thầu dầu, Ô rô, Gai…dưới tán rừng như các loài: Bồng bồng, đứ Mỹ, Hoa hồng, nhài…

+ Xây dựng phổ dạng sống: Sau khi phân chia các loài thành từng nhóm dạng sống để so sánh hoặc đánh giá sự sai khác hay đồng nhất giữa các quần xã cũng như giữa các vùng với nhau, từ đây cũng có thể cho thấy mức độ tác động của các nhân tố với các loài cây gỗ nghiên cứu.

2.4.3.2. Đa dạng về quần xã cây gỗ

Việc xác định các QXTV được tiến hành theo hệ thống phân loại thảm thực vật rừng của UNESCO (1970), hệ thống phân loại này bao gồm các cấp sau:

I - Kiểu thảm thực vật: Tập hợp của những cây cỏ khác loài nhưng cùng chung một dạng sống ưu thế.

Ví dụ: Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.

I. 1 - Kiểu phụ: Là những thảm thực vật rừng có tổ thành thực vật đặc trưng được hình thành do ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái khác ngoài khí hậu (hệ thực vật, đá mẹ, đất đai, sinh vật, con người).

Kiểu phụ thứ sinh nhân tác trên đất đá vôi xương xẩu sau khai thác trọc. I.1. a: Xã hợp (sociation): Được hình thành bởi những loài cây ưu thế khác nhau, Gồm các dạng sau:

+ Quần hợp (association): Có 1 hoặc 2 loài chiếm ưu thế gần như tuyệt đối (chiếm trên 90%).

+ Ưu hợp (dominion): Khi số loài cây (dưới 10 loài) có độ ưu thế tương đối chiếm 40 - 50% theo số cây hoặc theo thể tích.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Phức hợp (complexion): Khi độ ưu thế của các loài chưa phân hoá rõ rệt. Để mô tả các quần xã cụ thể dùng một số chỉ tiêu tính toán như độ quan trọng của loài, họ trong OTC cũng như trong các quần xã thực vật như sau:

- Độ ưu thế (Dominance) = mức độ che phủ của một loài như là một biểu hiện của sự chiếm lĩnh không gian của loài đó trong lâm phần. Độ ưu thế được tính bằng giá trị quan trọng (IV%) của loài thông qua số cây hay tiết diện ngang của nó. Theo Daniel Marmillod giá trị IV% có thể tính theo công thức sau: 2 % % % A D IV Trong đó:

IVi% là tỷ lệ tổ thành (độ quan trọng) của loài i

A% là tỷ lệ phần trăm của số cây loài i so với tổng số cây trong OTC D% là tỷ lệ phần trăm tiết diện ngang của loài i so với ΣG của OTC..

Theo Daniel M., những loài cây có IV% 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978), trong một lâm phần nhóm loài cây nào đó > 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Cần tính tổng IV% của những loài có trị số này lớn hơn 5%, xếp từ cao xuống thấp.

Tổng tiết diện ngang được tính bằng công thức: G (m2/ha) = 000 . 10 ) / ( 4 1 2 1 ha c N D G% = G G với i=1,2,…n. n là dung lượng mẫu

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.2: Các giá trị của loài trong OTC

Tên loài N (m) (cm) (cm2)

Nếu độ quan trọng của loài, họ nào trong ÔTC càng cao thì chứng tỏ loài, họ đó càng đa dạng và cũng có nghĩa rằng loài, họ đó càng ý nghĩa trong quần xã.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ và góp phần đề xuất một số biện pháp bảo tồn tại xã Xuân Sơn thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 42 - 50)